5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ
Thứ nhất, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung các quy định về tín dụng, nhất là quy định về đảm bảo tiền vay theo hƣớng thông thoáng hơn, trao quyền tự quyết cho ngân hàng nhiều hơn để tạo điều kiện cho các DNNVV có đủ các điều kiện vay vốn ngân hàng. Cụ thể nhƣ:
- Cần cụ thể hóa các quy định về cho vay tín chấp đối với các DNNVV: quy định cho vay tín chấp hiện nay bắt buộc doanh nghiệp hoạt động phải có lãi hai năm liên tục, và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải có kiểm toán. Trong khi đó các DNNVV vừa mới đƣợc đầu tƣ mới hoặc mới đƣợc mở rộng sản xuất thì không thể cung cấp đủ hồ sơ tài chính, gây khó khăn cho ngân hàng khi ra quyết định cho vay, mặc dù phƣơng án sản xuất kinh doanh là khả thi và có khả năng thành công cao. Cần phải quy định về cho vay tín chấp nên cởi mở hơn theo hƣớng ngân hàng đƣợc quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay tín chấp.
- Cần có những chính sách chế độ cụ thể hơn về việc nhận tài sản thế chấp cầm cố là hàng hóa, cho vay chiết khấu, hoặc những phƣơng thức tài trợ mới nhƣ cầm cố hoặc bảo lãnh thƣơng phiếu, cổ phiếu để đa dạng hóa các tài sản đảm bảo giúp DNNVV có thêm các điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách: về tín dụng, đầu tƣ, ngoại hối, huy động vốn, thanh toán và các hoạt động ngân hàng khác; các quy định về quản lý và giám sát cung cấp dịch vụ ngân hàng; cấp giấy phép và quản lý các loại hình TCTD; các quy định về mua, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và cơ cấu lại các TCTD.
Ba là, thiết lậpsân chơi thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bốn là, thực hiện các chính sách tài chính, thuế, giá cả linh hoạt, hợp lý Chính phủ cần thực hiện chính sách về tài chính, thuế và giá cả hợp lý, linh hoạt trong điều hành nền kinh tế giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh hạ giá thành, tăng cƣờng tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo môi trƣờng tốt để phát triển tín dụng Ngân hàng.
Năm là, Chính phủ cần có những biện pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lƣợng thông tin về những DNNVV thì sẽ khuyến khích khả năng cung ứng tín dụng rộng rãi hơn cho loại hình doanh nghiệp này. Kiến nghị triển khai thành lập các tổ chức chuyên thu thập thông tin về nhân thân, về các mối quan hệ tín dụng, quan hệ thanh toán của ngƣời vay là DNNVV
Sáu là, phát triển hoạt động của cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo: Hiện nay các cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo này gồm: UBND phƣờng, xã; quận, huyện; trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo. Nhƣng mức độ chuyên môn chƣa cao cần phải xây dựng một trung tâm chuyên phục vụ đăng ký giao dịch đảm bảo tại các quận huyện, có nhƣ vậy công tác đăng ký giao dịch mới có thể đƣợc thực hiện thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng cao về khối lƣợng giao dịch.
Bảy là, Nguồn vốn của các ngân hàng thƣơng mại là nguồn vốn quan trọng của DNNVV, NHNN cần chỉ đạo các NHTM xây dựng kế hoạch định hƣớng cho vay các DNNVV với số dƣ nợ tín dụng đạt đến trên 60% tổng dƣ nợ. NHTM cần tăng cƣờng tiếp thị với tƣ cách ngân hàng bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của DNNVV, có các biện pháp thẩm định món vay, giám sát và đôn đốc thu nợ thay cho việc đòi hỏi các thế chấp cầm cố vƣợt quá khả năng của DNNVV, phối hợp với quỹ bảo lãnh tín dụng, các quỹ khác và DN có hợp đồng kinh tế để cho vay. Phát huy vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV. Điều lệ Quỹ cần thể hiện rõ cơ chế góp vốn của các thành viên là DNNVV theo hƣớng linh hoạt đối với nguồn vốn góp vƣợt mức tối thiểu. Các thành viên thông qua quỹ để huy động vốn đầu tƣ các dự án, chuyển hoá vốn của quỹ thành nguồn vốn của DNNVV trên cơ sở thoả thuận việc tăng giám vốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của các thành viên góp vốn nhƣ vậy vẫn bảo đảm an toàn của quỹ và thuận lợi cho DNNVV góp vốn công khai vào dự án.
Tám là, DNNVV phát huy nội lực. Đây là hƣớng cơ bản, lâu dài, thƣờng xuyên đối với chủ doanh nghiệp, ngoài nguồn vốn trên, DNNVV còn nhiều biện pháp huy động vốn trong khuôn khổ pháp luật dân sự và kinh tế. Để tiếp cận các nguồn vốn của các quỹ và ngân hàng, DNNVV phải có vốn đối ứng từ tích luỹ vốn bằng tài sản hữu hình và vô hình, bằng uy tín và các mối quan hệ tích cực để bảo đảm vốn kinh doanh.
Cơ quan quản lý nhà nƣớc không can thiệp vào quyền huy động vốn hợp pháp của DNNVV nhƣng có thể phổ biến các kinh nghiệm và thúc đẩy hoạt động kiểm toán độc lập, nộp báo cáo tài chính, báo cáo thuế để tƣ vấn, khuyến cáo. Các tranh chấp kinh tế nên để các bên hiệp thƣơng, trọng tài xét xử, kiềm chế việc hình sự hoá các tranh chấp.