Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Thái Nguyên (Trang 46 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua các bài học kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới, Việt Nam rút ra những bài học kinh nghiệm cần thực hiện trong thời gian tới để hỗ trợ, giúp đỡ phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế là:

Một là, khắc phục đƣợc những vấn đề còn tồn tại liên quan đến DNNVV trƣớc bối cảnh mới. Đặc biệt, những vấn đề liên quan tới hoạt động đăng ký kinh doanh của DNNVV sẽ đƣợc giải quyết. Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đƣợc đơn giản hóa, nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật phải đƣợc hoàn thiện và ban hành kịp thời.

Hai là, thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV bao gồm đào tạo, phát triển, liên kết ngành, hỗ trợ xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV thực hiện quyền kinh doanh và khuyến khích mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ nên tập trung vào những doanh nghiệp đƣợc xác định là cần thiết, mang lại hiệu quả thiết thực, tránh sự dàn trải, phân tán.

Ba là, trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc phải xây dựng môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng nhƣ: tiếp cận với vốn, đất đai, lao động công nghệ và thông tin thị trƣờng, về sản phẩm, chất lƣợng v.v.v. Không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân, giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bốn là, nâng cao năng lực quản lý cho các DNNVV, thông qua việc đào tạo, phổ biến thông tin pháp luật doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu quản lý hiệu quả doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế.

Năm là, Nhà nƣớc giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ DNNVV tiếp cận đƣợc nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt là Ngân hàng. Phải để cho các DNNVV tự nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng, tìm kiếm nhà đầu tƣ vốn hiệu quả.

Sáu là, nghiên cứu thành lập các ngân hàng chuyên cho vay đối với DNNVV trực thuộc các TCTD.

Bảy là, Thành lập và tổ chức Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV để bảo lãnh vay vốn ngân hàng khi họ không đủ tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Thái Nguyên (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)