Định hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Thái Nguyên (Trang 98 - 118)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Định hƣớng phát triển

4.1.1. Định hướng phát triển DNNVV tại Việt Nam

Quan điểm định hƣớng phát triển DNNVV đến năm 2015

- Phát triển DNNVV là chiến lƣợc lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chƣơng trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.

- Nhà nƣớc tạo môi trƣờng về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nƣớc kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tƣ phát triển.

- Tăng cƣờng nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, của toàn xã hội về vị trí, vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Hỗ trợ phát triển DNNVV gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp, đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trƣờng nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Một số chỉ tiêu mang tính định hƣớng

Theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ, mục tiêu kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015, chỉ rõ: Đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên tinh thần mục tiêu đó, một số chỉ tiêu cụ thể đã đƣợc đƣa ra: Số DNNVV thành lập mới giai đoạn 2011-2015 đạt 450.000 DN (giai đoạn 2006-2010 khoảng 370.000 DN); tính đến thời điểm 31/12/2015, cả nƣớc có 600.000 DN đang hoạt động. Tỷ lệ DNNVV trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 10-12% (hiện khoảng 7%); chiếm 40% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội; đóng góp khoảng 30% GDP, 35% tổng thu ngân sách nhà nƣớc; và tạo thêm khoảng 4 triệu chỗ làm việc (2006-2010 là khoảng 2,7 triệu chỗ làm việc).

4.1.2. Định hướng phát triển DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên

4.1.2.1. Quan điểm, định hướng phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015

- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; - Nhà nƣớc tạo môi trƣờng về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nƣớc kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tƣ phát triển;

- Phát triển DNNVV một cách bền vững, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm; ƣu tiên phát triển các ngành nghề, sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc DNNVV có lợi thế cạnh tranh; cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV cạnh tranh bình đẳng, tiếp cận các nguồn lực và thị trƣờng; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển văn hóa kinh doanh và liên kết doanh nghiệp.

4.1.2.2. Mục tiêu phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015

a. Mục tiêu tổng quát

Đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b. Mục tiêu cụ thể

Trong 5 năm tới, phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cụ thể sau đây:

Nhóm chỉ tiêu về phát triển doanh nghiệp và đóng góp của DNNVV vào nền kinh tế trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015:

- Trên địa bàn tỉnh có thêm 2.000 DNNVV thành lập mới.

- Đầu tƣ của khu vực DNNVV chiếm 17 % tổng đầu tƣ toàn tỉnh. - Đóng góp 30% tổng thu ngân sách nhà nƣớc của tỉnh.

- Khu vực DNNVV tạo thêm khoảng 20 nghìn chỗ làm mới.

4.1.2.3. Các giải pháp phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015

Căn cứ Nghị định 56/2009/NĐ-CP và Nghị quyết 22/NQ-CP, một số giải pháp cụ thể triển khai chính sách trợ giúp DNNVV nhƣ:

a. Thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn cung tài chính phù hợp với điều kiện của DNNVV

Tình trạng mặt bằng lãi suất cao kéo dài liên tục gây nhiều khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, đặc biệt khu vực DNNVV với quy mô vốn hạn chế. Thực hiện trợ giúp DNNVV tiếp cận nguồn cung tài chính thuận lợi hơn (Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV)...

b. Thực hiện chính sách tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho DNNVV

- Chi phí cho thuê mặt bằng đắt đỏ, khó khăn tiếp cận đất sạch, phức tạp trong thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng … khiến DNNVV mất nhiều chi phí và khó ổn định sản xuất kinh doanh. Vì vậy, bên cạnh việc công khai minh bạch quy hoạch, quy trình, thủ tục tiếp cận đất đai (chung cho các doanh nghiệp), cần nghiên cứu thực hiện cơ chế ƣu đãi (về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp dành cho DNNVV.

- Nghiên cứu văn bản hƣớng dẫn thực hiện ƣu đãi đầu tƣ tài chính về đất đai nhằm hỗ trợ các DNNVV có cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm di dời ra khỏi đô thị, khu dân cƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

c. Thực hiện hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các DNNVV

Thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV trong các lĩnh vực xây dựng thƣơng hiệu, đăng ký và bảo hộ, cấp chứng chỉ chất lƣợng sản phẩm, chứng chỉ thân thiện môi trƣờng, chứng chỉ quy trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tƣ đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực công nghệ và chuyển giao công nghệ.

d. Thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận thị trƣờng, mở rộng sản xuất kinh doanh

- Khuyến khích các DNNVV tham gia cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công.

- Khuyến khích các DNNVV tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tƣ vấn, hàng hóa.

- Khuyến khích các DNNVV tham gia vào các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại thị trƣờng trong nƣớc, xúc tiến thƣơng mại quốc gia.

e. Thực hiện trợ giúp phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cho DNNVV

- Trên cơ sở khai thác năng lực của các trƣờng nghề, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh để tăng cƣờng hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV, kể cả đối tƣợng là chủ và ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Đào tạo quản trị doanh nghiệp cho các cán bộ quản lý DNNVV.

- Lồng ghép, chú trọng đối tƣợng DNNVV trong chƣơng trình quốc gia về giải quyết việc làm.

f. Kiện toàn hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV

- Kiện toàn các tổ chức, trung tâm hỗ trợ DNNVV hiện có tại các Sở, ngành. Xem xét thành lập hoặc giao trách nhiệm cho một đơn vị đầu mối xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch.

- Tiếp tục nâng cao năng lực thực hiện của các cán bộ làm công tác trợ giúp DNNVV thông qua các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính tất cả các khâu gia nhập thị trƣờng của doanh nghiệp từ đăng ký kinh doanh, cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thuê đất...

4.1.3. Định hướng đầu tư tín dụng của Agribank TP Thái Nguyên

Agribank TP Thái Nguyên đề ra định hƣớng phát triển trong giai 2011- 2015 tăng mức huy động vốn trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế tăng bình quân 15-18%, trong đó tỷ lệ tiền gửi dân cƣ chiếm 90%.

Dƣ nợ vay tăng trung bình 10-13%/năm. Trong đó tín dụng đối với DNNVV cụ thể nhƣ sau:

- Tăng số lƣợng khách hàng doanh nghiệp DNNVV đến 2015 lên là 150 doanh nghiệp.

- Doanh số hoạt động tín dụng của DNNVV chiếm khoảng 45-50% doanh số tín dụng của Ngân hàng. Số dƣ nợ vay chiếm 40-45% tổng số dƣ nợ vay.

- Ngân hàng đƣa ra các chỉ tiêu tăng trƣởng cả về lĩnh vực tiền gửi, tín dụng, dịch vụ nâng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Ngân hàng đƣa ra mục tiêu thực hiện bảo lãnh cho DNNVV tăng về số lƣợng cũng nhƣ giá trị bảo lãnh cho doanh nghiệp.

4.2. Những giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Agribank TP Thái Nguyên Thái Nguyên

Ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp để đạt đƣợc mục tiêu trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các DNNVV chủ yếu sau:

4.2.1. Tăng cường tuyên truyền quảng bá hoạt động của ngân hàng đối với DNNVV

Triển khai công tác PR, quảng cáo: Là rất cần thiết để tuyên truyền và giới thiệu về hình ảnh, lĩnh vực hoạt động, các kết quả và sự đóng góp cho xã hội của Agribank TP Thái Nguyên và từ đó sẽ mở rộng tín dụng. Vì vậy Agribank TP Thái Nguyên cần tập trung đẩy mạnh quảng cáo thông qua các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phƣơng tiện nhƣ: Quảng cáo ngoài trời (Panô, bảng hiệu), quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên TV, quảng cáo trên Radio, trên Internet, và các loại quảng cáo khác...

- Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác đƣợc tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Agribank TP Thái Nguyên cần tiến hành phân khúc thị trƣờng và khách hàng để xác định một cách hợp lý thị trƣờng và khách hàng mục tiêu, từ đó có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp.

- Xây dựng website Agribank TP Thái Nguyên, trang web này là công cụ hỗ trợ và là cầu nối giữa Ngân hàng với các DNNVV giao lƣu, tìm hiểu lẫn nhau.

- Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm của ngân hàng đến các doanh nghiệp.

- Phải thƣờng xuyên tổ chức hội nghị khách hàng để nắm bắt kịp thời các tồn tại đối với DNNVV từ đó đƣa ra các biện pháp để giúp đỡ cho doanh nghiệp vƣợt qua những khó khăn .

- Nghiên cứu để thiết kế các tờ brochure giới thiệu sản phẩm và phát triển các hình thức tuyên truyền, quảng bá thƣơng hiệu và các dịch vụ ngân hàng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

- Đƣa cán bộ tín dụng đến tận doanh nghiệp để tiếp thị cũng nhƣ tìm hiểu và tƣ vấn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

4.2.2. Tăng trưởng nguồn vốn huy động

Ngân hàng phải có những giải pháp để tăng nguồn vốn huy động:

- Ngân hàng phải đƣa ra chính sách lãi suất huy động phù hợp từng khu vực, từng thời thời kỳ so với các ngân hàng khác nhằm năng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Đa dạng hóa các dịch vụ tiền gửi nhƣ tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 1 tuần, kỳ hạn 2 tuần, kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng… 12 tháng, 2 năm, 3 năm…, tiết kiệm giáo dục, tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm đa năng, với các cách tính lãi đầu kỳ, cuối kỳ, định kỳ, tính lãi luỹ tiến…đến tận nơi để thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiền hay chi trả cho khách hàng, gia tăng các tiện ích cung cấp cho khách hàng tiền gửi cùng với nhiều tiện ích đƣợc mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong xã hội.

- Tăng cƣờng công tác marketing trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (đặc biệt là tivi), tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu của khách hàng từ đó đa dạng các dịch vụ, đƣa ra các phƣơng thức khuyến mại khác biệt, tạo sự hấp dẫn nhất định cho khách hàng.

- Ngân hàng tích cực tìm kiếm, thu hút các nguồn vốn rẻ nhƣ tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp và cá nhân, cùng với khoản vốn tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân để đáp ứng cho vay ngắn, trung và dài hạn.

- Đơn giản hóa thủ tục gửi tiền và rút tiền, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn cho khách hàng.

- Nâng cao tác phong giao dịch, bố trí ngƣời có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện giao dịch nhanh, chính xác, niềm nở. Ngoài ra, các bộ phận khác nhƣ kho quỹ, bộ phận kế toán, bộ phận tín dụng cũng phải ân cần với khách hàng, tiếp thị cho khách hàng về thủ tục gửi tiền v.v.v

4.2.3. Tăng trưởng tín dụng dụng đối DNNVV

Để tăng trƣởng tín dụng cần phải thực hiện những giải pháp sau:

- Mở rộng thêm một số hình thức cho vay mới:

Tài trợ cho xuất khẩu trƣớc khi giao hàng, cho vay cầm cố bằng chính các mặt hàng chủ lực của nền kinh tế, cho vay tài sản hình thành trong tƣơng lai, cho vay hợp tác với chủ đầu tƣ để cho khách hàng mua nhà chung cƣ trả góp, sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải…

- Thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt:

Mức lãi suất phải hợp lý, hài hoà lợi ích ngân hàng và doanh nghiệp, đôi khi áp dụng lãi suất ƣu đãi với khách hàng. Đặc biệt đối với DNNVV, nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực hiện lãi suất dựa vào độ tín nhiệm của doanh nghiệp, xu thế sản xuất kinh doanh trên thị trƣờng, hình thức và mặt hàng kinh doanh.

- Đa dạng hóa loại tài sản bảo đảm tiền vay, mở rộng hoạt động chiết khấu các chứng từ có giá: DNNVV là các doanh nghiệp nắm giữ nhiều các loại giấy tờ có giá nhƣ thƣơng phiếu, tín phiếu, trái phiếu chƣa đến hạn thanh toán. Họ có thể đem những chứng từ có giá này đến ngân hàng xin chiết khấu để có thêm vốn sản xuất, kinh doanh.

- Cho vay đƣợc đảm bảo bằng khoản công nợ phải thu của doanh nghiệp: Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay vốn theo tỷ lệ nào đó trên khoản phải thu khi thiếu vốn lƣu động tạm thời do chƣa thu kịp tiền bán hàng. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lƣợng các khoản nợ mà đƣợc ngân hàng, hoặc công ty mua bán nợ thẩm định một cách chặt chẽ.

- Linh hoạt hình thức cho vay có đảm bảo:

Ngân hàng tăng cƣờng áp dụng hình thức cho vay đảm bảo bằng phƣơng tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, hàng hoá, dịch vụ…Ngân hàng có thể giải quyết cho vay căn cứ vào tính khả thi của phƣơng án sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trƣờng. Do vậy ngân hàng cần linh hoạt áp dụng hình thức thế chấp, tín chấp, bão lãnh cho phù hợp để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng khi cho vay DNNVV:

Trình độ phân tích doanh nghiệp của cán bộ tín dụng phải đƣợc không ngừng nâng cao nhƣ: bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức tập huấn, thi tình huống, đặc biệt là trình độ thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn, lựa chọn khách hàng, vận dụng các chế độ thể lệ tín dụng đã ban hành. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải gồm những ngƣời am hiểu chuyên ngành, có kinh nghiệm tƣ vấn dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh cho DNNVV. Cần xây dựng những chƣơng trình phân tích tín dụng trên máy vi tính để vừa mang tính khoa học, vừa rút ngắn thời gian xử lý dữ liệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thẩm định các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh đƣợc coi là khâu quan trọng nhất trƣớc khi quyết định cấp tín dụng nên cán bộ phải tập trung tất cả các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Thái Nguyên (Trang 98 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)