Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mạ

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 55 - 59)

7. Cấu trúc của luận án

2.2. Tranh chấp kinh doanh, thương mại và vấn đề áp dụng án lệ giải quyết

2.2.2. Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mạ

thương mại

Tranh chấp KDTM và giải quyết tranh chấp trong KDTM là một cặp khái niệm luôn tồn tại cùng nhau. Một khi phát sinh tranh chấp, tất yếu sẽ nảy sinh nhu cầu giải quyết tranh chấp, đây là hệ quả mang tính biện chứng. Về nội hàm, tranh chấp KDTM và giải quyết tranh chấp KDTM là những khái niệm khác nhau, chỉ những vấn đề khác nhau. Nếu tranh chấp KDTM nói đến những sự việc cụ thể thì giải quyết tranh chấp KDTM lại liên hệ đến thủ tục giải quyết các sự việc đó. Hiểu một cách khái quát, giải quyết tranh chấp KDTM là “hoạt động nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa

các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ kinh doanh, thương mại”. Về bản chất, giải

quyết tranh chấp là việc xem xét, đánh giá, phân định lại quyền lợi và nghĩa cụ giữa các bên chủ thể trong một quan hệ thương mại. Sự xem xét, đánh giá, phân định ấy phải dựa trên những cơ sở, căn cứ và nguyên tắc pháp luật.

Phương thức giải quyết tranh chấp KDTM gồm: thương lượng, hòa giải, TTTM hoặc Tòa án. Ngay từ khi thiết lập quan hệ KDTM, các bên đã có thể thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, có thể là cơ quan Trọng tài (theo Luật TTTM) hoặc Tòa án. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án là hoạt động giải quyết theo trình tự, thủ tục luật định được tiến hành bởi những chủ thể có thẩm quyền.

Hịa giải là q trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết tranh chấp với sự trợ giúp của một bên thứ ba độc lập (hòa giải viên). Hòa giải khác với phương thức Trọng tài ở chỗ, hịa giải viên khơng có quyền xét xử và ra phán quyết như Trọng tài viên. Vai trị của hịa giải viên trong q trình hịa giải chỉ dừng lại ở việc khuyến khích và trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang tính thực tế mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu những lợi ích và nhu cầu của các bên chủ thể.

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp mà trong đó, các bên tham gia tranh chấp thống nhất tranh chấp phát sinh nếu có sẽ

do một hoặc một số người (Trọng tài viên, Ủy ban trọng tài) giải quyết, và quyết định của một hoặc một số người đó (phán quyết) có tính chất bắt buộc thực hiện. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là một biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính pháp lý, và hồn tồn khác biệt với nhóm các biện pháp khơng mang tính bắt buộc về mặt pháp lý như đàm phán, trung gian, điều tra và hòa giải.

Giải quyết tranh chấp tại Tịa án là những cơng việc, hoạt động, thủ tục, trình tự mà Tịa án phải thực hiện nhằm hịa giải những bất đồng giữa các bên chủ thể và tìm ra giải pháp tối ưu nhất dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật. Phán quyết của Tịa án có tính chất cưỡng chế đối với các bên tham gia.

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà khơng cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào, tuy nhiên, nội dung của thương lượng cũng không được trái với nguyên tắc pháp luật.

Việc giải quyết tranh chấp KDTM giúp tháo gỡ những bế tắc của quan hệ xã hội, đóng vai trị thúc đẩy sự phát triển trong các giao lưu thương mại. Nếu khơng có cơ chế giải quyết tranh chấp thì sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ, khơng thể phát triển của xã hội.

2.2.3. Nhu cầu khách quan của việc áp dụng án lệ để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại

Trước hết, với tính chất mềm dẻo và linh hoạt, án lệ có giá trị giá trị bổ trợ cho

pháp luật thành văn một cách hiệu quả và kịp thời. Có thể thấy rằng, hệ thống pháp luật của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật các nước Dân luật thành văn như Pháp và Đức của Châu Âu lục địa. Chính vì vậy, trong hệ thống các loại nguồn luật thương mại, pháp luật thành văn vẫn giữ vai trò chủ đạo và cốt lõi. Lịch sử pháp lý đã chứng minh giá trị không thể phủ nhận của luật thành văn ở tính hệ thống, bền vững và ổn định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, luật thành văn dù được xây dựng cẩn thận và kĩ lưỡng đến đâu cũng khơng thể dự đốn được hết những tình huống sẽ xảy ra trong tương lai và chắc chắn pháp luật, dù cố gắng đến

mấy, vẫn ln có những khoảng trống và lỗ hổng, điều này càng đặc biệt chính xác đối với pháp luật điều chỉnh các tranh chấp trong KDTM. Với sự giao lưu, giao thoa giữa các chủ thể thương mại nở rộ và tăng tiến theo cấp số nhân tất yếu dẫn đến hệ quả trực tiếp là phát sinh vô số những tranh chấp KDTM mà pháp luật không thể dự liệu được hết. Hơn nữa, ngày càng có nhiều hành vi vi phạm pháp luật tinh vi, nhiều tình huống mà các nhà làm luật không lường hết được. Khi xuất hiện những hành vi vi phạm pháp luật hay tình huống mới thì việc cần phải làm là sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật thành văn để kịp thời điều chỉnh những tình huống này. Tuy nhiên, hiện trạng các loại nguồn đã được công nhận từ lâu ở Việt Nam hiện nay như luật thành văn, tập quán pháp, hay áp dụng tương tự pháp luật là chưa đủ để cung cấp giải pháp cho hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM. Bên cạnh đó, việc sửa đổi các quy phạm này phải qua trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và sẽ mất khoảng thời gian nhất định, do vậy tình trạng thiếu quy phạm pháp luật là rất dễ xảy ra. Trong khi đó, tình hình tranh chấp KDTM diễn biến phức tạp, những năm gần đây, số lượng các vụ án thương mại luôn luôn tăng; thực tiễn xét xử của tòa án các cấp cũng như việc giải quyết các tranh chấp thương mại tại các trung tâm TTTM cho thấy đây là loại án khó giải quyết, từ việc áp dụng pháp luật, đánh giá chứng cứ, cũng như do tính chất tranh chấp giữa các bên trong vụ án, dẫn đến việc giải quyết cịn kéo dài, khó khăn, lúng túng và khơng thống nhất. Mà giải quyết tranh chấp KDTM là hoạt động yêu cầu tính nhanh gọn và kịp thời, nếu như những tranh chấp không được tháo gỡ kịp sẽ gây cản trở cho hoạt động giao lưu thương mại. Ngoài ra, trong một số trường hợp luật thành văn cũng khơng rõ ràng và khó hiểu nếu như thiếu các văn bản hướng dẫn, nếu trao cho Thẩm phán quyền được ra phán quyết ngay cả khi chưa có luật điều chỉnh, tức là tạo ra quy phạm luật mà có thể trở thành án lệ sau này thì sẽ hạn chế được tình huống trên. Như vậy, án lệ đã bổ sung giúp cho luật thành văn trở nên gắn liền với thực tiễn hơn bao giờ hết.

Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm, bản chất pháp lý về dân sự của các tranh chấp

trong kinh doanh, thương mại dẫn đến nhu cầu áp dụng án lệ. Thực chất xung đột mâu thuẫn từ trong quan hệ hợp đồng là chủ yếu, các quan hệ này phát triển khơng

ngừng địi hỏi chính sách nhất quán trong việc giải quyết tranh chấp phải đảm bảo. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội, sự đa dạng và phức tạp của tranh chấp KDTM làm cho luật thực định không thể đáp ứng kịp thời để giải quyết nhanh chóng, triệt để các tranh chấp. Đó là nhu cầu khách quan địi hỏi cần áp dụng án lệ để kịp thời giải quyết các tranh chấp trong KDTM.

Thứ ba, sử dụng án lệ sẽ đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế

của Việt Nam hiện tại. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh với chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác với các quốc gia trên thế giới ở mọi lĩnh vực. Điều này tất yếu sẽ đưa đến những tranh chấp và mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình hợp tác, dẫn đến những vụ án thương mại quốc tế. Thực tế là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khá nhiều các vụ kiện bán phá giá mà Việt Nam là bị đơn đã được khởi kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức này và trong nhiều vụ kiện do không nắm vững pháp luật nên chúng ta đã bị động trong giải quyết vấn đề. Hiện nay, án lệ cũng đã được sử dụng trong pháp luật quốc tế và đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung. Vì vậy, nếu sử dụng án lệ thì các nhà làm luật Việt Nam sẽ dễ dàng nắm bắt được nguyên tắc áp dụng án lệ trong pháp luật quốc tế, từ đó mới có thể tự bảo vệ mình và bắt kịp được với thế giới. Bên cạnh đó, hiện nay, hai dịng họ Thơng luật và Dân luật đang có xu thế coi trọng lẫn nhau, các quốc gia theo truyền thống Dân luật ngày càng chú trọng phát triển án lệ. Đây là một xu thế tất yếu, là địi hỏi khách quan, chính vì vậy, khơng lẽ nào Việt Nam lại đứng ngồi xu thế ấy.

Thứ tư, án lệ đóng vai trị quan trọng trong các thiết chế giải quyết tranh chấp

thương mại quốc tế [5]. Điều 38(d) của Quy chế Tịa án cơng lý quốc tế (the Statute of Internation Court of Justice - JCJ) đã trực tiếp xác định các quyết định của Tòa án quốc tế là nguồn luật bổ trợ cho việc giải thích các quy định của Luật quốc tế. Điều 59 Quy chế Tịa án cơng lý quốc tế đã quy định: “Phán quyết của tịa án chỉ có hiệu

lực đối với các quốc gia tham gia vào vụ tranh chấp và coi trọng vụ tranh chấp đó”.

Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng luật quốc tế, các Thẩm phán của Tịa án cơng lý quốc tế luôn cân nhắc và lưu ý đến các quyết định của Tịa án cơng lý quốc tế, và có

thể coi đây như là một hình thức lưu ý đến các án lệ của Tịa án cơng lý quốc tế. Trên phạm vi toàn cầu, án lệ của các cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang đóng vai trị quan trọng cho các nước thành viên hiểu và vận dụng pháp luật của WTO. Vai trò và chức năng của án lệ trong Luật quốc tế đang gia tăng, bởi vì đang có một sự đồng thuận về tính hợp lý của án lệ trong nguồn của luật quốc tế. Xu hướng này của văn hóa pháp lý tồn cầu đang ảnh hưởng đến văn hóa pháp lý của mỗi quốc gia trên thế giới.

Qua những phân tích trên về tác động của án lệ đối với hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM, thiết nghĩ việc áp dụng án lệ có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động giải quyết các tranh chấp trong KDTM ở Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w