Thực tiễn áp dụng án lệ để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mạ

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 83 - 95)

7. Cấu trúc của luận án

3.2. Thực tiễn áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương

3.2.1. Thực tiễn áp dụng án lệ để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mạ

Có thể nhận thấy, hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, hầu hết các tranh chấp KDTM khi u cầu Tịa án giải quyết đều có các căn cứ từ các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện. Các tranh chấp được áp dụng án lệ để giải quyết tất cả các quan hệ pháp luật liên quan trong tranh chấp đó thường xảy ra khơng nhiều. Việc áp dụng án lệ để giải quyết một số vấn đề cụ thể trong các tranh chấp KDTM xảy ra nhiều hơn và có xu hướng ngày càng rõ nét. Nhận định này được đưa ra trên cơ sở hai căn cứ: một là dựa vào kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến; hai là dựa vào khảo sát các tranh chấp KDTM từng áp dụng án lệ để giải quyết ở Việt Nam thời gian qua.

Thứ nhất, căn cứ vào kết quả khảo sát các Thẩm phán của TAND các cấp ở một số

tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy, câu trả lời cho câu hỏi: từng áp dụng án lệ trong nước để giải quyết tranh chấp KDTM hay chưa, thì câu trả lời hầu hết là “chưa từng áp dụng” (tỷ lệ 76.5%). Số người trả lời “đã từng áp dụng”

khơng nhiều (22.5%), đặc biệt, chỉ có 1% số người được hỏi trả lời ở phương án “từng áp dụng án lệ quốc tế để giải quyết tranh chấp KDTM hay chưa” thì câu trả lời cũng

hoàn toàn tương tự là “chưa từng áp dụng” (tỷ lệ 88%). Số người trả lời “đã từng áp

dụng” khơng nhiều (11.5%), đặc biệt, chỉ có 0.5% số người được hỏi trả lời ở phương

án “thường xuyên áp dụng”. Với câu hỏi: “Quan điểm về mức độ nhất trí với nhận

định: Tịa án nhân dân ít khi áp dụng án lệ khi giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại” thì có tới 80/200 phương án hồn tồn nhất trí và 94/200 phương án cơ

bản nhất trí. Điều đó chứng tỏ đa số các Thẩm phán cũng nhận thấy về việc ít áp dụng án lệ trong q trình xét xử của TAND. Về nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế áp dụng án lệ thì có tới 119/198 lượt bình chọn (chiếm 60.1%) cho rằng số án lệ được ban hành hiện này là quá ít so với nhu cầu cần áp dụng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng do thiếu quy định chi tiết về điều kiện, yêu cầu khi áp dụng án lệ (54.04%), sự thiếu rõ ràng của án lệ hoặc do thói quen áp dụng các nguồn luật thành văn của các Thẩm phán hiện nay. Cá biệt có tới 69/198 lượt bình chọn (chiếm 34.85%) vẫn cho rằng nguyên nhân hạn chế áp dụng án lệ là do không nắm được nội dung án lệ. Đây thực sự là vấn đề hết sức đáng tiếc trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh hiệu quả của việc áp dụng án lệ trên thực tế.

Ngoài những nguyên nhân trên, thì cũng cịn nhiểu ngun nhân dẫn đến tình trạng hạn chế áp dụng án lệ chẳng hạn như viêc nhận thức về án lệ còn hạn chế, các tranh chấp thương mại ở Việt Nam phức tạp khó đế áp dụng hoặc do thói quen chỉ dựa vào văn bản quy phạm pháp luật của Thẩm phán. Với khảo sát: “Việc áp dụng án lệ để giải

quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại cần thiết hay khơng?” thì có tới 92 lượt

lựa chọn (chiếm 47.18%) cho rằng áp dụng án lệ là cần thiết trong giai đoạn hiện nay và sau này, vì muốn có hệ thống pháp luật hồn thiện luôn cần sự hỗ trợ của các loại nguồn bổ sung, trong đó có án lệ, có tới 89 lượt lựa chọn (chiếm 45.64%) cho rằng áp dụng án lệ là cần thiết trong giai đoạn hiện nay vì hệ thống pháp luật thành văn chưa hoàn thiện nên cần áp dụng án lệ làm nguồn bổ sung. Điều đó chứng tỏ, trong bối cảnh các tranh chấp kinh doanh thương mại ngày càng gia tăng

như hiện nay thì quy định về việc áp dụng án lệ ở Việt Nam là một vấn đề hết sức cần thiết, cần được nghiên cứu kỹ về quy trình thực hiện và đẩy mạnh hiệu quả áp dụng.

Thứ hai, nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc từ khi Nghị quyết số 03/2015/NQ-

HĐTP về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ có hiệu lực cho đến nay, số lượng bản án, quyết định lên quan đến tranh chấp KDTM được áp dụng án lệ mặc dù có nhưng chiếm tỷ lệ không nhiều trong số vụ đã giải quyết được bằng các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Cho tới nay, tổng số bản án và quyết định được TAND áp dụng án lệ về KDTM là 346 trong tổng số gần 1200 bản án, quyết định của các Tịa án có viện dẫn, áp dụng án lệ, trong đó TAND cấp huyện: 263; TAND cấp tỉnh: 82; TAND cấp cao: 01 [96]. Có phải vì các tranh chấp mà Tịa án giải quyết khơng có tính chất, tình tiết tương tự như các vấn đề pháp lý trong các án lệ đã được công bố. Quan điểm của tác giả cho rằng chưa hẳn là như vậy. Thực tế trong các vụ án mà các Tòa án đang giải quyết hoặc đã giải quyết có nhiều vụ án có tính chất, tình tiết tương tự như nội dung các án lệ. Tuy nhiên, các Tịa thường khơng phân tích, viện dẫn vấn đề pháp lý của án lệ trong phần “Nhận định của Tòa án” mà các Tòa thường chỉ vận dụng tinh thần nội dung của án lệ để giải quyết vụ án. Đơn cử như việc xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm trong vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng. Đa số các bản án của Tòa án chỉ vận dụng tinh thần của án lệ số 8 để giải quyết. Theo đó, các bản án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng thường tuyên như sau: “Kể từ ngày tiếp theo ngày …., ơng, bà … phải tiếp tục thanh tốn cho Ngân hàng khoản tiền nợ

gốc chưa thanh toán, tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay” nhưng lại khơng phân tích viện dẫn vấn đề pháp lý của án lệ số 8 trong phần

chẳng hạn như: Bản án số 66/2017/DSST ngày 22/11/2017 của TAND huyện NT xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ngun đơn, cơng nhận diện tích đất tranh chấp

724 m2 cho nguyên đơn. Về tình tiết và sự kiện pháp lý của bản án tương tự với Án lệ số 04/2016/AL của TANDTC. Bản án tuyên chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đúng với đường lối mà án lệ đưa ra. Tuy nhiên, khi lập luận cho phán quyết của mình, TAND huyện NT khơng viện dẫn Án lệ số 04/2016/AL.

Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua TAND cũng đã nhiều lần áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp KDTM. Tuy nhiên, đa phần khơng phải áp dụng để giải quyết tồn bộ các quan hệ pháp luật trong tranh chấp KDTM mà án lệ được sử dụng để làm rõ một số vấn đề cụ thể trong tranh chấp đó. Điều này chứng tỏ các Thẩm phán cũng

nhận thấy được vai trò quan trọng của án lệ trong cơ chế giải quyết các tranh chấp KDTM, nhưng vì thói quen áp dụng luật thành văn, hoặc do thiếu sự rõ ràng trong cơ chế bắt buộc áp dụng án lệ hoặc cũng có thể do nguồn án lệ thương mại hiện nay tương đối hạn chế dẫn đến việc các TAND chưa thực sự khai thác có hiệu quả nguồn án lệ này. Sau đây là một số ví dụ minh họa:

- Áp dụng án lệ để giải quyết tranh chấp KDTM (1): Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 07/2017/KDTM-PT ngày 15/8/2017, TAND tỉnh Khánh Hòa áp dụng án lệ số 08/2016/AL để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Đối với nghĩa vụ chậm trả thi hành án tiền vay do tổ chức tín dụng cho vay, Tịa án áp dụng án lệ số 08/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thông qua ngày 17/8/2016 và công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án TAND tối cao để tính tiền lãi chậm trả. Theo đó, đối với các khoản tiền vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng, ngồi khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn, phí mà khách hàng vay phải thanh toán cho bên vay theo hợp đồng tín dụng tính đến ngày xét xử sơ thẩm, thì kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất

mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay.

Đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng trên, việc Tịa án áp dụng án lệ số 08/2016/AL khơng phải để giải quyết tồn bộ nội dung của vụ tranh chấp mà chỉ để giải quyết một vấn về pháp lý nằm trong nội dung vụ án, là cách tính tính tiền lãi chậm trả trong trường hợp bên vay chậm trả khoản tiền vay do tổ chức tín dụng cho vay. Vấn đề này khi chưa được quy định, hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật, thì việc lựa chọn áp dụng tính lãi chậm trả một phần nội dung trong án lệ số 08/2016/AL là cách giải quyết linh hoạt, hiệu quả nhất.

- Áp dụng án lệ để giải quyết tranh chấp KDTM (2): Bản án KDTM sơ thẩm số 01/2018/KDTM-ST ngày 24/01/2018, TAND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương áp

dụng án lệ số 09/2016/AL để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Đối với số tiền lãi chậm thanh toán được xác định dựa theo án lệ số 09/2016/AL. Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa bị vi phạm do bên bán khơng giao hoặc không giao đủ hàng cho bên mua dẫn đến việc bên bán có nghĩa vụ hồn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán. Trường hợp này, tiền lãi do chậm thanh tốn được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường bằng mức lãi suất nợ q hạn trung bình của ít nhất 3 Ngân hàng tại địa phương tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm), trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Đối với tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trên, việc áp dụng án lệ số 09/2016/AL cũng khơng phải để giải quyết tồn bộ nội dung của vụ án mà chỉ để xác định tiền lãi do chậm thanh toán do nợ quá hạn trên thị trường, là một tình tiết pháp lý nằm trong nội dung của vụ án. Hợp đồng mua bán hàng hóa có phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại. Trường hợp này, người có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại không phải trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại đó.

Xét về mặt thực tiễn, sự ra đời của các án lệ này đã mang lại những đường lối giải quyết, những giải pháp pháp lý có giá trị, góp phần tháo gỡ được những khó

khăn, vướng mắc đang hiện hữu trong công tác xét xử cụ thể của các Thẩm phán trên thực tế. Tuy nhiên, bởi sự du nhập cần phải có thay đổi để thích nghi với mơi trường pháp lý cụ thể nên án lệ được áp dụng ở Việt Nam có những sự khác biệt nhất định so với án lệ của truyền thống Thông luật.

Các án lệ về thương mại mà TAND đã công bố, từ góc nhìn cơ sở pháp lý, có thể thấy rằng, các án lệ này được xây dựng phù hợp theo thẩm quyền, quy trình, quy định của Nghị quyết số 04/2019, có nghĩa các án lệ này được hình thành trên cơ sở pháp lý là Nghị quyết số 04/2019, điều này tạo nên giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành trong thực tiễn cho các án lệ. Theo đó, chỉ TAND tối cao mới có thẩm quyền tạo ra án lệ sau một quy trình rà sốt, đánh giá, thẩm định các bản án. Và chỉ có các án lệ được TAND tối cao cơng bố mới có hiệu lực thi hành. Nếu như các án lệ theo truyền thống Thơng luật hình thành tự nhiên từ các tịa có thẩm quyền phúc thẩm và tự động áp dụng thì án lệ ở Việt Nam phải được TAND tối cao công bố và ban hành mới có hiệu lực. Trong bối cảnh pháp lý của Việt Nam hiện nay, việc chỉ có TAND mới có thẩm quyền ban hành và tạo ra hiệu lực pháp lý cho án lệ là hồn tồn phù hợp, dù có thể dẫn đến những sai khác nhất định về bản chất án lệ. Điều này xuất phát từ truyền thống lập pháp, từ xu hướng luật thành văn cũng như từ trình độ pháp lý của các Thẩm phán.

Hiện nay, hầu như đa số các án lệ thương mại đã được công bố ở Việt Nam đều được xây dựng từ Quyết định giám đốc thẩm của TAND tối cao [96]. Như vậy, mặc dù quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 04/2019 về nguồn để hình thành án lệ là tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tịa án (miến là đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn quy định tại Điều 2 Nghị quyết 04/2019) mà khơng giới hạn nguồn hình thành án lệ chỉ là các Quyết định giám đốc thẩm của TAND tối cao, nhưng án lệ thương mại chủ yếu vẫn chỉ được xây dựng từ loại nguồn này. Điều này có thể lý giải được khi mà quy định về thừa nhận và áp dụng án lệ gần như mới trong giai đoạn đầu vận hành vào thực tiễn ở Việt Nam, việc sử dụng nguồn chủ yếu từ các Quyết định giám đốc thẩm – những phán quyết, những lập luận pháp lý từ cơ quan tài phán cao nhất ở Việt Nam được xem là bước đi cẩn trọng. Tuy nhiên, căn cứ vào quy trình

về án lệ tại Điều 1 Nghị quyết số 04/2019 và xuất phát từ bản chất án lệ, nguồn để hình thành án lệ trong tương lai cần được mở rộng hơn nữa cho các bản án phúc thẩm của các tòa cấp dưới.

Về mặt cấu trúc, có thể thấy các án lệ nói chung và án lệ thương mại nói riêng đã được TAND tối cao công bố và được TAND các cấp áp dụng được kết cấu phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, nhìn chung bao gồm các thành phần:

Một là là “Nguồn án lệ”, nêu rõ án lệ được hình thành từ phán quyết nào của

Tịa án gồm cả tên vụ án, số bản án mà Tòa án đã tuyên.

Hai là là phần “Khái quát nội dung của án lệ”, phần này nêu ngắn gọn nguyên tắc

pháp luật hoặc đường lối giải quyết được rút ra từ phần lập luận giải quyết các tranh chấp, các tình tiết, sự kiện pháp lý có trong vụ án ở phần sau của án lệ. Trong q trình tranh luận, cơng nhận, phản bác, lập luận để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp tồn

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 83 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w