7. Cấu trúc của luận án
3.2. Thực tiễn áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương
3.2.2. Thực tiễn áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương
thương mại tại Trọng tài thương mại
Ở Việt Nam hiện nay, các án lệ được TAND tối cao công bố chủ yếu đều do TAND các cấp áp dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp. Đối với TTTM, hầu
như chưa có một tranh chấp KDTM nào được các Trọng tài viên sử dụng án lệ do TAND tối cao công bố để giải quyết. Đối với các tranh chấp thương mại quốc tế cũng hoàn toàn tương tự, các án lệ do TAND tối cao công bố chưa được các Trọng tài viên tham khảo, áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, khi giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngồi mà Việt Nam là một trong các bên tranh chấp, thì nguồn án lệ quốc tế trong đó bao gồm án lệ quốc gia và án lệ hình thành từ giải quyết tranh chấp theo các Điều ước quốc tế lại được các Luật sư, Trọng tài viên khai thác, áp dụng cực kỳ có hiệu quả. Điển hình có thể kể đến các vụ tranh chấp sau:
Vụ tranh chấp thứ nhất, phán quyết của Trọng tài được tuyên trên cơ sở áp dụng
án lệ của CISG [75].
Tranh chấp giữa nguyên đơn Việt Nam (người mua) và bị đơn Hàn Quốc (người bán). Do hàng hóa người bán giao có khuyết tật, khơng phù hợp với hợp đồng, người mua đòi bồi thường thiệt hại. Hai bên không thỏa thuận được về số tiền bồi thường. Tranh chấp được xét xử tại VIAC.
Ngày 3 tháng 8 năm 1997, nguyên đơn và bị đơn đã ký hợp đồng mua bán quốc tế số 0014/97, theo đó nguyên đơn mua của bị đơn hai máy thêu trị giá 136.000 USD theo điều kiện CIF cảng Thành phố Hồ Chí Minh, bảo hành 12 tháng sau khi hồn thành lắp đặt.
Thực hiện hợp đồng, ngày 16 tháng 8 năm 1997, bị đơn đã giao hai máy thêu cho nguyên đơn, máy đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Trong q trình sử dụng, máy có nhiều hỏng hóc, bị đơn đã cử chuyên gia sang Việt Nam sửa chữa nhưng không thành công. Bị đơn cam kết sẽ sửa chữa xong vào ngày 4 tháng 4 năm 1998 và sẽ bồi thường 29.202 USD cho 40 ngày máy ngừng hoạt động nhưng sau đó bị đơn chỉ bồi thường 4.302 USD và không tiếp tục sửa chữa máy nữa.
Nguyên đơn đã trưng cầu SGS Việt Nam giám định tình trạng hai máy thêu. Biên bản giám định ngày 1 tháng 9 năm 1998 của SGS ghi “hai máy không thể sản
xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của nguyên đơn”. Do máy ngừng hoạt động, nguyên
đơn đòi bị đơn đổi hai máy mới và bồi thường thiệt hại phát sinh cho nguyên đơn. Trong văn thư gửi nguyên đơn ngày 12 tháng 2 năm 1999, bị đơn cho rằng:
- Nguyên đơn đã đơn phương mời SGS Việt Nam làm giám định nên kết quả không ràng buộc bị đơn.
- Ngày 15 tháng 10 năm 1998 nhân viên của bị đơn đến thăm phân xưởng của nguyên đơn thì thấy một trong hai máy vẫn hoạt động.
Vì vậy, bị đơn đề nghị cho trưng cầu giám định bởi một công ty giám định quốc tế, đồng thời bị đơn chấp nhận đề nghị của nguyên đơn về việc đổi hai máy.
Ngày 18 tháng 4 năm 1999, bị đơn thông báo cho nguyên đơn việc tái giám định sẽ được tiến hành từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 4 năm 1999 bởi Vinacontrol có sự chứng kiến của luật sư A của nước nguyên đơn. Nguyên đơn không phản đối.
Ngày 28/4/1999, vinacontrol cấp biên bản giám định số 095/1999D, trong đó kết luận máy bị hỏng hóc, tình trạng lắp ráp, căn chỉnh hai máy chưa hoàn tất, vào thời điểm giám định, cả hai máy đều không thể vận hành được.
Ngày 4 tháng 5 năm 1999, nguyên đơn kiện bị đơn ra Trọng tài, đòi: - Trả lại hai máy thêu, lấy lại tiền
- Bồi thường thiệt hại, gồm:
+ Chi phí nhân cơng trong thời gian máy ngừng hoạt động
+ Lãi suất trên số tiền hàng 136.000 USD kể từ ngày thanh toán đến ngày Trọng tài xét xử
+ Chi phí giám định trả cho SGS Việt Nam
+ Thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần. Phán quyết Trọng tài:
1. Việc giao hàng có khuyết tật máy bị hư hỏng trong thời hạn bảo hành và sau đó khơng vận hành được đã được chứng minh bởi bằng chứng sau:
Thứ nhất, bị đơn đã cam kết sửa chữa xong hai máy vào ngày 4 tháng 4 năm 1998 và sẽ bồi thường 29.292 USD cho 40 ngày máy không hoạt động được, thực tế đã bồi thường 4.302 USD.
Thứ hai, bị đơn đã đề nghị và trực tiếp chỉ định Vinacontrol giám định lại hai máy, kết quả giám định trong biên bản giám định ngày 28 tháng 4 năm 1999 là máy hỏng hóc, hai máy khơng vận hành được và bị đơn không hề phản đối kết quả này, tức thừa nhận máy hỏng hóc.
Thứ ba, bị đơn đã chấp nhận đề nghị đổi máy hỏng hóc bằng hai máy đúng phẩm chất. Việc này, chứng tỏ bị đơn đã công nhận hai máy kém phẩm chất, không sử dụng được.
Từ đó, Trọng tài kết luận bị đơn giao hai máy có khuyết tật và phải chịu trách nhiệm trước nguyên đơn về việc này.
2. Về yêu cầu trả lại hai máy, đòi lại tiền hàng của nguyên đơn:
Khi phát hiện hai máy thêu có khuyết tật, bị hỏng hóc trong thời hạn bảo hành, nguyên đơn đã yêu cầu bị đơn thay thế hai máy này có phẩm chất đúng như quy định của hợp đồng và bị đơn đã chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn. Như vậy, phương án thay thế hai máy, lấy lại tiền hàng thông thường được áp dụng khi người mua không thể thay thế được máy khác. Phương án thay thế hai máy có khuyết tật phù hợp với Pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước. Vì vậy, Trọng tài khơng chấp nhận yêu cầu trả lại hai máy, đòi lại tiền hàng của nguyên đơn, mà quyết định buộc
bị đơn phải thay thế hai máy mới phù hợp với quy định của hợp đồng cho nguyên đơn và phải chịu các chi phí thay thế.
3. Về tiền thiệt hại do nguyên đơn đòi bồi thường:
Giao hàng có khuyết tật thiệt hại cho ngun đơn thì bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường. Trọng tài thừa nhận các thiệt hại sau đây và buộc bị đơn phải bồi thường:
- Chi phí nhân cơng trong thời gian hai máy ngừng hoạt động, vì máy ngừng hoạt động, cơng nhân khơng có việc làm, nguyên đơn vẫn phải trả lương cho số công nhân này.
- Lãi suất của 136.000 USD tính cho thời gian kể từ ngày máy ngừng hoạt động cho đến ngày Trọng tài xét xử. Trọng tài coi đây là khoản thiệt hại do đọng vốn vì khơng sử dụng được máy. Thời gian kể từ ngày thanh tốn cho đến ngày máy khơng vận hành được khơng tính lãi suất.
- Chi phí giám định trả cho SGS Việt Nam. Vì khuyết tật của máy phát sinh trong thời gian bảo hành, làm cho máy móc khơng hoạt động được, buộc nguyên đơn phải mời SGS làm giám định, kết quả là máy có khuyết tật, khơng vận hành được. Bị đơn phải thay thế máy, cho nên bị đơn phải bồi thường chi phí giám định cho nguyên đơn.
Trọng tài bác yêu cầu của nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần, bởi vì đây khơng phải là thiệt hại tài sản trực tiếp thực tế, khơng phải do máy móc có khuyết tật trực tiếp gây ra.
Qua tranh chấp trên, có thể thấy, đây đều là vi phạm cơ bản liên quan đến nội dung hợp đồng (phẩm chất hàng hóa). Người mua yêu cầu người bán khắc phục hậu quả của việc vi phạm hợp đồng và địi bồi thường thiệt hại.
Khi tính tốn các khoản bồi thường, án lệ của CISG và VIAC đều theo nguyên tắc các khoản thiệt hại phải được tính tốn, chứng minh một cách hợp lý, khách quan. Các nguyên tắc về đòi bồi thường thiệt hại ghi nhận trong pháp luật Việt Nam (Luật Thương mại 2005) và CISG là khá tương thích. Từ việc đưa ra phán quyết như trên của VIAC cho thấy, trong quá trình đưa ra phán quyết, VIAC cũng đã căn cứ trên
những lập luận tương tự như trong án lệ của CISG để giải quyết tranh chấp một cách minh bạch, chuẩn xác nhất.
Trong tổng số 88 phán quyết Trọng tài được ghi nhận tại UNILEX (có tới một nửa trong số này là án lệ của ICC), có 34 phán quyết Trọng tài có báo cáo chi tiết, và trong số này thì 14 phán quyết Trọng tài đã thể hiện rằng án lệ CISG được áp dụng hoặc viện dẫn với các mức độ sử dụng khác nhau để làm cơ sở cho hội đồng Trọng tài ban hành phán quyết. Có thể thấy việc sử dụng án lệ CISG tại TTTM quốc tế có các xu hướng sau: (1) Hội đồng Trọng tài sử dụng án lệ như một phần lập luận của mình bên cạnh việc trích dẫn các tài liệu khoa học của các học giả về CISG, như vậy, việc áp dụng này chỉ mang tính tham khảo, bổ trợ làm tăng thêm tính thuyết phục trong các lập luận của hội đồng Trọng tài; (2) Hội đồng Trọng tài sử dụng án lệ để phân tích cách hiểu các quy định của CISG, trong trường hợp này, án lệ được viện dẫn với tính thuyết phục cao để bổ trợ cho lập luận của hội đồng Trọng tài; (3) án lệ được viện dẫn như là một cơ sở pháp lý để hội đồng Trọng tài dựa vào đó đưa ra quyết định, như vậy, án lệ có tính ràng buộc.
Liên quan đến xu hướng thứ nhất, phán quyết Trọng tài của ICC (00.03.1999), khi bàn về phân bổ rủi ro và miễn trừ trách nhiệm, bên cạnh việc phân tích ý kiến từ các học giả, hội đồng Trọng tài đã viện dẫn các án lệ ICC để giải thích thêm về thực tiễn xét xử. Cụ thể, Hội đồng Trọng tài cho rằng khi hàng hóa được mơ tả là hàng hóa khơng đặc định, thì rủi ro mua sắm hàng từ nhà cung cấp hồn tồn nằm bên phía người bán. Hội đồng Trọng tài trích dẫn ý kiến chuyên gia của Schlechtriem và viện dẫn thêm một số án lệ Trọng tài ICC khác để khẳng định rằng thực tiễn Trọng tài ICC cũng hoàn toàn phù hợp với ý kiến chuyên gia này.
Tương tự, Viện Trọng tài Hà Lan (15.10.2002), khi bàn về nghĩa vụ chứng minh sự khơng phù hợp của hàng hóa theo điều 35 CISG, đã viện dẫn án lệ của ICC cùng với các tài liệu học thuật khác để cho thấy có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Với xu hướng thứ hai, một phán quyết Trọng tài của ICC (00.00.1994) đã vận dụng trực tiếp các án lệ ICC trước đó để cấu thành cách hiểu của hội đồng Trọng tài
về các vấn đề cơ bản của pháp lý như các ngun tắc chung của luật, khái niệm thiện chí, thói quen thương mại [88]; hoặc phán quyết Trọng tài của Tòa Trọng tài Quốc tế của Áo (15.06.1994) cũng đã sử dụng án lệ ICC để xác định liệu có khoảng trống trong CISG về cách hiểu của Điều 72 hay không, và đưa ra kết luận dựa trên cách hiểu của án lệ. Một phán quyết Trọng tài khác của ICC (00.07.1999) khi bàn về nghĩa vụ chứng minh lãi suất, đã viện dẫn thêm bản án của Tòa án tối cao Thụy Sĩ để quy trách nhiệm chứng minh cho nguyên đơn. Phán quyết Trọng tài của Viện Trọng tài Quốc tế Hà Lan (15.10.2002) nêu ở phần trên, khi bàn tiêu chuẩn về khả năng thương mại của hàng hóa (tạm dịch từ standard of merchantability), đã viện dẫn nhiều án lệ để thể hiện sự thay đổi trong cách nhìn nhận về vấn đề này theo thời gian lịch sử, và sử dụng các lập luận đó để cấu thành luận điểm riêng của mình [102]. Ngồi ra, theo một phán quyết Trọng tài của tịa Trọng tài thuộc Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (12.12.2007), để giải quyết các vấn đề về cách hiểu các điều khoản của CISG, ví dụ như Điều 29, Điều 79, hoặc vấn đề về thời gian chậm trễ hợp lý, Hội đồng Trọng tài đã vận dụng các án lệ CISG của các Tịa án Bỉ, Hoa Kỳ để phân tích cách hiểu các điều luật, từ đó đưa ra kết luận [99]. Trong cách hiểu đối với vấn đề vi phạm cơ bản, một phán quyết Trọng tài của Trung tâm Trọng tài của Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Stockholms đã trích dẫn án lệ của các Tòa án Đức và Thụy Sỹ để làm rõ khái niệm này.
Ở xu hướng cuối cùng, án lệ được sử dụng như là một cơ sở pháp lý trực tiếp để hội đồng Trọng tài dựa vào đó đưa ra các quyết định. Ví dụ như liên quan đến vấn đề loại trừ sự áp dụng của CISG trong hợp đồng, phán quyết Trọng tài của ICC tại Paris (00.00.2002) đã sử dụng án lệ của Tòa án tối cao của Đức để làm cơ sở pháp lý
cho lập luận của mình. Tương tự, Tịa án TTTM Nước ngồi của Phòng Thương mại Serbia đã viện dẫn án lệ của ICC, phán quyết Trọng tài của hội đồng Trọng tài quốc tế Nga và án lệ của Tòa án Đức để làm cơ sở pháp lý cho lập luận của mình.
Trong ví dụ trên, điều đáng chú ý là dù địa điểm Trọng tài được đặt ở Việt Nam, nhưng không ảnh hưởng đến việc trích dẫn và sử dụng rất linh hoạt án lệ của Tòa án nhiều quốc gia khác nhau cũng như các án lệ được báo cáo tại các Trọng tài quốc tế
khác nhau nhằm sử dụng cho các mục đích của mình. Như vậy có thể thấy một lần nữa sự thể hiện nguyên tắc vận dụng nguồn luật để xét xử của Trọng tài quốc tế, đó là khơng có luật pháp nào là pháp luật nước ngồi (“non lex-fori”) [93].
Vụ tranh chấp thứ hai, là vụ tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO về các
biện pháp chống bán phá gia đối với sản phẩm tôm nước ấm đơng lạnh (DS404) [100]. Ngày 01/02/2010, Chính phủ Việt Nam đã gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ liên quan tới các biện pháp chống bán phá giá mà Hịa Kỳ đã áp dụng đối với sản phẩm tơm nước ấm đông lạnh của Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam khiếu nại các biện pháp sau đây của DOC là vi phạm WTO: Sử dụng phương pháp “Quy về 0 - Zeroing” trong tính tốn biên độ phá giá; Giới hạn số lượng bị đơn được lựa chọn
điều tra trong điều tra ban đầu và rà sốt hành chính; Phương thức xác định mức thuế suất tồn quốc dựa trên thơng tin sẵn có bất lợi đối với những doanh nghiệp Việt Nam khơng chứng minh được sự độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với Nhà nước. Ngày 07/04/2010, Việt Nam yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp trong WTO (DSB) thành lập Ban Hội thẩm. Ngày 11/07/2011, Ban Hội thẩm ban hành báo cáo tới các bên liên quan. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở phân tích các vấn đề khiếu kiện, các lập luận và phản biện của các bên tham gia. Cụ thể, trong Báo cáo của Ban Hội thẩm nêu rõ:
- Liên quan đến khiếu kiện về phương pháp “Quy về 0”. Ban Hội thẩm ủng hộ
lập luận của Việt Nam rằng việc sử dụng phương pháp “Quy về 0” của Bộ Thương mại Hoa kỳ trong xác định biện độ phá giá đối với các bị đơn bắt buộc trong rà sốt hành chính lần 2 và lần 3 là trái với Điều 2.4 trong Hiệp định về Chống bán phá giá. Ngoài ra, Ban Hội thẩm cũng cho rằng việc sử dụng phương pháp “Quy về 0” trong bất kỳ rà sốt hành chính nào của Hoa Kỳ là vi phạm Điều 9.3 của Hiệp định về Chống bán phá giá và Điều VI:2 GATT 1994. Quyết định này của Ban Hội thẩm cũng phù hợp với các tiền lệ trong nhiều vụ tranh chấp trước đây trong khuôn khổ WTO về vấn đề này. Trên thực tế, sau nhiều phán quyết cáo buộc vi phạm, Hoa Kỳ đã phải dỡ bỏ phương pháp quy về 0 trong điều tra ban đầu cho tất cả các vụ việc.