7. Cấu trúc của luận án
2.1.3. Ưu điểm, nhược điểm của án lệ
2.1.3.1. Những ưu điểm của án lệ
Thứ nhất, án lệ kịp thời giải quyết các quan hệ xã hội pháp luật, khắc phục
những lỗ hổng của pháp luật thành văn, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức. Ở các nước theo hệ thống Thông luật, các Thẩm phán có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng luật dưới hình thức án lệ. Đối với những quan hệ xã hội có nhu cầu giải quyết bằng pháp luật trước tịa ln được đáp ứng, khơng có trường hợp Tịa từ chối giải quyết với lý do khơng có luật, nếu chưa có tiền lệ thì có thể tạo ra tiền lệ mới. Ngược lại các nước theo hệ thống Dân luật luôn xem trọng văn bản pháp luật thành văn là nguồn chủ yếu. Thẩm phán với tư cách là người áp dụng pháp luật thường xuyên gặp phải khó khăn bởi có những quan hệ xã hội có nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật nhưng lại chưa có luật để giải quyết. Luật pháp mang tính ổn định tương đối trong khi các quan hệ xã hội ln vận động và phát triển, vì vậy bao giờ cũng có khoảng cách giữa khả năng thực tế điều chỉnh của pháp luật và nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật của các quan hệ xã hội. Khoảng trống này luôn tồn tại một cách khách quan và không thể nào có thể lấp đi được dù rằng nhà làm luật có khả năng dự báo xu hướng phát triển của các quan hệ xã hội, thấy được nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật của các quan hệ nhưng chỉ ở một mức độ nhất định, về cơ bản nhà làm luật luôn đi sau sự phát triển của các quan hệ xã hội. Có thể nói đây là một trong những hạn chế cơ bản nhất của văn bản pháp luật thành văn so với hệ thống án lệ.
Thứ hai, án lệ mang tính thực tiễn cao. Tính thực tiễn của án lệ biểu hiện ở hai khía
cạnh: các lý lẽ tạo ra án lệ mang tính nhân tạo chứ khơng phải mang tính tự nhiên; và các luật gia cố gắng giải thích tinh thần của pháp luật hơn là hình thức từ ngữ của pháp luật. Các Thẩm phán khi giải quyết vụ việc khơng nhằm mục đích tạo ra các quy tắc mà chủ yếu nhằm giải quyết tranh chấp của các bên về những vấn đề nhất định trong một vụ việc cụ thể. Có thể nói án lệ xuất phát từ thực tiễn và dùng để giải quyết công việc của thực tiễn. Trong những tình huống nhất định luật pháp ln đi tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề từ thực tiễn, các giải pháp này không mang
nặng lý thuyết, không thiên về lý luận mà dễ vận dụng. Trái ngược với pháp luật thành văn, các thẩm phán khi áp dụng các quy phạm pháp luật là áp dụng một cách gián tiếp, có những ngơn ngữ pháp lý nặng về lý thuyết, đơi khi khó hiểu, gây mơ hồ, buộc các thẩm phán phải đi giải mã, tìm kiếm và giải thích về những quy định đó. Cũng chính vì vậy mà án lệ vừa gần gũi với thực tế đời sống, vừa đảm bảo được tính khách quan.
Thứ ba, án lệ mang tính mềm dẻo, linh hoạt. Các luật gia của Common Law cho
rằng văn bản pháp luật thành văn là cái gì đo q khơ khan và cứng nhắc. Các quy phạm đôi khi không bắt kịp với xụ thế vận động và phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội, trở nên lạc hậu so với điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội mới. Tình trạng này tạo ra sự đánh đố cho người áp dụng pháp luật – các thẩm phán, một mặt với yêu cầu của nguyên tắc pháp chế bắt học phải trung thành với luật của nghị viện, mặt khác khi áp dụng các quy phạm pháp luật bất hợp lý có thể dẫn tới sự thiếu công bằng. Để khắc phục những quy phạm pháp luật này thì cần phải sửa đổi, bổ sung luật thơng qua một quy trình phức tạp tốn nhiều thời gian và cơng sức của Nghị viện. Tuy nhiên, tiến trình này khơng có điểm kết thúc khắc phục những quy phạm pháp luật lạc hậu này thì các quy phạm pháp luật lạc hậu khác cũng được tạo ra. Những hạn chế trên sẽ khơng tìm thấy trong hệ thống án lệ, vì các quy tắc tồn tại trong các phán quyết của tịa án khơng rõ ràng như các quy phạm pháp luật trong văn bản pháp luật thành văn nên khi một quy tắc không hợp lý hoặc không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới thì các thẩm phán sẽ tìm cách phân biệt để tránh áp dụng tiền lệ đó.
Thứ tư, án lệ thể hiện tính khách quan và cơng bằng. Một quy tắc án lệ khơng
phải hình thành từ một bản án cụ thể, mà phải được hình thành qua hàng loạt các vụ việc tương tự về sau, bản án đầu tiên chỉ là hình mẫu phác thảo nên một quy tắc án lệ. Vì vậy, án lệ hầu như ít có khả năng mang ý chí chủ quan, tùy tiện của một Thẩm phán nào. Quy tắc án lệ là kết quả của quá trình đưa ra những lý lẽ và tranh luận lâu dài. Các quy tắc án lệ phải được thừa nhận là giá trị chung (common value) hay là lý lẽ chung (common reason). Có nghĩa là một quy tắc án lệ được tạo thành cũng đã phải thấm nhuần trong mình những nguyên tắc chung của pháp luật. Mặt khác, một
án lệ được ra đời cũng phải phù hợp với các giá trị hiện hành của xã hội, khi đó, khơng chỉ bản thân các Thẩm phán cảm thấy rằng án lệ này là hợp lẽ công bằng mà các bên tranh chấp trong vụ việc và cả xã hội cũng phải thừa nhận tính hợp lý của án lệ đó.
Thứ năm, án lệ góp phần giải thích pháp luật. Với các nước thuộc hệ thống dân
luật, xuất phát từ quan niệm pháp luật mang tính cơ đọng và tổng quát cao nhất, nên khi ban hành một điều luật, cần có sự giải thích để được áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, vấn đề giải thích luật khơng phải bao giờ cũng được diễn ra nhanh chóng. Có những điều luật chưa được giải thích cụ thể, dẫn đến tranh cãi trong cách áp dụng. Như vậy, cần thiết có sự hướng dẫn giải thích kịp thời để các Thẩm phán có thể vận dụng điều luật một cách đúng đắn. Quá trình xây dựng án lệ chính là hoạt động nhận thức và giải thích pháp luật trong q trình giải quyết vụ án.
Thứ sáu, án lệ góp phần kích thích khả năng sáng tạo và khả năng lập luận của
Thẩm phán. Một án lệ ra đời khi chưa có luật điều chỉnh vụ án mà tịa đang xét xử, hoặc đã có luật nhưng chưa đầy đủ và chưa dự liệu được tình huống phát sinh; khi đó, Thẩm phán sẽ sáng tạo luật để điều chỉnh các vụ án tương tự. Hoặc đơi khi có luật nhưng nội dung quy định của luật chưa rõ ràng và cụ thể, do đó, Thẩm phán sẽ làm nhiệm vụ giải thích pháp luật để áp dụng cho vụ án cụ thể. Do phải giải quyết các vấn đề pháp luật mới như vậy, một án lệ phải chứa đựng những lập luận đủ sức thuyết phục của các Thẩm phán.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, án lệ còn tạo ra được những lợi thế chẳng hạn như: án lệ tạo sự thống nhất trong cơng tác xét xử giữa các cấp Tịa án bởi lẽ án lệ cung cấp quy tắc pháp luật rõ ràng giải quyết những vụ việc tương tự pháp luật chưa dự liệu, tránh tình trạng giải quyết dựa trên tinh thần chung của pháp luật dẫn đến nhiều hướng suy luận khác nhau giữa các Thẩm phán khác nhau. Thêm vào đó, áp dụng án lệ cũng là giải pháp nhằm ngăn ngừa và phòng chống hiện tượng tham nhũng tư pháp, bởi với những vụ việc tương tự xảy ra trên thực tế mà đã có án lệ thì khơng chỉ các Thẩm phán mà luật sư và các đương sự cũng có thể tiên lượng được
kết quả nên việc oan sai và nhận hối lộ nhằm thiên vị là điều rất khó xảy ra trên thực tế.
2.1.3.2. Những nhược điểm của án lệ
Thứ nhất, án lệ khơng mang tính hệ thống và các quy tắc tồn tại trong bản án
không rõ ràng như các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật thành văn gây ra trở ngại trong nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất. Điều khó khăn nhất là xác định các quy tắc, suy luận và tìm kiếm chúng trong lời lẽ của các thẩm phán được ghi lại trong bản án khi giải quyết một vụ việc cụ thể với nhiều tình tiết phức tạp. Mặt khác, việc hệ thống hóa án lệ trong các tập án lệ chỉ đơn thuần là việc sắp xếp thành các chế định pháp luật, ngành luật như các nước thuộc hệ thống Civil Law. Điều này gây khó khăn nhất định cho việc nhìn pháp luật dưới góc độ hệ thống hay tổng quan.
Thứ hai, số lượng án lệ tăng nhiều qua các năm. Các bản án là án lệ tăng liên
tục theo thời gian đã gây khó khăn trong q trình vận dụng án lệ. Ở Anh thường xuyên xử lý khoảng 800 đến 900 vụ án trong một năm, còn Thượng Nghị viện thì xử lý khoảng 50 đến 70 trường hợp và đa số đều tạo ra án lệ [41]. Với khối lượng án lệ ngày càng đồ sộ đã làm cho các thẩm phán, luật sư ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm các quy tắc thích hợp để giải quyết các vụ việc cụ thể.
Thứ ba, án lệ là một loại nguồn rất cần thiết đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế -
xã hội đang ngày càng có nhiều biến đổi. Nhưng nếu quá lệ thuộc vào án lệ sẽ dẫn đến sự thiếu hoàn thiện của hệ thống luật thành văn. Bởi xuất phát từ tư tưởng nếu luật thành văn khiếm khuyết ở chỗ nào thì đã có án lệ bổ sung vào chỗ đó; và nếu như lượng án lệ được xây dựng q nhiều thì vơ hình chung tạo nên lực cản cho sự hồn thiện của hệ thống pháp luật thành văn. Do đó, cùng với việc phát triển án lệ, thì đồng thời cũng phải hồn thiện hệ thống pháp luật thành văn, đặc biệt là ở Việt Nam khi vẫn đang thừa nhận luật thành văn là một nguồn luật áp dụng chủ yếu.