7. Kết cấu của luận án
1.3.1. Các kết quả luận án kế thừa
Từ việc khái qt các cơng trình nghiên cứu về CSTT nói chung và các nghiên cứu về CSTT của Thái Lan và Indonesia cho thấy, tính đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về CSTT nói chung và nghiên cứu về CSTT của Thái Lan và Indonesia nói riêng. Một số kết quả nghiên cứu được chỉ ra trong các nghiên cứu đó được tác giả kế thừa làm cơ sở lý thuyết cho luận án. Dưới đây là một số kết quảđiển hình được đưa ra:
Thứ nhất, các nghiên cứu cho thấy các điều kiện tài chính trong nước dễ bị
ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài, gây khó khăn cho việc đưa ra các quyết định phù hợp của nhà hoạch định CSTTvà khẳng định ngoài mục tiêu kiềm chế lạm phát
cần phải tăng cường chức năng điều tiết và giám sát hoạt động ngân hàng, ổn định
tài chính.
Thứ hai, CSTT chỉ có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát, nó có thể tác
động đến sản lượng trong ngắn hạn (từ 9-18 tháng) nhưng không thể tác động đến sản lượng trong trung và dài hạn. Do đó, CSTT chỉ có tác động đến lạm phát và khơng có tác động đến sản lượng trong dài hạn.
Thứ ba, CSTT hiện nay không cịn tập trung vào nỗ lực kiểm sốt mức cung
tiền như đã làm trong nửa đầu thập niên 1980, mà thay vào đó tập trung vào việc thiết lập lãi suất là cơng cụ chính sách chủ chốt của CSTT. Trong tương lai, truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng sẽ bị suy yếu và và dần được thay thế bằng các kênh
khác như: kênh lãi suất, kênh tỷgiá,…
Thứ tư, trong các giai đoạn suy thoái kinh tế, các công cụ CSTT phi truyền
thống cũng lànhữngcơng cụ mà các NHTW có thể sử dụng.
Thứ năm, CSTT lạm phát mục tiêu là khuôn khổ CSTT ngày càng được các
quốc gia áp dụng phổ biến, đặc biệt, trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.