Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNHSÁCH TIỀN TỆ
4.1. Thực trạng điều hành chínhsách tiền tệ của Việt Nam
4.1.3. Lựa chọn kênh truyền dẫn chínhsách tiền tệ
Để truyền dẫn tác động của CSTT nhằm đạt được hai mục tiêu chính là tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả, NHNN sử dụng chủ yếu ba kênh truyền dẫn
CSTT, đó là kênh tín dụng, kênh lãi suất và kênh tỷ giá. Điều này được giải thích là
do thị trường chứng khốn Việt Nam chưa thực sự phát triển nên có tác động rất ít đến giá tài sản. Thêm vào đó, giá các tài sản hữu hình như bất động sản ở Việt Nam đang được đánh giá ở mức quá cao. Do đó, kênh “giá tài sản” trở nên phản ánh khơng chính xác thực chất giá của các tài sản. Kênh “kỳ vọng và lịng tin của cơng chúng” chưa được thể hiện rõ ở Việt Nam. Có thể thấy rõ hơn các kênh truyền dẫn
CSTT qua hình 4.3.
Hình 4.3: Cơ chế truyền dẫn tác động chính sách tiền tệđến tăng trƣởng và lạm phátở Việt Nam
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam[162], tác giả tổng hợp;
M - Khối lượng tiền tệ, V - Tốc độlưu thông tiền tệ, P - Mức giá chung và Y -Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cung ứng)
Kênh tín dụng
Kênh tín dụng là một kênh truyền dẫn quan trọng, qua đó CSTT hướng tới
việc điều tiết và kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng trong nước. Trong các năm 2009
và 2010, mở rộng tín dụng đã giúp tăng trưởng kinh tế ở mức cao, nên những
tế. Mặt khác, CSTT còn tác động đến mục tiêu sản lượng thông qua kênh tín
dụng. Mối tương quan giữa kênh tín dụng và mục tiêu sản lượng khá chặt chẽ. Trước năm 2011, kênh tín dụng phát huy được vai trị truyền dẫn CSTT, nhưng từ
năm 2011 đến nay (2021), hiệu quả của kênh này bị giảm sút đáng kể. Trong
điều kiện kinh tế suy thoái, nền kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm tín dụng có
thể làm giảm hiệu quả truyền dẫn tác động của kênh tín dụng. NHNN có những
điều chỉnh cơ chế điều hành, cách tiếp cận tín dụng và xây dựng chính sách tín
dụng, qua đó, nâng cao hiệu quả tín dụng khi hướng vào những khu vực sản xuất
thựccủa nền kinh tế.
Kênh lãi suất
Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh lãi suất ở Việt Nam phát huy hiệu lực
trong từng giai đoạn cụ thể, do sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường
tiền tệ ở các giai đoạn là không giống nhau. NHNN đã phối hợp sử dụng các
cơng cụ của chính sách tiền tệ, từ điều chỉnh các lãi suất chủ đạo đến áp dụng các
trần lãi suất huy động và cho vay… nhằm đóng góp tích cực cho tăng trưởng
GDP. Mức lãi suất hiện nay tương đối phù hợp với diễn biến lạm phát, vừa đảm
bảo hỗ trợ doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh
doanh, đồng thời cũng khuyến khích người dân gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.
Để kênh lãi suất phát huy hiệu quả, cùng với các biện pháp hành chính, NHNN phải kết hợp với nhiều biện pháp mang tính thị trường khác nhằm từng bước tạo dựng thị trường tiền tệ cạnh tranh hơn.
Kênh tỷ giá
Về cơ bản, ảnh hưởng của chính sách tỷ giá thơng qua kênh tỷ giá với chỉ số giá tiêu dùng là tương đối chặt chẽ và thuận chiều. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tác
động của CSTT qua kênh tỷ giá tới lạm phát mạnh hay yếu tùy thuộc vào từng
thời kỳ và đơi khi có những tác động tiêu cực đến cán cân thương mại. Thời
gian qua, NHNN lấy nguyên tắc ổn định và linh hoạt làm nền tảng, tính tốn kỹ
các tác động giữa tỷ giá và lạm phát nhằm đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,
kiềm chế lạm phát.
4.1.4. Tổ chức điều hành
Tại Việt Nam, các quy định mang tính định hướng, nguyên tắc về hoạt
động điều hành CSTT của NHNN được quy định theo Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam năm 1997 và Luật NHNN sửa đổi năm 2010. Trên cơ sở đó, rất nhiều văn bản hướng dẫn việc điều hành CSTT đã ra đời. Các văn bản quy phạm pháp
luật này tạo cơ sở pháp lý cho NHNN điều hành linh hoạt, thận trọng CSTT, phù
hợpvới diễnbiến kinh tếvĩ mô, nhằm ổnđịnh giá trị đồngtiền,kiềm chếlạm phát;
giảm đáng kể mặt bằng lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, hỗ trợ khả năng
tiếp cận vốn cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn
của nền kinh tế; hỗ trợ đắc lực chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng kinh tế.
Điều 2, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là một cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm và quyền hạn trong việc xây dựng và thực thi CSTT ở Việt Nam. Theo đó, NHNN là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành CSTT và thực hiện các hoạt động như: xác định các mục tiêu của CSTT trong từng giai đoạn, lựa chọn các công cụ CSTT, kênh dẫn truyền và tổ chức bộ máy quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, NHNN cũng thực hiện các hoạt động khác nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều hành CSTT. Tính độc lập của NHNN và tính minh bạch của CSTT cũng được quy định tại các văn bản pháp lý. Cụ thể, tính độc lập của NHNN được quy định tại các Khoản 2, 4, Điều 3 và tại Điều 10, Luật NHNN năm 2010. Việc thực hiện công bố,
cung cấp thông tin về tiền tệ, ngân hàng thuộc thẩm quyền của NHNN được quy định theo Thông tư số 35/2011/TT-NHNN.
Trong quá trình điều hành CSTT, Việt Nam cũng đề cao sự phối hợp giữa CSTT và chính sách tài khóa (CSTK) trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mơ của mình. Việc phối hợp giữa các chính sách được nhấn mạnh qua Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng qua các năm. Khi thực hiện sự phối hợp chính sách, CSTT và CSTK cũng có những điều chỉnh để phù hợp với các mục tiêu vĩ mô
được đặt ra. Cụ thể, các mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách các năm 2011, 2012 được xác định tại Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nhằm ứng phó với lạm phát, CSTK đã được điều chỉnh theo hướng cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước (NSNN). CSTT được điều hành chặt chẽ, thận trọng với các biện pháp như tăng lãi suất cơ bản, giảm tăng trưởng cung tiền, điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD, điều
chỉnh tỷ giá và thu hẹp biên độ dao động từ 3% xuống 1%. Sang giai đoạn 2012-
2015, CSTT và CSTK được điều hành để hướng đến mục tiêu tăng cường ổn định
kinh tếvĩ mô và hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Do đó, Ngân sách Nhà nước của Việt
gia, góp phần hạn chế áp lực lên lãi suất và duy trì ổn định kinh tếvĩ mơ. Về phía CSTK, các biện pháp về gia hạn nộp thuế và giảm thuế đã được thực hiện. Đối với CSTT, tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm của lạm phát, các mức lãi suất chủ đạo cũng liên tục được điều chỉnh giảm nhằm tạo điều kiện hạ mặt bằng lãi suất hỗ trợ cho các doanh nghiệp và nền kinh tế; có biện pháp hỗ trợ,
đơn giản hóa thủ tục cho vay; tăng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Trong giai đoạn 2016 - 2020, CSTT và CSTK hướng
đến duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng và đẩy mạnh các cải cách để
cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị
quyết số 05-NQ/TW và Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 18/11/2016.
Đối với CSTK, chính sách thu NSNN tiếp tục được điều chỉnh nhằm hỗ trợ cho đầu tư và sản xuất kinh doanh. Cụ thể, tiếp tục hạ thuế suất phổ thông, thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 20% từ năm 2016; miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; điều chỉnh một số sắc thuế nhằm định hướng tiêu dùng và khai thác, sử
dụng tiết kiệm tài nguyên, thiên nhiên; giảm thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết hội nhập. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiện đại hóa cơng tác quản lý
thu, đơn giản thủ tục để vừa tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, vừa tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu vào ngân sách Nhà nước; Chi Ngân sách Nhà nước được cơ cấu lại theo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tăng cường quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm; đổi mới kiểm soát chi, đơn giản hóa hồ sơ, rút ngắn
thời gian xử lý, đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt. CSTT giai đoạn 2016- 2020 tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt theo diễn biến của nền kinh tế.
NHNN đã kiểm sốt tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng ở mức hợp lý, đảm
bảo duy trì lạm phát ổn định, tạo cơ sởđể Chính phủđiều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Trong đó, lãi suất được điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mơ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng duy trì ổn định mặt bằng lãi suất. Tín
dụng được điều hành theo hướng mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào
lĩnh vực sản xuất kinh doanh để vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tếở mức hợp lý.