7. Cấu trúc của luận án
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn
những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thông qua việc hệ thống các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài lựa chọn, tác giả luận án có một số đánh giá như sau:
Qua phần tổng quan, tình hình nghiên cứu cho thấy, có nhiều cơng trình ở các cấp độ khác nhau, từ đề tài các cấp tới luận văn, sách tham khảo, tạp chí và bài báo đã nghiên cứu về án lệ. Hay nói cách khác, các cơng trình nghiên cứu về án lệ, án lệ với vai trò nguồn của pháp luật cho đến nay là rất phong phú, đa dạng. Sự đa dạng này không phải chỉ là nhận xét đối với các nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam mà còn là đánh giá về các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngồi.
Các cơng trình này góp phần hình thành nguồn tài liệu có giá trị để tác giả luận án cũng như nhiều người nghiên cứu khác tham khảo. Những nghiên cứu đề cập đến ở trên đã làm cho lý luận về án lệ trở nên hoàn thiện. Các nghiên cứu sau này có thể dựa vào nguồn tài liệu nói trên để hệ thống hóa lý luận về án lệ, với các vấn đề như: khái niệm, đặc điểm, bản chất, vai trò, các nguyên tắc áp dụng, lịch sử ra đời và phát triển của án lệ, mối quan hệ của án lệ với các nguồn pháp luật khác…
Những nghiên cứu về án lệ với vai trò nguồn của pháp luật cũng đã tạo thành một tập hợp gồm rất nhiều cơng trình. Các cơng trình nghiên cứu này gồm cả cơng trình nghiên cứu của Việt Nam và của nước ngồi, đề cập đến vai trị nguồn bổ trợ cho pháp luật của án lệ đối với Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Các cơng trình này tồn tại ở các dạng: đề tài nghiên cứu, hội thảo, sách, tạp chí và một số lượng khơng nhỏ các bài báo. Đối với Việt Nam, các vấn đề này dường
như rất thu hút giới nghiên cứu. Các nhà khoa học có thể viết về sự bổ trợ của án lệ đối với pháp luật, án lệ trong hệ thống Thông luật và Dân luật, thực tiễn hiệu quả áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay so với các nguồn luật khác...
Nguồn tư liệu trên hỗ trợ cho tác giả luận án và những người nghiên cứu hiện nay các vấn đề như: hoàn thiện lý thuyết về nguồn án lệ của pháp luật; khẳng định vai trị tất yếu và khơng thể thay thế của án lệ trong vai trò nguồn bổ trợ cho pháp luật đối với Việt Nam cũng như các quốc gia thuộc hệ thống Thông luật và Dân luật; Thẩm quyền xây dựng và áp dụng án lệ; Nguyên tắc cơ bản khi áp dụng án lệ...
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu những vấn đề lý luận về áp dụng án lệ nói chung cịn đối với việc áp dụng các án lệ thương mại để giải quyết các tranh chấp KDTM đặc biệt là ở Việt Nam thì chưa có một cơng trình nào đề cập và nghiên cứu tới. Mặt khác, về thẩm quyền, cách thức, quy trình áp dụng các án lệ giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cụ thể như thế nào, lựa chọn mơ hình nào cho thật sự phù hợp với hoàn cảnh pháp lý ở Việt Nam thì đó cịn là vấn đề cịn bỏ ngỏ, chưa được các cơng trình đào sâu nghiên cứu.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu
Với tổng quan tình hình cơng trình khoa học như trên, tác giả cho rằng có rất nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu đó là:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh
chấp KDTM ở Việt Nam hiện nay.
Cơ sở lý luận về áp dụng án lệ để giải quyết tranh chấp KDTM ở Việt Nam hiện nay là vấn đề khoa học rộng lớn, liên quan đến thẩm quyền của nhiều loại chủ thể. Trong phạm vi luận án, tác giả sẽ nghiên cứu cơ sở lý luận về áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại của hai nhóm chủ thể có thẩm quyền là Tòa án và TTTM. Đây sẽ là mảng vấn đề làm luận án thể hiện tính mới, vì chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu vấn đề này.
Để hoàn thiện luận án về vấn đề này, tác giả sẽ dựa vào các nghiên cứu thuộc nhóm nghiên cứu về án lệ, nghiên cứu án lệ với vai trò nguồn của pháp luật, nghiên cứu về hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp KDTM để xây dựng
phần lý luận về áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp KDTM của Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, nghiên cứu các vấn đề pháp lý về áp dụng án lệ để giải quyết các
tranh chấp trong KDTM ở Việt Nam hiện nay. Vấn đề này, thời gian qua đã được đề cập trong một số đề tài, bài báo nhưng khơng phải đề cập trực tiếp, tồn diện. Mỗi cơng trình chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ hoặc vấn đề có liên quan. Ví dụ, có cơng trình đề cập đến cơ sở pháp lý của việc áp dụng án lệ trong một đạo luật (Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ); có cơng trình đề cập đến cơ sở pháp lý của áp dụng án lệ trong giải quyết một vụ tranh chấp KDTM cụ thể (thông thường là nghiên cứu dưới dạng bình luận bản án hoặc đánh giá phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp trong KDTM).
Khi nghiên cứu vấn đề này, luận án sẽ kế thừa các nghiên cứu hiện có, phát triển thành mảng nội dung có hệ thống, có tính khái qt về cơ sở pháp lý trong áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM ở Việt Nam hiện nay. Phát hiện những ưu điểm để phát huy, tìm kiếm những hạn chế và nguyên nhân để giải quyết những hạn chế đó. Đồng thời, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất việc bổ sung, sửa đổi một số quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu quả áp dụng án lệ trên thực tế.
Thứ ba, nghiên cứu về thực trạng áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp
trong KDTM ở Việt Nam. Đây là vấn đề mới vì án lệ chỉ mới được thừa nhận để áp dụng Việt Nam từ năm 2015. Trong khi đó, việc áp dụng án lệ đã được nghiên cứu, thừa nhận và áp dụng từ rất lâu tại các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia theo hệ thống Thơng luật. Do đó, so với thực tiễn phong phú từ các nước, thì ở Việt Nam vấn đề về thực trạng áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp đặc biệt là các tranh chấp trong KDTM vẫn còn rất hạn chế.
Tác giả luận án sẽ kế thừa phần trình bày về các trường hợp áp dụng án lệ trong những cơng trình nghiên cứu đã có. Đồng thời, bổ sung thêm những trường hợp áp
dụng án lệ mà các cơng trình nghiên cứu khác chưa đề cập đến. Vấn đề quan trọng là luận án sẽ trình bày những nghiên cứu hồn tồn mới trong phần khái quát thực trạng, phần đánh giá ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của các ưu điểm, hạn chế của việc áp dụng áp lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM đã và đang được tiến hành ở Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, nghiên cứu về quan điểm, giải pháp đảm bảo áp dụng án lệ để giải
quyết các tranh chấp trong KDTM ở Việt Nam hiện nay cũng là vấn đề mới. Trong luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu, xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong KDTM của TAND và TTTM ở Việt Nam hiện nay.
Trong các cơng trình nghiên cứu đã có, khi trình bày về những nội dung lý thuyết liên quan, các tác giả có thể đã đề xuất một vài giải pháp cho những tình huống cụ thể. Tác giả luận án sẽ dựa vào những nguyên nhân của thực trạng được nghiên cứu trong luận án để xác định các quan điểm và xây dựng các giải pháp giải quyết nội dung khoa học này