7. Cấu trúc của luận án
2.1.4. Điều kiện bản án, quyết định trở thành án lệ
Trước hết, một bản án muốn trở thành án lệ thì nội dung của bản án đó phải liên
quan đến vấn đề pháp lý chưa được văn bản quy phạm pháp luật đề cập hoặc đề cập còn chung chung, thiếu tính cụ thể. Đối với các nước thơng luật, một trong những
yếu tố để tạo ra án lệ là quyết định của thẩm phán trong vụ án cụ thể liên quan đến các vấn đề pháp luật mới nảy sinh hoặc một nghi vấn pháp luật [84]. Đối với các nước theo hệ thống dân luật, án lệ là bản án, quyết định của Tòa án, khi nhắc tới án lệ là nhắc tới bản án, quyết định cụ thể của tòa án trong một vụ việc cụ thể [90]. Án lệ do tòa án tạo ra và khơng được tạo ra ngồi những tình huống, sự kiện có thực của một vụ án.
Thứ hai, trong bản án phải thể hiện quan điểm đánh giá chứng cứ của thẩm phán
hoặc của các thẩm phán trong Hội đồng xét xử về các vấn đề pháp luật được đặt ra. Nếu khơng có quan điểm, đường lối giải quyết trong bản án thì khơng thể trở thành án lệ. Thông thường những bản án tạo thành những án lệ phổ biến gắn liền với việc các thẩm phán thể hiện quan điểm của mình đối với câu hỏi pháp luật đặt ra một cách rõ ràng, dứt khoát. Quan điểm của thẩm phán đối với vấn đề pháp lý mới nảy sinh trong vụ án sẽ được chấp nhận khi thẩm phán có những lập luận đưa ra trong một án lệ hợp lý và có logic pháp luật[84]. Đối với các nước theo hệ thống dân luật, không phải mọi bản án, quyết định của tòa án cấp cao nhất trong hệ thống tòa án (Trừ các quyết định của Tòa án Hiến pháp) đều được coi là án lệ. Chỉ những bản án, quyết định của tịa án cấp cao nhất có chứa đựng những giải pháp pháp luật, những câu hỏi phức tạp về pháp luật đã được giải đáp trong một bản án, quyết định tòa án cụ thể trong một vụ việc cụ thể mới được coi là án lệ [90]. Như vậy, có nhiều trường hợp những quyết định xét xử của tịa án cấp tối cao đưa ra nhưng không chứa đựng và hình thành một giải pháp pháp luật, một hướng áp dụng pháp luật mới, khơng trả lời được một tình huống pháp luật gây tranh cãi thì những quyết định này sẽ khơng tạo ra án lệ.
Thứ ba, án lệ do thẩm phán tạo ra phải xuất phát từ vấn đề pháp lý trong các vụ
việc và thẩm phán đứng trước nhiệm vụ phải đưa ra phán quyết bằng cách này thẩm phán đã tạo ra luật trong một trường hợp cụ thể. Cách tạo ra án lệ trong điều kiện này khác hẳn với công việc xây dựng luật của các nhà lập pháp. Các thẩm phán trong hệ thống Thông luật đặc biệt là trong pháp luật Anh không coi công việc của họ đơn thuần là áp dụng pháp luật mà họ cịn có chức năng sáng tạo ra pháp luật (qua các án
lệ) để góp phần hồn thiện pháp luật. Đối với những trường hợp dù đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh tranh chấp, thì án lệ được tạo ra chính là lời giải đáp cho việc áp dụng các quy định pháp luật chứa đựng những nguyên tắc chung trong một trường hợp cụ thể. Một thực tế hiển nhiên là văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành, rất nhiều trường hợp có chứa đựng các quy phạm với cách khái quát cao và trừu tượng. Đương nhiên, các nhà lập pháp không thể tiên liệu hết các thay đổi của điều kiện thực tế trong cuộc sống xã hội. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các thẩm phán tạo ra các án lệ khi hiểu và giải thích, áp dụng các văn bản pháp luật cũng như đạo luật. Như vậy, án lệ do thẩm phán tạo ra luôn dựa trên cơ sở các vụ kiện cụ thể, khi trở thành án lệ thì được các thẩm phán viện dẫn làm căn cứ giải quyết các vụ việc tương tự [41]. Khi đó, những nội dung của án lệ sẽ được các thẩm phán viện dẫn, nhắc lại để phục vụ cho lập luân hợp lý của họ.
Trong hệ thống pháp luật của các nước theo hệ thống Dân luật thì án lệ được coi là nguồn luật bổ trợ có giá trị tham khảo cho các thẩm phán áp dụng pháp luật thống nhất. Trong các hệ thống pháp luật Pháp, Đức thì sự tham khảo các án lệ của Tòa án cấp tối cao là một hoạt động thường xuyên và cần thiết của các tòa án cấp dưới. Đặc biệt, quan hệ về giám đốc xét xử của tòa án cấp trên và cấp dưới trong hệ thống pháp luật này cho thấy các tịa án cấp dưới phải giải thích khi khơng tuân theo đường lối, giải pháp xét xử đã được thiết lập trong án lệ của tòa án tối cao [43].
Thứ tư, trong mối quan hệ với luật do cơ quan lập pháp ban hành thì án lệ có hiệu
lực thấp hơn. Đây là một đặc điểm nền tảng và tối quan trọng khi tiếp cận với khái niệm về án lệ trong bất kỳ hệ thống pháp luật nào trên thế giới [42]. Trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc hệ thống thông luật như nước Anh, Mỹ khi Nghị viện đã ban hành luật thì tịa án phải xét xử trên cơ sở của luật cho dù luật này bãi bỏ những nguyên tắc pháp luật đã được thiết lập trong những án lệ trước đó. Trong hệ thống Dân luật thì điều này dễ dàng nhận thấy khi mà nội dung các quyết định xét xử của tòa án đều được tuyên trên cơ sở căn cứ các quy định pháp luật chứ không phải dựa trên căn cứ duy nhất là án lệ. Án lệ trong hệ thống Dân luật chỉ là nguồn luật bổ sung, giải thích làm tăng tính thuyết phục và rõ ràng trong các quyết định của
tòa án.