Khái quát về Agribank TP Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Thái Nguyên (Trang 61 - 70)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Khái quát về Agribank TP Thái Nguyên

3.2.1.1. Quá trình hình thành

Agribank TP Thái nguyên là chi nhánh cấp 2 của Agribank tỉnh Thái Nguyên có trụ sở tại số 10 đƣờng Cách Mạng Tháng Tám, phƣờng Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên đƣợc thành lập ngày 19/10/1996 theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank.

Sau khi thành lập còn nhiều khó khăn, chi nhánh phải đi thuê địa điểm kinh doanh. Đến nay, sau gần mƣời bẩy năm xây dựng và phát triển Agribank TP Thái Nguyên đã xây dựng đƣợc trụ sở chính tại số 10 đƣờng, Cách Mạng Tháng Tám, phƣờng Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên và đã mở rộng mạng lƣới gồm 5 phòng giao dịch trực thuộc nằm trên địa bàn thành phố.

3.2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Tổ chức bộ máy của Agribank TP Thái Nguyên bao gồm Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Kế toán ngân quỹ và 5 Phòng giao dịch trên địa bàn TP Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1. M Nguyên

(Nguồn: Báo cáo mạng lưới kinh doanh của Agribank TP Thái Nguyên) a. Ban Giám đốc:

Ban giám đốc bao gồm giám đốc và phó giám đốc với trách nhiệm nhƣ: tổ chức, chỉ đạo điều hành thực hiện các nghiệp vụ Ngân Hàng. Đồng thời quản lý, quyết định, kiểm tra đôn đốc các nhân viên dƣới quyền của mình thực hiện đúng các chế độ chính sách của nhà nƣớc cũng nhƣ các chủ trƣơng của NHNN và Agribank. Hơn nữa, ban giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm về kết quả cũng nhƣ các vấn đề có liên quan.

b. Phòng kế hoạch kinh doanh:

Có chức năng đảm nhiệm các công việc liên quan đến nghiệp vụ kế hoạch và kinh doanh.

Về mảng kế hoạch: Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho toàn đơn vị, theo dõi giám sát việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của các chi nhánh trong đơn vị. Từ đó tƣ vấn cho Ban giám đốc đƣa ra các chƣơng trình hành động, giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch.

Về mảng kinh doanh: - Tìm kiếm và phát triển khách hàng. Phòng Kế hoạch Kinh doanh , Phòng Giao dịch ( Tổ hành chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thực hiện cho vay theo thể lệ và quy trình tín dụng của NHNN và Agribank. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế theo quy định của Agribank.

- Theo dõi nợ vay, đôn đốc thu hồi nợ, có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời. - Tổ chức, quản lý, lƣu trữ hồ sơ có liên quan đến nghiệp vụ của phòng. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh và thanh toán quốc tế theo quy định của NHNN và Agribank.

c. Phòng kế toán ngân quỹ:

Nghiệp vụ huy động vốn

- Huy động vốn VND, ngoại tệ có kỳ hạn và không kỳ hạn của tổ chức, cá nhân dƣới hình thức tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.

- Các hình thức huy động khác đƣợc Tổng giám đốc cho phép.

- Tổng hợp số liệu cuối ngày, gửi file phát sinh về hội sở; cân đối nội bảng - ngoại bảng hàng ngày.

- Hạch toán bù trừ, báo Có tài khoản khách hàng, theo dõi thu chi nội bộ. - Kiểm tra, đánh số hoàn tất các chứng từ phát sinh trong ngày.

- Cho và giải ký hiệu mật trong thanh toán điện tử liên NH.

- Lập và kiểm tra các bảng cân đối, các báo cáo hàng tháng, hàng năm gửi về hội sở và các cơ quan có liên quan (NHNN, Cục thuế, Cục thống kê, ...).

- Tổng hợp, báo cáo số liệu hàng ngày cho giám đốc.

Dịch vụ thanh toán

- Cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng; xác nhận số dƣ tài khoản; xác nhận ký quỹ; xác nhận năng lực tài chính; liệt kê giao dịch tài khoản; sao lục chứng từ; các dịch vụ khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cung cấp các phƣơng tiện thanh toán, chuyển tiền: thu hộ - chi hộ; chi trả kiều hối - Western Union; chuyển tiền trong nƣớc - ngoài nƣớc; thanh toán trong nƣớc; dịch vụ ngân hàng điện tử; thẻ - kiều hối - Western Union; phát hành và thanh toán thẻ thanh toán, thẻ tín dụng; chi trả kiều hối - Western Union.

- Tiếp thị, mở đại lý thanh toán thẻ, đại lý Western Union.

- Quản lý thông tin, hồ sơ khách hàng thẻ, kiều hối, Western Union. - Tra soát và lập lệnh chi tiền cho các đại lý Western Union.

- Kinh doanh ngoại tệ. - Dịch vụ ngân quỹ.

- Các sản phẩm liên kết khác.

d. Phòng giao dịch:

Hiện nay, tại Agribank TP Thái Nguyên có 05 Phòng giao dịch trực thuộc. - Phòng giao dịch Quang Trung: Tại số 282, đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, phƣờng Quang Trung, TP Thái Nguyên.

- Phòng giao dịch Gia Sàng: Tại số 580, đƣờng Cách Mạng Tháng Tám, phƣờng Gia Sàng, TP Thái Nguyên.

- Phòng giao dịch Gang Thép: Tại số 451, đƣờng Cách Mạng Tháng Tám, phƣờng Hƣơng Sơn, TP Thái Nguyên.

- Phòng giao dịch Mỏ Bạch: Tại ngã ba Mỏ Bạch, số 3 đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, TP Thái Nguyên.

- Phòng giao dịch Hoàng Văn Thụ: Tại số 1, siêu thị Minh Cầu, phƣờng Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên.

Các phòng giao dịch có chức năng, nhiệm vụ đầy đủ nhƣ Agribank TP Thái Nguyên nhƣng với quy mô nhỏ, các phòng thƣờng có từ 5 đến 6 cán bộ gồm: Giám đốc, các giao dịch viên, cán bộ tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.1.3. Tình hình hoạt động của Agribank TP Thái Nguyên

a. Hoạt động huy động vốn

Bảng 3.3. Tình hình hoạt động huy động vốn Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2012 Năm 2011 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối % Tổng nguồn vốn triệu đồng 427,724 368,993 58,731 15.9 - Nội tệ triệu đồng 413,426 349,377 64,049 18.3 - Ngoại tệ (Quy đổi VNĐ) triệu đồng 14,298 19,616 -5,318 -27.1

Nguồn vốn USD ngàn USD 487 662 -176 -26.5

Nguồn vốn EUR ngàn EUR 152 216 -64 -29.5

+ P. loại theo tính chất NV triệu đồng 427,724 368,993 58,731 15.9

- Tiền gửi dân cƣ 385,482 334,499 50,983 15.2

- Tiền gửi của tổ chức 42,242 34,494 7,748 22.5

+ Phân loại theo thời gian triệu đồng 427,724 368,993 58,731 15.9

- Tiền gửi không kỳ hạn 41,374 34,615 6,759 19.5

- Tiền gửi có kỳ hạn <12 T 341,274 305,356 35,918 11.8

- Tiền gửi trên 12 tháng 45,076 29,022 16,054 55.3

(Nguồn: Báo cáo của Agribank TP Thái Nguyên)

Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2012 đứng trƣớc thách thức lớn. Các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngày càng gia tăng sức cạnh tranh của mình bằng lãi suất hoặc bằng những chƣơng trình huy động có thƣởng hấp dẫn. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là về lãi suất nhƣng tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng tại chi nhánh đạt 427.724 triệu đồng, so với đầu năm tăng 16% và đạt so với kế hoạch của ngân hàng cấp trên giao. Trong đó:

Nguồn vốn phân theo loại tiền

- Huy động bằng VND đạt 413.427 triệu đồng tăng 18,3% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 97% trong tổng nguồn vốn huy động.

- Huy động bằng ngoại tệ quy đổi VND đạt 14.298 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 3% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 27% so với năm 2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn vốn phân theo thời gian

- Tiền gửi không kỳ hạn đạt 41.374 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,7% trong tổng nguồn vốn, tăng 19,5% so với năm 2011.

- Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng đạt 341.274 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 79,8% trong tổng nguồn vốn, tăng 12% so với năm 2011.

- Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 45.076 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,5% trong tổng nguồn vốn, tăng 55% so với năm 2011.

Nguồn vốn phân theo tính chất nguồn vốn

- Huy động từ nguồn tiết kiệm của dân cƣ đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 quy VND là 385.482 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90% trong tổng nguồn vốn, tăng 15,2% so với cuối năm 2011.

Huy động bằng VND đạt 371.184 triệu đồng chiếm tỷ trọng 96% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 17,9% so với năm 2011.

Huy động bằng ngoại tệ quy đổi VND đạt 14.298 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4% trong tổng nguồn vốn tiết kiệm, tăng giảm 27% so với năm 2011.

- Huy động từ tổ chức kinh tế: Tổng huy động từ Tổ chức Kinh tế tính đến ngày 31/12/2012 đạt 42.242 triệu đồng, tăng 22,5% so với năm 2011, chiếm 10% trên tổng ngồn vốn huy động của chi nhánh. Trong đó: Huy động 100% bằng VND. Năm qua, nguồn vốn huy động từ Tổ chức Kinh tế tăng cao, trên mức tăng bình quân năm, nhìn chung số dƣ bình quân các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tăng, mặt khác số đơn vị có quan hệ tiền gửi tiền vay với chi nhánh tăng nhiều, trung bình trong tháng có trên 10 doanh nghiệp, tổ chức mới mở tài khoản.

Nhận xét đánh giá về công tác huy động vốn:

Nhìn chung, công tác huy động vốn trong năm 2012 của chi nhánh tăng trƣởng tƣơng đối nhanh và ổn định. Tính đến 31/12/2012, tổng huy động của chi nhánh đạt 427.724 triệu đồng, so với đầu năm tăng 15,9% và hoàn thành vƣợt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mức so với kế hoạch của ngân hàng cấp trên giao. Để đánh giá kết quả huy động vốn đạt đƣợc năm 2012 ta xem lại kết quả huy động vốn năm 2011 so với 2010.

Nguồn vốn huy động đến 31/12/2011 đạt 368.993 triệu đồng, so với cuối năm 2010 giảm 1,1%. Nguyên nhân nguồn vốn năm 2011 huy động thấp do giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, mặt khác một số ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã có các hình thức chi khuyến mại, thƣởng cho khách hàng cao hơn nhiều so với trần lãi suất huy động do Ngân hàng nhà nƣớc quy định. Hơn nữa, tốc độ lạm phát tăng cao, giá vàng liên tục tăng giảm thất thƣờng đã tác động đến tâm lý khách hàng làm cho khách hàng chuyển vốn sang mua và dự trữ vàng. Và cũng ảnh hƣởng của tâm lý ngƣời gửi tiển rủi ro lãi suất khi gửi kỳ hạn dài nên làm cho nguồn tiền gửi dân cƣ giảm.

Sang năm 2012, với kết quả đạt đƣợc nhƣ trên là sự đổi mới cùng các chính sách biện pháp tích cực của chi nhánh. Ngay từ đầu năm, Agribank TP Thái Nguyên đã rất coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Ban giám đốc Agribank TP Thái Nguyên đã có những giải pháp tổ chức chỉ đạo đến các Phòng giao dịch và Phòng nghiệp vụ, thành lập tổ huy động vốn, triển khai áp dụng nhiều biện pháp tích cực cụ thể nhƣ tăng cƣờng tuyên truyền quảng cáo bằng nhiều hình thức. Đồng thời đổi mới phong cách giao dịch. Tiếp tục giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ, có quy chế thi đua khen thƣởng kịp thời cho cá nhân và đơn vị có thành tích trong công tác huy động vốn.

Nguồn vốn huy động tại chi nhánh chủ yếu là nguồn tiền tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân, đạt 385.482 triệu đồng, chiếm 90% so với tổng huy động. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định và lâu dài là cơ sở tạo nguồn vốn cho vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huy động từ Tổ chức Kinh tế đang tăng trƣởng chậm do chi nhánh chƣa thu hút đƣợc tiền gửi từ các tổ chức. Hiện chi nhánh có chính sách mới, đang tăng cƣờng đề nghị khách hàng đang có quan hệ tín dụng chuyển số dƣ tiền gửi về chi nhánh, đồng thời thực hiện miễn giảm phí và các dịch vụ, tiện ích kèm theo đối với các khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn.

b. Tình hình hoạt động tín dụng

Doanh số cho vay: Doanh số cho vay năm 2011 đạt 1.016 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 11%. Năm 2012 doanh số cho vay đạt 1.199 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 18%. Qua xem xét đánh giá số liệu qua các năm ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh tƣơng đối cao, doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trƣớc. Vòng quay tín dụng năm 2011 đạt 2,09 vòng, năm 2012 vòng quay tín dụng cao hơn năm 2011 và đạt 2.34 vòng.

Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ năm 2011 đạt 987 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 19%. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 1.161 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 18%. Doanh số thu nợ của chi nhánh tƣơng cao, thể hiện khả năng thanh toán nợ đến hạn của khách hàng tốt. Qua xem xét số liệu, doanh số thu nợ các năm đều thấp hơn so với doanh số cho vay nên dƣ nợ năm sau đều tăng so với năm trƣớc.

Dƣ nợ: Nhìn chung dƣ nợ các năm của chi nhánh tăng chậm. Dƣ nợ năm 2011 đạt 496.954 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 5%. Năm 2012 dƣ nợ cho vay đạt 530.024 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 7%. Trong đó, dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao.

Năm 2010 dƣ nợ trung và dài hạn đạt 140.308 triệu đồng, chiếm 29,5%. Năm 2011 dƣ nợ trung và dài hạn đạt 127.293 triệu đồng, chiếm 25,6%. Sang năm 2012 dƣ nợ trung hạn đạt 139.797 triệu đồng chiếm tỷ lệ 26,4%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.4. Tình hình hoạt động tín dụng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % DSCV 911,493 1,016,272 1,199,053 104,779 11 182,781 18 DSTN 829,761 987,562 1,161,967 157,801 19 174,405 18 Tổng dƣ nợ 475,287 496,954 530,024 21,667 5 33,070 7 DNNH 334,979 369,661 390,227 34,682 10 20,566 6 DNTDH 140,308 127,293 139,797 -13,015 -9 12,504 10

(Nguồn: Báo cáo của Agribank TP Thái Nguyên)

Nhìn chung, kết quả tăng trƣởng tín dụng năm 2012 thấp. Nguyên nhân do suy thoái nền kinh tế, hàng hóa luân chuyển chậm, hàng tồn kho cao dẫn tới khách hàng kinh doanh cầm chừng, không mở rộng hoạt động kinh doanh nên nhu cầu sử dụng vốn vay thấp. Nhiều khách hàng có hạn mức cao nhƣng do không có nhu cầu nên cũng không nhận nợ.

c. Nhận xét chung: Nhìn vào số liệu ta thấy nguồn vốn năm 2011 là 368.993 triệu đồng, dƣ nợ là: 496.954 triệu đồng; năm 2012 nguồn vốn huy động là 427.724 triệu đồng, dƣ nợ là 530.024 triệu đồng. Agribank TP Thái Nguyên không chủ động đƣợc nguồn vốn huy động để cho vay, dƣ nợ cao hơn nguồn vốn huy động (chƣa kể phần nguồn vốn huy động phải trích lại để dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán theo quy định của NHNN). Agribank TP Thái Nguyên phải vay vốn TW để cho vay. Nhìn nhận đây là yếu kém của đơn vị trong hoạt động huy động vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Thái Nguyên (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)