Quan điểm đảm bảo áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong kinh

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 122 - 127)

7. Cấu trúc của luận án

4.1. Quan điểm đảm bảo áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong kinh

kinh doanh, thương mại ở Việt Nam

Áp dụng án lệ làm nguồn bổ trợ cho pháp luật là giải pháp quan trọng trong giai đoạn mà hệ thống pháp luật thành văn chưa thực sự hoàn thiện. Ngay cả trong một hệ thống pháp luật hoàn thiện, áp dụng án lệ cũng sẽ làm cho hệ thống pháp luật thêm toàn diện và khả thi.

Để áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM ở Việt Nam được hiệu quả, khoa học và bảo đảm pháp chế XHCN, cần dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, đồng thời, đảm bảo những quan điểm sau:

4.1.1. Áp dụng án lệ đảm bảo tính thống nhất của pháp luật

Một trong những nội dung của vấn đề đảm bảo tính thống nhất của pháp luật là các cơ quan nhà nước phải thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, trong đó, Hiến pháp được đặt ở vị trí tối cao, mọi hành vi pháp lý không được trái Hiến pháp. Pháp luật phải được hiểu và thực hiện một cách thống nhất trên phạm vi tồn quốc, tơn trọng tính đặc thù của địa phương nhưng các địa phương không được thực hiện những hoạt động mang tính biệt lệ, vơ ngun tắc. Đối với TAND và TTTM, khi áp dụng án lệ để để giải quyết các tranh chấp trong KDTM, tính thống nhất của pháp luật đặt ra những yêu cầu cụ thể sau:

- Phải tơn trọng tính tối cao của Hiến pháp và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Q trình áp dụng án lệ khơng được trái với những nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong Hiến pháp. Điều này đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 104 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử,

tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển án lệ trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm xét xử nhằm áp dụng thống nhất pháp luật. Do đó, việc áp dụng án lệ đương nhiên phải tuân thủ nguyên tắc Hiến định và các nguyên tắc được nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Phải hiểu và áp dụng thống nhất những quy định của pháp luật khi áp dụng án lệ; hiểu thống nhất về án lệ. Chẳng hạn như, khi pháp luật cho phép áp dụng án lệ thì đương nhiên cơ quan có thẩm quyền sẽ được thực hiện quyền này. Nếu khơng có pháp luật mà có án lệ khơng trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, ở vào các trường hợp được áp dụng án lệ thì khơng thể khơng áp dụng án lệ. Án lệ được viện dẫn phải là những án lệ có sự thống nhất về nội dung. Đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại trong nước, thì đó là áp dụng các án lệ đã được TAND tối cao cơng bố. Cịn đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngồi thì các án lệ quốc tế được viện dẫn phải là những án lệ có sự thống nhất về nội dung. Các án lệ quốc tế đó khơng phải tất cả mọi người trong cộng đồng đều biết, nhưng nhất thiết những người biết về nó thì phải thống nhất về nội dung. Việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật cịn thể hiện ở khía cạnh, pháp luật Việt Nam có ba loại nguồn là văn bản quy phạm pháp luật, tập quán và án lệ, khi đó, áp dụng án lệ hay áp dụng tập quán phải không được mâu thuẫn, chồng chéo và đảm bảo thứ tự ưu tiên

trên cơ sở quy định pháp luật.

- Chỉ áp dụng án lệ khi ở vào những trường hợp pháp luật cho phép. Nghiên cứu những văn bản quy phạm pháp luật là nguồn cơ bản của các ngành luật chủ yếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam cho thấy, án lệ thường được áp dụng trong trường hợp khơng có pháp luật, khơng có tập qn điều chỉnh, hoặc khơng thể áp dụng các quy phạm pháp luật tương tự khi giải quyết các tranh chấp, lúc đó án lệ sẽ là nguồn luật bổ trợ để kịp thời giải quyết các tranh chấp đó.

Như vậy, cần quán triệt quan điểm, dù hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện, việc thiếu quy phạm điều chỉnh quan hệ thương mại là điều tồn tại khi giải quyết các tranh chấp KDTM, thì việc áp dụng án lệ cũng phải tuân thủ nguyên tắc áp

Sự chủ động, tích cực của TAND tối cao sẽ đảm bảo cho rất nhiều giải pháp đẩy mạnh áp dụng án lệ được khả thi. Chẳng hạn như chủ động tích cực để tập huấn về án lệ cho Thẩm phán; chủ động, tích cực nghiên cứu về án lệ, tuyên truyền phổ biến về án lệ; chủ động tích cực kiến nghị và tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật về áp dụng án lệ.

Vai trị chủ động, tích cực của Tịa án cịn thể hiện ở sự tích cực, chủ động của TAND cấp tỉnh, cấp huyện và các Thẩm phán. Theo quy định hiện hành, án lệ là loại nguồn bổ trợ cho pháp luật thành văn. Nếu khơng có pháp luật thành văn thì có thể áp dụng án lệ. Tuy nhiên, việc áp dụng án lệ hiện nay không phải là sự bắt buộc cho mọi trường hợp. Do vậy, nếu chủ thể có thẩm quyền khơng áp dụng, thì khơng có chế tài cụ thể nào để xử lý. Đó cũng chính là lý do vì sao quan điểm áp dụng án lệ là phải phát huy vai trị chủ động, tích cực của TAND các cấp. Hiện nay, một trong những nguyên nhân khiến việc áp dụng án lệ công bố bởi TAND tối cao chưa thực sự khả thi chính là do việc ngại áp dụng của các Thẩm phán.

4.1.2. Áp dụng án lệ hướng đến hoàn thiện hệ thống pháp luật

Áp dụng án lệ ngồi mục đích bổ trợ cho pháp luật thì cịn mang ý nghĩa là từ thực tiễn áp dụng, nhà nước sẽ lựa chọn những án lệ nào phù hợp với mục tiêu điều chỉnh các quan hệ xã hội của nhà nước đề nâng lên thành pháp luật, làm cho hệ thống pháp luật trở nên hoàn thiện hơn. Đây vốn dĩ là cách làm truyền thống, ngay từ khi nhà nước mới được thành lập, giai cấp thống trị đã sử dụng phương pháp này để hình thành nên pháp luật bên cạnh việc ban hành những quy định mới. Đối với Việt Nam, cũng đã có trường hợp nhà nước sau một thời gian áp dụng án lệ, đã kế thừa nội dung án lệ để nâng án lệ đó lên thành luật. Chẳng hạn như ngày 11/1/2019, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 / 3 /2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm. Theo đó, trên cơ sở kế thừa nội dung của án lệ số 08/2016/AL, điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị quyết quy định: “Điều 13. Quyết định lãi, lãi suất trong bản án,

quyết định của Tòa án”. Quy định trên ghi nhận 02 nội dung án lệ 08/2016/AL đó là tính liên tục trong thời gian tính lãi và mức lãi chậm trả, đồng

thời mở rộng phạm vi áp dụng đối với các trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên có thỏa thuận trả lãi chứ không chỉ được giới hạn trong quan hệ hợp đồng tín dụng.

Việc áp dụng án lệ hướng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, quan điểm này cần được quán triệt vì từ đây sẽ làm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các hướng:

Thứ nhất, sẽ hoàn thiện hệ thống nguồn của pháp luật, làm cho hệ thống pháp

luật có nguồn “mở”, nguồn phong phú, đa dạng. Thực tế đã chứng minh, nguồn của pháp luật càng phong phú, đa dạng thì hệ thống pháp luật càng trở nên có tính tồn diện. Một hệ thống pháp luật có nguồn “đóng”, tức là chỉ dựa vào duy nhất nguồn văn bản quy phạm pháp luật thì sẽ gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật do sự thiếu tồn diện của chính loại nguồn văn bản này. Thừa nhận loại nguồn án lệ và áp dụng án lệ chính là một trong những giải pháp quan trọng để hồn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đảm bảo tính tồn diện cho hệ thống pháp luật.

Thứ hai, từ việc áp dụng sẽ đưa những nội dung trong án lệ phù hợp và có tính

phổ biến lên thành văn bản quy phạm pháp luật, bổ sung những quy phạm còn thiếu hụt trong hệ thống văn bản quy phạm.

Chính vì vậy, việc áp dụng án lệ cần thực hiện nghiêm túc, có tổng kết, rút kinh nghiệm và báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có căn cứ đề xuất hồn thiện hệ thống pháp luật, góp phần thành cơng cho sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

4.1.3. Áp dụng án lệ đáp ứng tính phong phú đa dạng và nhất quán trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

Thông thường, trong quan hệ pháp luật, các bên luôn được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, đối với những quan hệ thương mại mà pháp luật chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đầy đủ, quyền, lợi ích hợp pháp có thể chưa xác định được, thì bản thân các bên cũng ln có quyền, có nghĩa vụ, có lợi ích chính đáng. Khi áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM, chủ thể có thẩm quyền phải lưu ý đảm bảo nguyên tắc này. Các tranh chấp trong KDTM suy cho cùng là tranh chấp về lợi ích, thơng thường là lợi ích vật chất, cũng có thể có lợi ích tinh thần

liên quan đến những giá trị nhân thân. Dù chưa có pháp luật điều chỉnh hay pháp luật chưa hồn thiện, thì những ngun tắc như bảo vệ giá trị đạo đức, trật tự cơng cộng, tính cơng bằng... vẫn ln phải được tính đến. Do vậy, đối với hoạt động áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM, TAND cũng như TTTM phải quán triệt nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của các bên, vì điều đó cũng chính là bảo vệ giá trị đạo đức, bảo vệ trật tự cơng cộng, tơn trọng tính cơng bằng trong các quan hệ xã hội.

4.1.4. Áp dụng án lệ phải đảm bảo sự tơn trọng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đánh của các cá nhân, tổ chức, quốc gia đánh của các cá nhân, tổ chức, quốc gia

Khơng chỉ bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các bên trong quan hệ thương mại có áp dụng án lệ, mà việc áp dụng cịn phải tơn trọng, bảo vệ lợi ích của cộng đồng, của quốc gia và của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Một án lệ quốc tế có thể khơng có lợi cho một quốc gia trong một quan hệ thương mại quốc tế cụ thể. Ở vào những trường hợp trên, việc áp dụng án lệ quốc tế phải được cân nhắc.

Qn triệt ngun tắc này cũng chính là góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN. Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam đã đưa ra những cam kết hiến định trong Hiến pháp năm 2013 như: đối với các cá nhân, Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ; trong mối quan hệ với các quốc gia khác, Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w