Cơ cấu mẫu điều tra

Một phần của tài liệu 1542168422_nghien_cuu_dong_luc_lam_viec_cua_nguoi_lao_dong_tai_khach_san_huong_giang_4049 (Trang 69 - 71)

Phân loại Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số 180 100 1. Theo giới tính - Nam 87 48,3 - Nữ 93 51,7 2.Độ tuổi - Dưới 25 tuổi 10 5,6 - Từ 25 - 35 tuổi 69 38,3 - Từ 35 - 45 tuổi 72 40,0 - Trên 45 tuổi 29 16,1 3. Theo trình độ học vấn - Trên đại học 2 1,1 - Đại học 53 29,4 - Cao đẳng, trung cấp 64 35,6 - Phổ thông 61 33,9 4. Bộ phận làm việc - Lễ tân 17 9,4 - Buồng phòng 42 23,3 - Văn phòng 35 19,4 - Nhà hàng 50 27,8 - Bảo vệ, bảo trì 25 13,9 - Kỷ thuật 11 6,1 5. Thu nhập trung bình/ tháng - Dưới 3 triệu 96 53,3 - Từ 3 - 5 triệu 65 36,1 - Từ 5 - 7 triệu 19 10,6 6. Thâm niên - Dưới 5 năm 45 25,0 - Từ 5 - 10 năm 40 22,2 - Từ 10 - 15 năm 49 27,2 - Trên 15 năm 46 25,6

Từ bảng 2.6 ta thấy trong số 180 nhân viên được hỏi có 87 nhân viên nam chiếm 48,3% trên tổng số nhân viên được hỏi, còn đối với nhân viên nữ là 93 nhân viên chiếm 51,7%.

Đối với cơ cấu độ tuổi trong số 180 nhân viên được hỏi có 10 nhân viên có độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 5,6%, số nhân viên ở độ tuổi từ 25 - 35 tuổi có 69 nhân viên chiếm 38,3 %, số nhân viên trong độ tuổi từ 35 - 45 có 72 nhân viên chiếm 40,0% cịn số nhân viên ở độ tuổi trên 45 tuổi chiếm 16,1%. Như vậy, trong số các nhân viên được hỏi thì lượng nhân viên có độ tuổi từ 35 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất tỷ lệ này cũng khá phù hợp bởi vì khách sạn Hương Giang được thành lập khá sớm nên lực lượng lao động có độ tuổi trung bình khá cao, cịn nhân viên có độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất bởi vì trong những năm gần đây một số lao động đến tuổi nghỉ hưu và một số lao động chuyển đến làm việc ở các tổ chức khác nhưng vì điều kiện kinh doanh nên khách sạn tạm thời chưa tuyển dụng thêm.

Cơ cấu theo trình độ học vấn có 2 lao động có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 1,1% số lao động được hỏi; đối với lao động có trình độ đại học có 53 lao động chiếm tỷ lệ 29,4%; số lao động có trình độ cao đẳng - trung cấp là 64 lao động chiếm 35,6% và lao động phổ thơng có 61 lao động chiếm 33,9%. Lực lượng lao động tại khách sạn Hương Giang có trình độ cao đẳng - trung cấp và lao động phổ thông chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động được hỏi, qua đây cho thấy trình độ của lực lượng lao động ở khách sạn còn khá hạn chế.

Trong số 180 lao động được hỏi thì bộ phận nhà hàng và bộ phận buồng phòng chiếm tỷ lệ khá cao, bộ phận nhà hàng chiếm 27,8% và bộ phận buồng phòng chiếm 23,3% số lao động được hỏi. Trong khi đó bộ phận lễ tân chiếm 9,4%; bộ phận văn phòng chiếm 19,4%; bộ phận bảo vệ. bảo trì chiếm 13,9% và bộ phận kỷ thuật chiếm 6,1%.

Đa số nhân viên được hỏi có thu nhập dưới 3 triệu đồng, số lao động có thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng chiếm tỷ lệ khá thấp. Cụ thể là số lao động có thu nhập dưới 3 triệu đồng có 96 người chiếm 53,3%; số lao động có thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng có

65 người chiếm 36,1% và số lao động có thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng chỉ có 19 người chiếm tỷ lệ 10,6%.

Đối với thâm niên công tác, trong số các lao động được hỏi thì tỷ lệ giữa các nhóm tương đối bằng nhau. Tỷ lệ lao động có thời gian làm việc tại khách sạn dưới 5 năm là 25%; có thời gian cơng tác từ 5 - 10 năm là 22,2%; có thời gian cơng tác từ 10 - 15 năm là 27,2% và có thời gian cơng tác trên 15 năm là 25,6%.

2.2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của số liệu và thang đo

* Kiểm định số liệu và độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha

Để có thơng tin từ đội ngũ người lao động tại khách sạn Hương Giang, trong phiếu điều tra này sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ hài lòng thể hiện từ thấp đến cao như sau:

Bảng câu hỏi sử dụng thang Likert 5 điểm được sắp xếp từ 1-5 để từ đó lượng hóa ý kiến của người được phỏng vấn đó là:

1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập

4. Đồng ý 5. Rất đồng ý

Đề tài sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để tiến hành loại các biến khơng phù hợp trong mơ hình trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo 2 nhà nghiên cứu là Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,8 thì thang đo lường tốt, tuy nhiên cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng từ 0,6 đến gần 0,8 là thang đo sử dụng được (Nunnally,1978; Peterson, 1994; Slater,1995). Đối với đề tài nghiên cứu này, khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thì chỉ những nhân tố nào có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 thì mới được xem là thang đo có độ tin cậy và giữ lại.

Một phần của tài liệu 1542168422_nghien_cuu_dong_luc_lam_viec_cua_nguoi_lao_dong_tai_khach_san_huong_giang_4049 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w