5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê trung ƣơng, các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên, các tài liệu xuất bản liên quan DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên; những số liệu này đã đƣợc thu thập chủ yếu ở Cục thống kê Thái Nguyên; Chi cục Thống kê thành phố Thái Nguyên, Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam- Chi nhánh thành phố Thái Nguyên…
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp * Đối tượng nghiên cứu
Là các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên mang các thuộc tính sau:
(1) Là DNNVV theo quy định của 56/2009/NĐ-CP.
(2) Đối tƣợng phỏng vấn là các chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý đƣợc chủ doanh nghiệp ủy quyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Địa điểm nghiên cứu
+ Bao gồm các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
+ Thời gian nghiên cứu của luận văn đƣợc tiến hành từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2012, điều tra thực tế tháng 12 năm 2012.
* Quy mô mẫu
Sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập đƣợc và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thƣớc mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có đƣợc.
Việc xác định kích thƣớc mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100 còn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200. Comrey và Lee (1992) thì không đƣa ra một con số cố định mà đƣa ra các con số khác nhau với các nhận định tƣơng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời.
Đối với phân tích nhân tố, kích thƣớc mẫu sẽ phụ thuộc vào số lƣợng biến đƣợc đƣa trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983, đƣợc trích bởi MacClallum và đồng tác giả 1999) cho rằng số lƣợng mẫu cần gấp 5 lần so với số lƣợng biến. Đối với đề tài này số biến đƣa vào là 14 biến.
Do vậy, kết hợp các quan điểm nghiên cứu khác nhau với đề tài này, kích thƣớc mẫu sẽ đƣợc tác giả xác định ở mức tối thiểu hợp lý (vừa thỏa mãn các lý thuyết về chọn mẫu vừa phù hợp với điều kiện tài chính và thời gian cũng nhƣ khả năng tiếp cận đối tƣợng phỏng vấn) là 150.
* Phương pháp điều tra
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đã đề tác giả đã tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi để tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lý do để lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu này vì ngƣời trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng nhƣ ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Về mặt này thì phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất vƣợt trội so với chọn mẫu xác suất. Ngoài ra, hai tác giả cũng nhắc nhở rằng chọn mẫu xác suất không phải lúc nào cũng đảm bảo tính chính xác và trong một số trƣờng hợp chọn mẫu xác suất là không thể thực hiện đƣợc. Tuy nhiên hai tác giả này cũng khẳng định nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất là sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu.
Trên cơ sở các lý luận về phƣơng pháp chọn mẫu, tác giả đã tiến hành triển khai thu thập thông tin của 150 mẫu điều tra.
* Thiết kế phiếu điều tra
Bảng câu hỏi để các DNNVV tự trả lời đã đƣợc sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau (Ranjit Kumar, 2005):
- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực;
- Đảm bảo đƣợc tính ẩn danh cao vì ngƣời nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.
Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng với công cụ bảng câu hỏi nghiên cứu chúng ta có thể có đƣợc những thông tin cần thiết từ số lƣợng lớn ngƣời trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả
Từ nhu cầu thông tin cho nghiên cứu, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi thành ba nhóm:
Nhóm 1: Các câu hỏi mô tả chung về DNNVV; bao gồm 13 câu hỏi (xem chi tiết phụ lục 2.1)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhóm 2: Các câu hỏi đánh giá cảm nhận của DNNVV đối với Agribank TP Thái Nguyên, bao gồm 7 câu hỏi (xem chi tiết phụ lục 2.1)
Nhóm 3: Câu hỏi đo lƣờng, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng tiếp cận vốn vay tại Agribank TP Thái Nguyên của DNNVV, là câu hỏi lựa chọn.
Phỏng vấn kiểm tra và hiệu chỉnh bảng câu hỏi: nhằm kiểm tra xem ngƣời đƣợc hỏi có hiểu đúng ý câu hỏi hay không, tỷ lệ hiểu sai là nhiều hay ít. Họ quan tâm nhiều đến điều gì, có điều gì mà bảng câu hỏi chƣa đề cập đến hay không để hiệu chỉnh bảng câu hỏi. Cách thức thực hiện:
(1) Chọn ngẫu nhiên 10 DNNVV trong mẫu nghiên cứu; dựa vào mô hình nghiên cứu để xem xét các câu trả lời của họ, xem họ hiểu nhƣ thế nào; Có đúng với ý câu hỏi muốn hỏi không? Tỷ lệ hiểu sai có nhiều không. Cuối cùng trên cơ sở kết quả kiểm tra tác giả sẽ hiệu chỉnh bảng câu hỏi theo kết quả khảo sát.
(2) Tác giả gọi điện trao đổi và sau đó gửi thƣ điện tử có đính kèm bảng hỏi để các đối tƣợng trả lời.
(3) Tác giả tiến hành gặp gỡ 10 DNNVV để trao đổi xác minh lại thêm các câu hỏi họ đã trả lời nhằm giải đáp các thắc mắc.
* Thiết kế thang đo
Với các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng tiếp cận vốn vay tại Agribank TP Thái Nguyên của DNNVV tác giả sử dụng thang đo định danh với các giá trị 1, 2, 3, 4 đƣợc quy ƣớc tƣơng ứng cho các khoảng giá trị của các biến quan sát. (Phụ lục 2.1)
* Triển khai thu thập số liệu
Trên cơ sở danh sách 150 DNNVV tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu nhƣ sau:
Bước 1: Tiến hành gửi thƣ điện tử cho các đối tƣợng phỏng vấn nói rõ
các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cƣơng nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng đƣợc đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những ngƣời có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng nhƣ cái khái niệm đƣợc sử dụng trong bảng câu hỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhằm đảm bảo đối tƣợng khảo sát là phù hợp đối với nghiên cứu này, trong thƣ điện tử gửi đi và trên bảng câu hỏi nghiên cứ đều có nhấn mạnh đến các đặc điểm của đối tƣợng khảo sát để loại các đối tƣợng không phù hợp. Nhằm đảo bảo tính bảo mật của ngƣời trả lời, trên bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài cùng với cam kết bảo mật thông tin cho ngƣời trả lời.
Bước 2: Gọi điện thông báo cho các đối tƣợng phỏng vấn biết về việc đã
gửi thƣ yêu cầu điều tra và xin phép, đề nghị các đối tƣợng phỏng vấn hợp tác trả lời. Việc gọi điện này nhằm hạn chế tính trì hoãn về thời gian của thƣ điện tử, cũng nhƣ góp phần thúc đẩy các đối tƣợng phỏng vấn trả lời nhanh chóng các câu hỏi.
Bước 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời quan thƣ điện tử
Bước 4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đối tƣợng phỏng vấn nếu nhƣ các câu trả lời của họ chƣa đủ ý hoặc rõ nghĩa; hơn nữa trong một số trƣờng hợp có một số đối tƣợng phỏng vấn không có thói quen check mail thƣờng xuyên, do vậy việc gặp trực tiếp sẽ giúp tác giả thu thập đƣợc ý kiến của họ.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập đƣợc tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.
2.2.3. Phương pháp phân tích
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ tài liệu, số liệu. Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu nhƣ: số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình… nhằm phản ánh quy mô, chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động tín dụng của chi nhánh theo thời gian.
Mô tả thống kê trình bày một bức tranh tổng quát về thị trƣờng tín dụng cho DNNVV tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng thống kê mô tả phân tích và đánh giá thực trạng về cung cấp tín dụng cho DNNVV trên địa bàn nghiên cứu. Các đại lƣợng đƣợc sử dụng trong thống kê mô tả là số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, nhỏ nhất, tần suất và phần trăm để phân tích thực trạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2.3.2. Phương pháp tính toán so sánh
Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phƣơng pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian. Sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng cho vay đối với DNNVV; phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến mở rộng cho vay DNNVV. Sau khi tính toán số liệu tiến hành so sánh số liệu qua các năm, từ đó đánh giá tình hình hoạt động tín dụng DNNVV qua các năm nghiên cứu.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của các DNNVV, tỷ lệ cấp tín dụng của Ngân hàng, hiệu quả cấp tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng dụng của Ngân hàng, hiệu quả cấp tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng
- Số lƣợng DNNVV trên địa bàn các năm qua. - Cơ cấu các loại DNNVV.
- Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. - Cơ cấu cho vay của ngân hàng.
- Tỷ lệ cho vay đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình trên tổng dƣ nợ toàn chi nhánh.
- Tỷ lệ cho vay đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình trên tổng dƣ nợ toàn chi nhánh.
- Tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh.
2.3.2. So sánh chỉ tiêu đánh giá kết quả tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV với DNNVV
- Dƣ nợ bình quân trên 1 khách hàng.
- Dƣ nợ bình quân trên một khách hàng là DNNVV. - Doanh số cho vay đối với khách hàng.
- Doanh số cho vay đối với DNNVV.
Nợ xấu DNNVV - Tỷ lệ nợ xấu khách hàng DNNVV =
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.3. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu
Bảng 2.1. Mô tả chỉ tiêu nghiên cứu
Stt Mô tả Giả thiết
1. Tổng tài sản Càng cao thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
2. Doanh thu Càng cao thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
3. ROA Càng cao thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
4. ROE Càng cao thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
5. Hệ số khả năng thanh toán Càng cao thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
6. Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu Càng thấp thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
7. Hệ số khả năng trả lãi Càng cao thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
8. Hệ số vòng quay các khoản phải thu Càng cao thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
9. Số lƣợng lao động Càng cao thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
10. Số năm hoạt động của DN Càng cao thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
11.
Loại hình doanh nghiệp DNNVV thuộc loại hình doanh nghiệp CP &
TNHH có khả năng tiếp cận vốn vay cao 12.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh DNNVV thuộc lĩnh vực đƣợc khuyến khích có khả
năng tiếp cận vốn cao 13.
Phƣơng án, kế hoạch SXKD Phƣơng án, kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt thì khả năng tiếp cận vốn cao
14. Khả năng đáp ứng các yêu cầu
của ngân hàng Càng cao thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
15. Các quy định, thủ tục vay vốn Càng đơn giản thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn 16. Yêu cầu thế chấp của Agribank
Thái Nguyên Càng thấp thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
17. Sự hỗ trợ của Agribank trong
công tác tín dụng Càng cao thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
18. Thái độ của nhân viên Agribank Càng tốt thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn 19. Khả năng tiếp cận các thông tin
của Agribank Càng nhiều thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
20. Chính sách phát triển tín dụng
cho DNNVV của Agribank Càng mạnh thì khả năng tiếp cận vốn vay càng lớn
21. Khả năng tiếp cận vốn vay tại
Agribank TP Thái Nguyên của DNNVV
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆT NAM
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
3.1. Tình hình hoạt động của DNNVV trên địa bàn TP Thái Nguyên
3.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên
a. Nguồn nhân lực
Thành phố Thái Nguyên có 26 đơn vị hành chính (phƣờng, xã), trong đó có 18 phƣờng và 8 xã, với số dân hơn 290 nghìn ngƣời. Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn nhân lực có chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nƣớc.
b. Hệ thống kết cấu hạ tầng
- Cấp điện: nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lƣới quốc gia với hệ thống đƣờng dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đƣờng hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đƣờng phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm.
- Cấp nƣớc: thành phố hiện có hai nhà máy nƣớc là nhà máy nƣớc Thái Nguyên và nhà máy nƣớc Tích Lƣơng với tổng công suất là 40.000m3/ng.đêm. Đảm bảo cung cấp nƣớc sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/ngƣời/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt.
- Giao thông: Tổng diện tích đất dành để xây dựng đƣờng giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố. - Thông tin liên lạc: Thành phố có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực.
c. Những lợi thế so sánh