Cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 39)

7. Cấu trúc của luận án

1.4. Cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.4.1. Cơ sở lý thuyết

Một số cơ sở lý thuyết được sử dụng trong luận án:

+ Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới.

+ Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách pháp luật nói chung và chính sách phát triển án lệ trong giai đoạn hiện nay.

+ Lý luận và thực tiễn pháp lý về nguồn pháp luật giải quyết tranh chấp trong KDTM (gồm: văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, án lệ…)

+ Lý luận về vai trò của Nhà nước trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Từ việc xác định tiền đề nghiên cứu là án lệ, đồng thời dựa trên nền tảng triết học, nhu cầu áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM và từ tình hình nghiên cứu, luận án đã xác định các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu tập trung vào ba vấn đề lớn mà đề tài luận án cần nghiên cứu – đó là lý luận, thực trạng và kiến nghị liên quan đến vấn đề áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM ở Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu chung: Hiện ở Việt Nam có bắt buộc áp dụng án lệ để giải

quyết các tranh chấp trong KDTM hay không? Trong trường hợp nào thì áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM? Nguồn án lệ có đáp ứng nhu cầu để giải quyết các tranh chấp hay không? Thực tiễn xây dựng, công bố và sử dụng án lệ hiện nay ở Việt Nam có những bất cập gì và tại sao? Và làm thế nào để khắc phục những bất cập liên quan đảm bảo hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về việc áp dụng án lệ trong thực tiễn Việt Nam hiện nay?

Giả thuyết nghiên cứu chung: Việt Nam hiện đã có quy định về áp dụng án lệ

để giải quyết các tranh chấp trong KDTM. Án lệ được áp dụng khi khơng có pháp luật thành văn điều chỉnh, khơng có tập qn, khơng thể áp dụng tương tự pháp luật hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Tuy nhiên, đây là một quy định tương đối mới so với quan điểm truyền thống về việc áp dụng luật ở Việt Nam. Thêm vào đó, số lượng nguồn án lệ thương mại là tương đối ít. Điều đó dẫn đến thực tiễn áp dụng án lệ giải quyết các tranh chấp trong KDTM ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Vì vậy, cần có các giải pháp đồng bộ để khắc phục các bất cập liên quan.

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu chung và làm rõ giả thuyết nghiên cứu chung, Luận án phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể và làm rõ các giả thuyết nghiên cứu cụ thể trong các mảng nghiên cứu sau:

Thứ nhất, đối với vấn đề nghiên cứu lý luận

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể về lý luận: Các khái niệm “án lệ”, “tranh chấp KDTM”, “Giải quyết tranh chấp KDTM” và “áp dụng án lệ” được hiểu như thế nào?

của án lệ trong hệ thống nguồn luật ở các nước Thông luật, Dân luật và Việt Nam như thế nào?

Giả thuyết nghiên cứu cụ thể về lý luận: Khái niệm “án lệ” theo quan niệm của

Việt Nam có nhiều điểm khác so với một số quốc gia trên thế giới, các khái niệm “tranh chấp kinh doanh, thương mại”, và “áp dụng án lệ” chưa được diễn giải đầy đủ ở Việt Nam. Việc áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp KDTM là hết sức cần thiết. Án lệ được xem là một loại nguồn của pháp luật ở các nước Thông luật, Dân luật cũng như ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, đối với vấn đề nghiên cứu thực trạng pháp luật

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể về thực trạng: Môi trường xã hội và môi trường

pháp lý ở Việt Nam có bảo đảm tốt cho việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp KDTM không? Các bất cập của pháp luật hiện hành liên quan tới áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp thương mại là những gì, và nguyên nhân của chúng là gì? Thực tiễn áp dụng án lệ hiện nay ở Việt Nam đã đạt được hiệu quả như kỳ vọng của các nhà lập pháp chưa?

Giả thuyết nghiên cứu cụ thể về thực trạng: Môi trường xã hội và môi trường

pháp lý hiện tại chưa đáp ứng tốt cho việc áp dụng án lệ giải quyết các tranh chấp trong KDTM. Có nhiều bất cập trong các qui định pháp luật hiện hành liên quan mà phần lớn là do nguyên nhân chủ quan. Tuy án lệ đã được thừa nhận

ở Việt Nam, tuy nhiên việc vận dụng nó vào trong thực tiễn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Thứ ba, đối với các kiến nghị liên quan

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể về kiến nghị cải cách: Có cần các kiến nghị

đồng bộ về các cải cách liên quan khơng, và các kiến nghị đó bao gồm những gì?

Giả thuyết nghiên cứu cụ thể về kiến nghị cải cách: Rất cần các kiến nghị

đồng bộ về cải cách liên quan trong đó bao gồm: việc hồn thiện phần lý luận về án lệ, hoàn thiện các quy định pháp luật và hoàn thiện một số giải pháp khác nhằm nâng cao khả năng thực thi của pháp luật về các quy định áp dụng án lệ trong thực tiễn tại Việt Nam.

Với tổng quan tình hình nghiên cứu như trên và xuất phát từ những nhận định tại phần tiểu kết này, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài “Áp dụng án lệ để

giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay” để

làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế. Trong luận án, ngồi các nội dung có thể kế thừa một phần từ những cơng trình khác thì hầu hết phần nghiên cứu về lý luận, pháp lý, thực trạng, quan điểm và giải pháp sẽ thể hiện sự đóng góp mới của đề tài cho vấn đề nghiên cứu.

Kết luận Chương 1

Án lệ và việc áp dụng có hiệu quả giá trị của nó được coi là một đề tài thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia và các nhà khoa học pháp lý ở trong và ngoài nước. Đặc biệt là trong xu thế của nền kinh tế thị trường, khi mà các tranh chấp KDTM ngày càng tăng thì nhu cầu áp dụng án lệ ngày càng cao.

Thông qua việc khảo sát về tổng quan tình hình nghiên cứu về áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM ở Việt Nam có thể rút ra một số nhận định như sau:

- Số lượng cơng trình nghiên cứu về án lệ nhìn chung là tương đối nhiều và có nhiều cơng trình có giá trị tham khảo tốt.

- Các cơng trình nghiên cứu về thực tiễn sử dụng án lệ trên thế giới cũng tương đối nhiều đặc biệt là ở các nước thuộc hệ thống Thơng luật, là những nước có truyền thống áp dụng án lệ từ lâu đời. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thực tiễn sử dụng án lệ ở Việt Nam lại rất khiêm tốn, chủ yếu là áp dụng án lệ trong xét xử nói chung của Tịa án. Sở dĩ như vậy là vì án lệ mới bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam từ năm 2015, do đó tính thực tiễn của nó chưa cao. Đặc biệt thực tiễn áp dụng án lệ thương mại ở TTTM, kể cả các án lệ thương mại quốc tế hầu như là rất hiếm thấy.

- Việt Nam chưa thực sự thu hút được sự nghiên cứu, phối hợp nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài trong việc khảo sát áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM.

- Kể từ khi án lệ được công bố và áp dụng tại Việt Nam, chúng ta chưa thực sự chú trọng nghiên cứu một cách tổng quát việc áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM. Đây có lẽ cũng là một trong những lý do làm hạn chế hiệu quả áp dụng án lệ trên thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua.

Từ những nhận định trên, tác giả cho rằng đẩy mạnh nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng án lệ thương mại của TAND và TTTM là thực sự cần thiết để Việt Nam sử dụng một cách có hiệu quả nguồn luật này trong thực tiễn.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về án lệ

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w