Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 105 - 109)

7. Cấu trúc của luận án

3.3. Kết quả đạt được và bất cập trong áp dụng án lệ để giải quyết các tranh

3.3.1. Kết quả đạt được

3.3.1.1. Về chủ thể áp dụng

Từ phần trình bày về những tranh chấp áp dụng án lệ điển hình nêu trên có thể khẳng định, quy định cho phép căn cứ vào án lệ trong giải quyết tranh chấp KDTM đã được TAND các cấp và cơ quan TTTM áp dụng. Chủ thể áp dụng phía TAND là Thẩm phán của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh, TAND cấp cao và TAND tối cao. Chủ thể áp dụng từ phía cơ quan TTTM là các Trọng tài viên. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò ý kiến của luận án, trong 200 Thẩm phán được hỏi, có đến 153 người chưa từng áp dụng án lệ do TAND tối cao công bố và đến 176 người chưa từng áp dụng án lệ quốc tế để giải quyết các tranh chấp KDTM. Điều này chứng tỏ, việc áp dụng án lệ thực tế trong quá trình xét xử vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn như kì vọng của các nhà lập pháp.

Một điều cần lưu ý ở đây là, việc áp dụng án lệ thuộc thẩm quyền của TAND các cấp nên TAND từ cấp huyện đến TAND tối cao đều đã từng áp dụng. Còn việc áp dụng đối với các án lệ quốc tế chỉ thực hiện đối với các quan hệ thương mại quốc tế. Quan hệ thương mại quốc tế nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND từ cấp tỉnh trở lên theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, các tranh chấp áp dụng các án lệ quốc tế ở nước ta cũng chưa được thực hiện tại TAND cấp tỉnh, cấp cao và tối cao mà chỉ được sử dụng tại cơ quan TTTM. Theo kết quả khảo sát thì có tới 95.5% Thẩm phán xác nhận rằng chưa từng áp dụng án lệ quốc tế để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.

3.3.1.2. Về quy trình áp dụng

Thủ tục áp dụng là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá giá trị hiệu lực của một bản án, quyết định của cơ quan xét xử. Thủ tục tố tụng không được đảm bảo hoặc bị vi phạm là một trong những căn cứ để hủy bản án, quyết định. Việc áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp KDTM của Tịa án hay của cơ quan TTTM khơng phải là ngoại lệ của trường hợp này. Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Tố tụng

Dân sự 2015 thì mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này. Như vậy, việc áp dụng án lệ muốn đảm bảo tính đúng đắn nhất thiết phải tuân theo quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Thực tiễn những vụ việc đã áp dụng án lệ cho thấy, hầu hết các vụ, việc mà Tịa án áp dụng án lệ thì đều có căn cứ pháp lý và đúng quy trình, thủ tục. Một số vụ án xét xử

ở cấp sơ thẩm sau đó bị kháng cáo hoặc kháng nghị, điều này khơng liên quan đến trình tự, thủ tục mà chủ yếu do các chủ thể có thẩm quyền hoặc đương sự có xung đột với nhau về quan điểm liên quan đến các án lệ đã được áp dụng.

3.3.1.3. Về đảm bảo nguyên tắc trong áp dụng án lệ

Từ thực tiễn áp dụng án lệ có thể khẳng định, hầu hết các trường hợp áp dụng án lệ thì đều đảm bảo nguyên tắc theo Khoản 3, Điều 4 Luật Thương mại 2005, tức là:

“Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các

luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự” [50]. Và trong Điều 6, Bộ luật

Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh

của pháp luật dân sự mà các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định và khơng có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. Trường hợp khơng thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng” [49].

Một nguyên tắc nữa đó là theo khoản 2, Điều 5 Luật Thương mại: “Các bên

trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó khơng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” [50]. Nội dung pháp luật nước ngoài trong trường hợp này được xác định bao

gồm: Các Công ước quốc tế, Luật quốc gia, án lệ nếu không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì hồn tồn có thể được sử dụng làm nguồn luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp KDTM.

Có một thực tế là các hệ thống pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng sẽ ln có những “lỗ hổng”, tức là có những quan hệ xã hội cần thiết được điều chỉnh mà thiếu quy phạm pháp luật điều chỉnh. Án lệ có thể được xem là một trong những giải pháp khả thi để khắc phục hiện tượng này.

Một điều cần thống nhất khi nhận định vai trị của án lệ đối với việc hồn thiện hệ thống pháp luật là, việc áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp KDTM không đồng nghĩa với việc áp dụng án lệ để giải quyết toàn bộ các tranh chấp KDTM đó. Đơi khi (và vấn đề này sẽ ngày càng phổ biến), chỉ một, một số quan hệ cụ thể trong tồn bộ tranh chấp đó cần thiết và phải được áp dụng án lệ, còn nhiều quan hệ còn lại trong tranh chấp vẫn áp dụng pháp luật. Ví dụ như trong bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 03/2018/KDTM-ST ngày 25/01/2018 của TAND huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An về tranh chấp hợp đồng tín dụng, thế chấp tài sản và phát mại, toàn bộ vụ việc được giải quyết trên cơ sở pháp luật, chỉ duy nhất vấn đề thanh toán lãi quá hạn được xác định dựa vào án lệ số 08/2016/AL.

Vì sự phong phú, đa dạng và ngày càng phức tạp của các quan hệ KDTM mà vấn đề áp dụng án lệ sẽ là cần thiết, để lấp đầy khoảng trống pháp lý, làm cho hệ thống pháp luật ln hồn thiện vì sự phong phú của nguồn pháp luật.

Mặt khác, qua thực tiễn áp dụng án lệ, có thể làm cho pháp luật trở nên hoàn thiện hơn bằng cách ban hành ra các quy phạm pháp luật mới thay thế cho các án lệ đó

Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm được xác định 02 nội dung áp dụng đó là về tính liên tục trong thời gian tính lãi (Tịa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: “Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, người phải thi hành án còn phải trả lãi đối với số tiền chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án” cũng là không đúng). Đối với các khoản tiền vay của tổ chức Ngân hàng tín dụng, ngồi khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn, phí mà khách hàng vay phải thanh tốn cho bên cho vay theo hợp đồng tín dụng tính đến ngày xét xử sơ thẩm, thì kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm

khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này và mức lãi chậm trả (Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay).

Có thể thấy nội dung án lệ đã giải quyết được nhiều vấn đề bất cập trong thời gian qua khi pháp luật để trống khoảng thời gian tính lãi từ khi tuyên án sơ thẩm cho tới khi ban hành bản án phúc thẩm (trường hợp có kháng cáo, kháng nghị).

Tuy nhiên, ngày 11/01/2019, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm. Theo đó, trên cơ sở kế thừa nội dung của án lệ số 08/2016/AL, điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị quyết quy định về lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án. Quy định này ghi nhận 02 nội dung án lệ 08/2016/AL đó là tính liên tục trong thời gian tính lãi và mức lãi chậm trả, đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng đối với các trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên có thỏa thuận trả lãi chứ khơng chỉ được giới hạn trong quan hệ hợp đồng tín dụng.

Như vậy, kể từ ngày 15/3/2019 (Ngày nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực) đồng nghĩa với việc án lệ số 08/2016/AL cũng bị đương nhiên khơng cịn được áp dụng nữa do nội dung án lệ đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh.

3.3.1.5. Áp dụng án lệ làm định hướng đường lối giải quyết các trường hợp tương tự về sau

Những bản án áp dụng án lệ thời gian qua cho thấy, người có thẩm quyền áp dụng án lệ đã làm một việc gần như là mở đường trong những trường hợp chưa hề có quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ tranh chấp KDTM đó. Sự mở đường này chính là bài học quý giá cho các Thẩm phán khi gặp phải những vụ việc tương tự về sau. Những bản án, quyết định có áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp KDTM có

thể được tham khảo, rút kinh nghiệm, làm hình thành nên đường lối giải quyết cho những vụ việc tương tự xảy ra sau đó.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w