Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNHSÁCH TIỀN TỆ
3.1.1. Khái quát nền kinh tế vĩ mô của Thái Lan
Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia. Thái Lan được biết đến là nền kinh tế thị trường mở, tự do và thân thiện với kinh doanh và chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh với sự thận trọng về tài chính và tiền tệ. Thái Lan có một thị trường nội địa mạnh, một tầng lớp trung lưu đang phát triển cùng với khu vực kinh tế tư nhân là động lực chính cho tăng trưởng và phát triển. Do đó, Thái Lan đã trở thành trung tâm thương mại và du lịch quốc tế, cũng như là trung tâm của nhiều ngành công nghiệp khác nhau và là điểm đến đầu tư được yêu thích của các nhà đầu tư nước ngồi, thu hút trung bình khoảng 10 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài mỗi năm [25].
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính của Thái Lan được thể hiện thơng qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Thái Lan, 2014 – 2019 Một số chỉ tiêu kinh tế 2014 2015 2016 2017 2018 2019 GDP (tỷ USD) 406,52 399,22 406,95 432,90 458,88 530,12
Tỷ lệ tăng trƣởng (%) 0,9 2,9 3,4 4.0 4,1 1,6
Thu nhập bình quân
đầu ngƣời (USD) 5.921 5.799 5.899 6.265 6.633 8.074
Nợ cơng của chính phủ
/GDP (% ) 43,4 42,7 42,2 41,8 42,0 41,8
Tỷ lệ lạm phát (%) 1,9 - 0,9 0,2 0,6 1,5 0,74
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 0,8 0,9 0,8 0,7 0,7 1,1
(Nguồn: IMF – World Economic Outlook Database 2019 [107])
Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội lần thứ nhất. Những năm 1970, Thái Lan thực hiện chính sách "hướng về xuất khẩu", ngành công nghiệp và dịch vụ dần dần đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế và vai trị của nơng nghiệp giảm dần. Ngành du lịch cũng đóng vai trị tích
Giai đoạn 1985 –1996, kinh tế Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng cao trung bình
gần 9%/năm. Nhưng đến năm 1996, tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 5,9% và
sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ (7/1997) làm cho nền kinh tế Thái Lan
rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng, Chính phủ buộc phải thả nổi đồng Baht
(THB); mức tăng GDP năm 1998 là - 10,5%; nợ nước ngoài lên tới 87 tỷ USD; các
ngành sản xuất mũi nhọn như công nghiệp ô tô, dệt, điện tử suy giảm nghiêm trọng; thất nghiệp gia tăng, tính đến tháng 3/1998 đã có tới 2,8 triệu người thất nghiệp, chiếm 8,8% lực lượng lao động.
Kể từ năm 1999, kinh tế Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng
đạt 4,5% vào năm 2000, phần lớn dựa vào xuất khẩu (tăng 20% năm 2000). Năm
2001, mức tăng trưởng bị giảm xuống còn 3,4% do ảnh hưởng của kinh tế tồn cầu.
Nhưng sau đó, kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh, các năm 2002 - 2004, tăng trưởng đạt 6,1 - 7,2%/1 năm.
Thái Lan đã trải qua nhiều cú sốc như khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, thiên tai…Từ năm 2007, những bất ổn chính trị đã gây ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế của Thái Lan. T uy nhiên, các yếutố cơ bản của nền kinh tế vẫn
vững, tốc độ tăng trưởng kinh tếnăm 2007 đạt 5,4%. Do bất ổn chính trị trong nước
và ảnh hưởng tiêu cực bởi khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế của Thái Lan
năm 2008 chỉ đạt 1,7%. Năm 2009, xuất khẩu giảm mạnh, thất nghiệp gia tăng, tăng trưởng kinh tế Thái Lan giảm. Năm 2010, kinh tế Thái Lan đã phục hồi GDP
đạt mức 7,5%. Tuy nhiên, đà tăng trưởng kinh tế vẫn còn phụ thuộc vào một số yếu
tố trong đó có sự ổn định chính trị trong nước. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế
giới, tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan giảm sút rõ rệt khi chỉ tăng 0,1% năm
2011. Mặc dù năm 2012, Thái Lan có GDP đạt hơn 646 tỷ USD, tăng trưởng đạt
mức 7,2% nhưng ngay lập tức, vào năm 2013, tăng trưởng của Thái Lan bị chậm lại
và vẫn ở mức thấp vào năm 2014 do phải đối mặt với bất ổn chính trị và đảo chính.
Chính phủ lâm thời đã đưa ra gói kích cầu ngắn hạn 11 tỷ USD và đã được phê
chuẩn 80 tỷ USD để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, do khủng hoảng chính trị trong nước cũng như nhu cầu toàn cầu giảm đã kiềm chế các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh truyền thống của Thái Lan: thiết bị điện tử, hàng hóa nơng nghiệp, ơ tơ và
phụ tùng, thực phẩm chế biến khiến tăng trưởng chậm lại và đồng Bath Thái mất giá
8% trong năm 2015. Từ năm 2015 đến 2017, nền kinh tế Thái Lan đạt được dấu hiệu khả quan. GDP các năm 2015, 2016, 2017 tương ứng là 2,9%; 3,2%; và 3,7%.
Quốc, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,1% - nằm trong khoảng mục tiêu đặt ra là 4% - 4,2% và đạt cao nhất trong 6 năm trở lại đây. Hiện nay, Thái Lan đang nằm trong giai đoạn triển khai Chiến lược Phát triển Quốc gia 20 năm (2016 – 2035) và từ tháng 10/2016 bắt đầu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế, xã hội 5 năm lầnthứ 12 (2017 – 2021).