7. Cấu trúc của luận án
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của án lệ
Án lệ xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, do địi hỏi cần có sự điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với những biến đổi ngày càng đa dạng, phong phú của xã hội lúc bấy giờ. Án lệ thời đó là các sắc dụ, các phán quyết của các pháp quan (Edict magistatum), đặc biệt là của các quan tòa. Theo thời gian, án lệ dần dần được các quốc gia thừa nhận và sử dụng như một nguồn luật.
Với tư cách là một loại nguồn luật, án lệ đương nhiên sẽ mang bản chất và những nét đặc trưng của nguồn luật. Theo đó, án lệ cũng giống như các loại nguồn hình thức khác là nơi chứa đựng những quy tắc xử sự có tính mẫu mực, là nơi cung cấp các quy phạm pháp luật mà các chủ thể có thẩm quyền sẽ căn cứ vào đó đưa ra các giải pháp để giải quyết các vụ việc cụ thể. Án lệ góp phần khắc phục những lỗ hổng của pháp luật thành văn, tạo nền tảng để xây dựng và áp dụng một cách thuận lợi và thống nhất, là một phần không thể thiếu trong hệ thống nguồn của pháp luật quốc gia.
Thuật ngữ án lệ trong tiếng Anh là “precedent” từ này dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tiền lệ - dựa vào cái trước để làm theo thành lệ. Án lệ là một loại tiền lệ bởi án lệ là các giải pháp pháp lý trong bản án của Tòa án trước tạo ra được áp dụng để giải quyết các vụ việc tương tự về sau. Vì vậy, chính xác hơn thuật ngữ án lệ được diễn đạt bằng cụm từ “judicial precedent” – “tiền lệ tư pháp”. Bởi các án lệ được hình thành bằng con đường Tịa án do các Thẩm phán tạo ra nên còn diễn đạt bằng cụm từ “judicial opinions” – “các quan điểm tư pháp”.
Khái niệm án lệ được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia ngày nay, nhưng ở các quốc gia thuộc về truyền thống pháp luật khác nhau hoặc cùng một quốc gia nhưng ở các giai đoạn lịch sử khác nhau thì khái niệm này cũng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ở các nước Thông luật như Hoa Kỳ, án lệ được xem là nguồn luật chính thức và được thể hiện bằng cụm từ “case law” – “luật được hình thành theo vụ việc”.
Theo từ điển Black’s Law thì khái niệm án lệ được hiểu theo hai nghĩa sau: “1). Án
lệ là việc làm luật của Tịa án trong việc cơng nhận và áp dụng các quy tắc mới nhằm thực thi công lý; 2). Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này” [30].
Ở các nước Dân luật thì khơng thừa nhận án lệ là một nguồn luật chính thức bắt buộc nên án lệ thường được hiểu là những bản án, quyết định của Tịa án có chứa đựng cách giải quyết vấn đề pháp lý mới, có giá trị tham khảo để giải quyết các vụ việc tương tự về sau. Chẳng hạn, ở Pháp, khái niệm án lệ được sử dụng trong từ điển pháp lý là: “Án lệ là một quyết định được áp dụng giải quyết cho các trường
hợp tương tự hoặc vụ việc tương tự” [85].
Do đó, trong cơng trình nghiên cứu án lệ so sánh “Interpreting Precedents”– “Giải thích các án lệ” của nhóm nghiên cứu đặc biệt tên là “The Bielefelder Kries” xuất bản năm 1997, trong phần nghiên cứu về án lệ của từng quốc gia thường có một tiểu mục là “Meaning of precedent” – “nghĩa của án lệ”. Sự thật là khơng có một khái niệm án lệ thống nhất ở tất cả các quốc gia cũng như tất cả các học giả luật học đều chấp nhận. Vì lý do này, các tác giả bài viết của phần giới thiệu cơng trình “Interpreting Precedents” cố gắng sử dụng khái niệm án lệ theo nghĩa bao quát nhất để có thể phản ánh được án lệ trong cả hai truyền thống pháp luật Thông luật và Dân luật như sau: “Các án lệ là các quyết định trước được sử dụng làm khuôn mẫu
cho các vụ việc tương tự về sau” [85]. Theo khái niệm này có thể thấy án lệ có một
số đặc điểm sau:
Thứ nhất, án lệ là một loại tiền lệ do Tòa án tạo ra. Tiền lệ là những việc xảy ra
trước tạo thành cái lệ cho những việc xảy ra sau. Bản chất của án lệ là “hình mẫu” – “example” để noi theo. Tuy nhiên, án lệ khơng chỉ đơn giản là các hình mẫu mà địi hỏi cịn phải chứa đựng các giải pháp pháp lý có giá trị. Nếu các hình mẫu khơng có giá trị hay khơng cịn phù hợp thì các Tịa án khơng cần phải tn theo. Như vậy, nói đến án lệ là đề cập đến mối quan hệ giữa quá khứ (Tòa án tạo ra án lệ) và tương lai (Tịa án áp dụng án lệ). Điều này có nghĩa rằng các Tòa án trước đưa ra quyết định để giải quyết vụ việc và quyết định này được Tòa án sau sử dụng để giải quyết vụ
việc tương tự, nghĩa là, Tịa án trước khơng chỉ đưa ra giải pháp để giải quyết vụ việc hiện tại mà còn là giải pháp trong tương lai. Do đó, khi đưa ra các giải pháp pháp lý giải quyết vấn đề pháp lý mới đòi hỏi các Tòa án phải hết sức thận trọng. Ngược lại, khi một Tòa án sử dụng một quyết định của Tòa án trước (án lệ) để giải quyết vụ việc tương tự là nhìn vào quá khứ. Khi áp dụng án lệ các Tòa án được phép và cần phải đánh giá lại các giải pháp pháp lý đã có, nếu giải pháp đó khơng cịn phù hợp hoặc khơng hợp lý thì có thể khơng áp dụng.
Thứ hai, án lệ thường tồn tại dưới hình thức các bản án, quyết định của Tòa án.
Án lệ là các bản án, quyết định của Tịa án có chứa đựng các giải pháp pháp lý mới để giải quyết các vụ việc tương tự. Vì vậy, khơng thể đồng nhất án lệ với bản án, quyết định của Tịa án bởi vì có những bản án, quyết định của Tịa án chỉ giải quyết các vụ việc cụ thể mà khơng có giá trị áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau. Thông thường việc nhận diện bản án, quyết định nào là án lệ dựa vào các tiêu chí khác nhau như hình thức cơng bố, thứ bậc của Tòa án trong hệ thống Tòa án… Chẳng hạn, ở các nước Thông luật, các bản án, quyết định được lựa chọn công bố trong các tuyển tập án lệ (Law Report) được xem là án lệ. Nội dung các bản án được lựa chọn để công bố trong các tuyển tập án lệ mặc dù có sự biên tập của nhà xuất bản nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên nội dung của bản án gốc. Hoặc các Tòa án có thể viện dẫn các bản án, quyết định có chứa giải pháp pháp lý mới (question of law) của Tòa án thẩm quyền cao hơn trong cùng hệ thống để giải quyết vụ việc tương tự.
Thứ ba, án lệ là các bản án, quyết định có chứa giải pháp pháp lý mới làm khuôn
mẫu hay chuẩn mực để áp dụng giải quyết cho các vụ việc tương tự về sau. Khi áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, các Tịa án phải tìm kiếm yếu tố bắt buộc tồn tại các bản án, quyết định trước (án lệ). Yếu tố bắt buộc này được các luật gia Thông luật gọi là “ratio decidendi” - “lý do dẫn đến quyết định”, còn ở các nước Dân luật thường tồn tại dưới hình thức một quy phạm mang tính khái qt “court ruling”
nằm trong phần lập luận của bản án, quyết định. Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc bởi nhiều lý do khác nhau: một là, Tòa án áp dụng án lệ nhằm bảo đảm sự công bằng bởi các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như nhau; Hai là, Tòa
án áp dụng án lệ bởi các án lệ là các giải pháp có giá trị nhằm học tập sự khơn ngoan của người đi trước. Vì vậy, nếu án lệ khơng cịn phù hợp thì Tịa án sẽ khơng áp dụng; Ba là, Tịa án áp dụng án lệ bởi án lệ là một hình thức của pháp luật hay nguồn của pháp luật có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, lý do áp dụng án lệ này chỉ thừa nhận ở các nước Thông luật – nơi thừa nhận án lệ là các nguồn luật chính thức bắt buộc.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu một cách khái quát, án lệ là các bản án,
quyết định của Tịa án có tính chuẩn mực được Tịa án áp dụng để giải quyết cho các vụ việc tương tự về sau.
Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm án lệ được quy định cụ thể tại Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP như sau: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao lựa chọn và được Chánh án TAND tối cao công bố là án lệ để các TA nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” [27]. Khái niệm án lệ trong
văn bản này khác với khái niệm án lệ đã phân tích ở trên những điểm như sau:
Một là, án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định chứ không
phải là bản án, quyết định có chứa các giải pháp pháp lý mới làm khuôn mẫu để áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau. Khái niệm án lệ của Việt Nam hiện nay rất giống với phần bắt buộc của án lệ ở các nước Thông luật (ratio decidendi) và Dân luật (courl ruling).
Hai là, án lệ phải được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao lựa chọn và được
Chánh án TAND tối cao cơng bố là án lệ. Trong khi đó, án lệ ở các nước thường được hiểu là bản án, quyết định của Tòa án xét xử giải quyết vụ việc có chứa các giải pháp pháp lý mới làm khn mẫu để áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau. Nói cách khác, hoạt động tạo lập án lệ của Tịa án khơng tách khỏi hoạt động xét xử. Việc công bố án lệ chủ yếu là nhằm đưa nội dung án lệ đến cơng chúng chứ khơng nhằm mục đích xác định hiệu lực pháp lý của án lệ giống như Việt Nam.
Tác giả luận án cho rằng, khái niệm án lệ là các bản án, quyết định của Tịa
án có tính chuẩn mực được Tịa án áp dụng để giải quyết cho các vụ việc tương tự về sau là khái niệm được sử dụng rộng rãi ở các nước Thơng luật và Dân luật. Vì
đây là khái niệm được tác giả luận án sử dụng xuyên suốt và làm nền tảng để giải quyết các vấn đề lý luận khác trong luận án.