7. Cấu trúc của luận án
3.1. Cơ sở pháp lý áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp trong kinh doanh,
3.1.2. Nguyên tắc, thẩm quyền áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong kinh
chấp trong kinh doanh, thương mại ở Việt Nam
Nguyên tắc áp dụng án lệ để giải quyết tranh chấp KDTM là những tư tưởng cơ bản chỉ đạo hoạt động áp dụng án lệ để giải quyết tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền của TTTM và TAND. Những nguyên tắc này được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật cho phép áp dụng án lệ như Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật tổ chức TAND năm 2014...
Tại Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP đã quy định tương đối rõ ràng các nguyên tắc áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp KDTM
nói riêng. Những nguyên tắc cho việc áp dụng án lệ trong xét xử của TAND có thể rút ra như sau:
Thứ nhất, án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày
công bố [27].
Các án lệ được lựa chọn giải quyết tranh chấp KDTM đòi hỏi cần phải cân nhắc, tuân thủ và đáp ứng các tiêu chí nhất định. Cụ thể:
Nội dung của án lệ phải chứa đựng vấn đề pháp lý và quan điểm của pháp luật. Vấn đề pháp lý được hiểu là câu hỏi đặt ra để Thẩm phán đi tìm lời giải cho một sự kiện hay tình huống pháp luật mới phát sinh trong thực tế. Do vậy, để có thể trở thành án lệ thì quyết định của Thẩm phán phải chứa đựng giải pháp cho những vấn đề pháp lý mới nảy sinh, làm cơ sở cho việc giải quyết những vụ việc tương tự trong tương lai. Điều này có nghĩa là trước một sự kiện mới mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định không rõ ràng, Thẩm phán phải tìm ra giải pháp để giải quyết vụ việc cụ thể đó trong q trình thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình. Khi đó, những lập luận được đưa ra để giải thích cho giải pháp mà Thẩm phán tuyên bố sẽ trở thành án lệ giải quyết cho các vụ việc tương tự xảy ra.
Quan điểm pháp luật là sự khái quát hóa đường lối xét xử trong một vụ án cụ thể thành một nguyên tắc chung, mang tính tiền lệ để các Thẩm phán sau đó có thể noi theo trong các trường hợp tương tự. Theo đó, Thẩm phán khơng những có quyền đưa ra những giải thích nhằm làm rõ các quy định cịn nhiều cách hiểu khác nhau mà cịn có quyền đưa ra những giải thích có tính ngun tắc và có giá trị thay thế luật trong trường hợp quy định pháp luật còn thiếu
Theo đó, Tại Điều 2 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP đã quy định rõ tiêu chí của án lệ được lựa chọn phải: “có giá trị làm rõ quy định của pháp luật cịn có cách
hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng để giải quyết tranh chấp hoặc thể hiện lẽ cơng bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể” [27]. Quy định này thể hiện sự thống nhất với quy định của Bộ luật tố dụng dân sự 2015. Cụ thể, Bộ luật tố dụng dân sự 2015 có quy định về việc Tịa án có trách nhiệm giải
quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng hay nói cách khác là trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Tịa án bằng mọi cách phải giải quyết yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức kể cả khi chưa có điều luật để áp dụng. Căn cứ vào Điều 45 Bộ luật tố dụng dân sự 2015 về nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng thì Tịa án có thể dựa vào tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, và lẽ công bằng để giải quyết những vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng. Khi đó, quyết định giải quyết vụ việc dân sự cụ thể này của Tòa án sẽ trở thành án lệ để các Tòa án khác áp dụng giải quyết những vụ việc tương tự.
Mặt khác, án lệ phải có “tính chuẩn mực” và có giá trị “hướng dẫn áp dụng
thống nhất pháp luật trong xét xử”. Để một án lệ được lựa chọn áp dụng, án lệ đó
cần có sức thuyết phục trong lập luận của tòa khi giải quyết các vấn đề pháp lý. Tính thuyết phục này xuất phát từ các lập luận chặt chẽ, logic, súc tích của tòa, trong các giải pháp mà tòa án đưa ra khi giải quyết các vấn đề pháp lý bằng việc giải thích và áp dụng các quy tắc của luật thành văn. Giá trị hướng dẫn thống nhất phát luật trong xét xử của án lệ đã được cụ thể hóa tại Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 của Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó việc phát triển án lệ của Tịa án nhân dân tối cao nhằm nâng cao chất lượng của bản án, quyết định của ngành Tịa án nói chung, góp phần đảm bảo việc áp dụng pháp luật đúng, thống nhất, từ đó đảm bảo sự bình đẳng của mọi tổ chức và cơng dân trước pháp luật.
Thứ hai, khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm và các đương sự cũng như các bên
liên quan (người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự…) phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tịa án khơng áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án [27].
Như vậy, khi tiến hành xét xử một vụ án cụ thể, Thẩm phán, đương sự và các bên liên quan sẽ nghiên cứu các án lệ có nội dung pháp lý tương tự với vụ án đang xét xử. Trong trường hợp cho rằng án lệ đó có nội dung pháp lý tương tự với vụ án mình đảm
nhận, Thẩm phán sẽ lý giải pháp lý rút ra từ án lệ đó để áp dụng trong vụ việc của mình. Án lệ sẽ giúp cho Thẩm phán dễ dàng hơn trong việc giải quyết các vụ việc vì họ sẽ khơng phải tự tìm giải pháp pháp lý. Đó là cách hữu hiệu để tiết kiệm thời gian, công sức của Thẩm phán, đương sự và những bên liên quan. Điều quan trọng trong quá trình này là phải chứng mình được sự tương tự về tình tiết, sự kiện cơ bản và vấn đề pháp lý giữa vụ án đang xét xử và án lệ. Mặc dù hiện tại chưa có quy định cụ thể, hướng dẫn cách áp dụng trong thực tiễn, điều này có thể được thực hiện trên cơ sở so sánh phần “nội dung vụ án” của án lệ và các tình tiết của vụ việc thực tế. Trong trường hợp không muốn áp dụng án lệ, Thẩm phán và các bên liên quan có thể sử dụng phương pháp khu biệt (“distinguishes”) các phán quyết trước đó. Nghĩa là chỉ ra các sự kiện pháp lý của hai vụ việc là quá khác biệt để khơng áp dụng án lệ đó. Bằng cách khu biệt, Thẩm phán của vụ việc hiện tại cũng có thể lập luận là án lệ trước đó quá chung chung, cần phải giới hạn trong các sự kiện pháp lý cụ thể của vụ tranh chấp đó. Việc phân biệt được những điểm khác biệt và nghiên cứu so sánh tình tiết, sự kiện
ở vụ tranh chấp hiện tại đang xét xử và án lệ trước đó có thể coi là một điều kiện tiên quyết cho việc áp dụng án lệ.
Có thể thấy, theo tinh thần của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, Thẩm phán có nghĩa vụ phải áp dụng án lệ khi vụ việc mình đang xét xử và án lệ có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau. Mặt khác, theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Tố tụng Dân sự 2015, án lệ dường như chỉ được áp dụng sau khi các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định, khơng có tập qn được áp dụng, khơng thể áp dụng tương tự pháp luật và án lệ lúc này được áp dụng đồng thời với nguyên tắc cơ bản của pháp luật và lẽ công bằng, mà không phải dựa trên sự tương tự về tình huống pháp lý giữa án lệ và vụ án đang xét xử. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn khác nhau trong các văn bản vừa nêu về cơ sở áp dụng án lệ có thể được diễn giải theo nghĩa bổ sung cho nhau mà không phải loại trừ. Theo đó, Thẩm phán sẽ có hai cơ sở pháp lý để áp dụng án lệ: (1) theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Tố tụng Dân sự 2015 và (2) theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP.