Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNHSÁCH TIỀN TỆ
5.2. Hàm ý chínhsách về điều hành chínhsách tiền tệ ở Việt Nam
5.2.1. Bối cảnh điều hành chínhsách tiền tệ của Việt Nam
Bối cảnh kinh tế thế giới
Trong giai đoạn 2009 - 2020, kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, do trải qua nhiều sự kiện nổi bật như: Cách mạng Công nghiệp lần thứTư; Khủng
hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008 - 2009); khủng hoảng nợ công ở Châu Âu; Sự
tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền các nền kinh tế mới nổi khi nhà đầu tư quốc tế rút vốn (Taper Tantrum, năm 2013); Chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung và đạị dịch Covid-19 bùng phát, lan rộng toàn thế giới từđầu năm
2020 khiến kinh tế toàn cầu suy thoái sâu - 4,4% (theo IMF, 10/2020) [158]. Bên cạnh đó, thịtrường tài chính - tiền tệ quốc tế bất ổn, chính sách tiền tệ các quốc gia lớn đảo chiều từ “bình thường hóa”, tăng lãi suất sang giảm mạnh lãi suất và nới lỏng một cách “chưa có tiền lệ”. Dịng vốn vào các thị trường mới nổi và đang
phát triển biến động phức tạp do nhà đầu tư lo ngại rủi ro và trong bối cảnh đồng nội tệ nhiều nước mất giá so với USD.
Sự thay đổi nhanh và mạnh của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam và việc điều hành CSTT. Chủ nghĩa bảo hộ là rào cản
lớn đối với các nước tăng trưởng dựa trên xuất khẩu như Việt Nam nhưng mang lại
cơ hội khi dòng đầu tư dịch chuyển theo hướng giảm sự phụ thuộc quá lớn vào
một quốc gia. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là cơ hội tăng
năng suất, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa kinh tế, đi tắt đón đầu, song, cũng gây nguy cơ tụt hậu kinh tế nếu tốc độ số hóa nền kinh tế không đủ nhanh, tạo áp lực
lên thị trường lao động; đối với ngành tài chính - ngân hàng là thách thức ổn định
tài chính và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trước sự phát triển nhanh của tài chính
cơng nghệ (Fintech, tiền kỹ thuật số, tiền ảo, cho vay ngang hàng…). Đại dịch
Covid-19 khiến kinh tế thế giới suy thoái sâu, nhưng lại là phép thử về sức chống chịu của nền kinh tế nói chung và sức khỏe ngành Ngân hàng nói riêng.
Trước những ảnh hưởng đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như
Việt Nam đạt mức thấp. Sau khủng hoảng, kinh tế toàn cầu dần phục hồi (bình
quân giai đoạn 2012-2018 đạt gần 3,5% nhờ sựgia tăng đầu tư, thương mại và sản
xuất công nghiệp) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân
Từ đầu năm 2020 đến nay, nền kinh tế thế giới đang tiếp tục phải đối mặt với những tồn dư của các vấn đề trên và tiếp tục phải đối mặt với ảnh hưởng của
đại dịch Covid-19 đến mọi phương diện của đời sống kinh tế, xã hội. Sự bùng phát, lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid-19, kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ Đại suy thoái 1929 - 1933. Bên cạnh thiệt hại về con
người, do phải cách ly và phong tỏa xã hội, dịch bệnh đã làm tê liệt nhiều hoạt
động kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu; các giao dịch xuyên biên giới sụt giảm
mạnh, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đột ngột, làm “đứt gãy” các chuỗi cung ứng toàn
cầu. Theo IMF, kinh tế toàn cầu năm 2020 thu hẹp -3,5%, suy thoái nghiêm trọng
hơn khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 -2009 (giảm -0,1%), đặc biệt là tại
các nước phát triển. Thị trường tài chính, tiền tệ thế giới biến động; giá dầu sụt giảm mạnh; chứng khốn tồn cầu giảm sâu, nhiều phiên rơi vào trạng thái gián
đoạn, đứt quãng, một số thời điểm nhà đầu tư bán tháo chứng khoán và tháo chạy khỏi thị trường mới nổi; giá vàng tăng cao kỷ lục do tâm lý phòng vệ, lo sợ dịch bệnh, xu hướng giảm giá đồng USD và khảnăng lạm phát tương lai. Hàng loạt các biện pháp hỗ trợ với quy mô lớn nhất trong lịch sử và thực thi chính sách đã được chính phủ và NHTW nhiều nước thực hiện nhằm giảm thiểu tác động của dịch
bệnh và phục hồi kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và kiểm sốt dịng
vốn…Bên cạnh đó, thế giới cũng đối mặt với nhiều vấn đề hệ trọng tác động đến việc định hình cục diện kinh tế, chính trị các năm tới đây như căng thẳng thương
mại giữa các nước lớn tiếp tục gia tăng (Mỹ - Trung, Trung - Ấn, Trung - Úc…),
bầu cử Tổng thống Mỹ, tiến trình Brexit…
Bối cảnh kinh tếvĩ mô của Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam đã giảm xuống dưới 6% vào các năm 2010 - 2014, riêng năm 2011 lạm phát
tăng cao đến 18,58%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã quay trở lại mức trên 6% kể từ năm 2015 đến năm 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 2,91% nhưng là mức
tăng trưởng dương cao nhất so với 5 nền kinh tế lớn trong khu vực Đơng Nam Á.
Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá là đang đứng trước những thời cơ và triển
vọng to lớn để phát triển kinh tế trong thời kỳ dân số vàng với sự gia tăng nhanh
chóng của tầng lớp trung lưu, thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, trong đó có
các tiện ích và dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các hiệp định tựdo đã ký kết giai đoạn vừa qua dự kiến sẽ phát huy tác dụng mạnh hơn trong giai đoạn 2021 - 2025.
Mặc dù trong giai đoạn 2009 - 2020, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định như: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá cao trong khu vực, duy trì tỷ lệ
lạm phát thấp và ổn định…Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề cần được quan tâm như: (1) Cấu trúc và thể chế kinh tếchưa chắc chắn,
chưa kích thích được sự sáng tạo, đổi mới sâu rộng, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứTư và hội nhập kinh tế toàn cầu gia tăng; (2) Thịtrường chứng khoán, thị trường bất động sản phát triển chưa bền vững; thị trường vốn
chưa phát huy hiệu quả vai trò cung cấp nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế; Hệ
thống ngân hàng hoạt động chưa thực sự hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng chưa cao; tỷ lệ an toàn vốn giảm sú;, nguồn vốn cấp bổ sung cho hệ thống ngân hàng hạn chế; nợ xấu còn chưa được xử lý triệt để; (3) Tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng trở lại do ngoài tác động từ các yếu tố tiền tệ, Việt Nam cịn chịu ảnh hưởng của các yếu tố về phía cung ngày càng rõ rệt trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản trên thị trường thế giới có thể tăng, lộ trình điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý vẫn tiếp diễn và Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, nâng trần nợ công và
được tài trợ thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước. Bên cạnh đó, với việc đưa ra các gói kích thích kinh tế để ngăn chặn đà suy giảm tăng trưởng
kinh tế sẽ gây ra áp lực tăng lạm phát ở trong và ngồi nước.
Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa thực sự bền vững, ổn định và vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các
chính sách kinh tế như: Mơ hình tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam dựa chủ yếu vào các yếu tố đầu vào đặc biệt là tín dụng ngân hàng. Chất lượng tăng trưởng,
năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải
thiện. Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) của các đối tác lớn có xu hướng
giảm cùng với sự cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các quốc
gia. Những khó khăn nội tại của nền kinh tế đã tồn tại trong nhiều năm qua cần tiếp tục được khắc phục như: Nguồn nhân lực chất lượng cao, đã qua đào tạo còn thiếu; Cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn yếu kém so nhiều nước trong khu vực; Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, cịn có khoảng cách lớn giữa chính sách và việc thực
thi... Bội chi ngân sách còn cao và chưa thể giảm được trong ngắn hạn; nợ công
tăng nhanh; hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Định hƣớng điều hành CSTT của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025
Giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ định hướng tiếp tục kiên định mục tiêu
kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tếvĩ mơ, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân
từ 6,5 - 7,0%/năm để có thể vượt ra khỏi nhóm nước đang phát triển thu nhập
trung bình thấp vào năm 2025.
Tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030 (Quyết định số 986) trong việc góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và triển khai Quyết định số 986,
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong điều hành CSTT giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm:
Về quan điểm điều hành, tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt CSTT và
phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mơ khác để kiểm sốt lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mơ, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Trong đó, thời gian đầu của giai
đoạn 5 năm 2021 - 2025 khi nền kinh tế vẫn chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các hoạt động kinh tế, giảm thiểu tác động của dịch bệnh.
Các nhóm giải pháp điều hành trọng tâm bao gồm:
Một là, phối hợp nhịp nhàng các cơng cụ CSTT trong kiểm sốt tiền tệ; điều
hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ;
điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, các cân đối kinh tế vĩ
mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT.
Hai là, từng bước đổi mới khung khổ CSTT, chuyển dần từ điều hành theo
khối lượng tiền sang chủ yếu điều hành theo giá, trong đó nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục là công cụ chủ yếu điều tiết vốn khả dụng của các TCTD. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo phục vụ hiệu quả công tác chỉđạo, điều hành.
Ba là, điều hành tín dụng theo hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất
lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế; tháo gỡ khó khăn cho
khách hàng vay vốn; chỉ đạo TCTD tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất, ưu
tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; hạn chế tín dụng ngoại tệ, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ nhằm góp phần đẩy lùi tình trạng đơ-la hóa nền kinh tế.
Bốn là, phát triển thị trường tiền tệổn định, tăng cường sự minh bạch trong
công bố thông tin nhằm thúc đẩy hiệu quả cơ chế truyền tải CSTT; xây dựng hệ
hành của NHNN và nhu cầu của các TCTD.
Năm là, thúc đẩy sự phối hợp giữa CSTT với các chính sách vĩ mơ khác của
Chính phủtrong điều hành kinh tếvĩ mô theo hướng đồng bộ, nhất quán nhằm đạt
được mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Như vậy, trong bối cảnh nhiều biến động của nền kinh tế thế giới và thực tế
kinh tế vĩ mô của Việt Nam, CSTT Việt Nam cần có sự điều hành phù hợp trong
thời gian tới để thực hiện được mục tiêu kép trước mắt đó là “khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế đất nước” đồng thời, thực hiện đúng định hướng điều hành CSTT của NHNN trong giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
5.2.2. Hàm ý chính sách về điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Thực tế cho thấy, chiến lược CSTT tối ưu cho Việt Nam trong tương lai
cầnđạt đượcnhững yếutốcơbản sau:
(i) Lựa chọn đúng mục tiêu theo đuổi, trong đó, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu;
(ii) Các công cụ CSTT được vận hành linh hoạt, đồng bộ, sáng tạo, phát
huy tốiđa tính hiệu quả của từng công cụ. Sử dụngtruyền thông về các giải pháp
CSTT như là một công cụ hỗ trợ quan trọng khi mà các công cụ truyềnthống hoạt
động kém hiệuquả;
(iii)Lựa chọn kênh truyền tải CSTT phù hợp với sự phản ứng nhanh kịp
thời của thị trường, theo đó, thiết lập kỷ luật thị trường nghiêm ngặt và củng cố
tính lành mạnh, hiệu quả của các định chế tài chính ln là mục tiêu song hành
trong quá trình vận hành CSTT; và
(iv) Phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác (đặc biệt là
chính sách tài khóa) trong q trình điều hành CSTT.
Từ bài học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia, đối chiếu với thực tiễn hoạt động điều hành CSTT của Việt Nam, một số hàm ý chính sách được đề xuất cho Việt Nam để điều hành CSTT hiệu quả như sau:
Một là, định hướng áp dụng khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu linh hoạt
(Flexible Inflation Targeting) là khuôn khổ điều hành cho CSTT Việt Nam trong
thời gian tới, đồng thời, thiết lập các cơ sở, lộ trình cho việc áp dụng chính thức khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu linh hoạt ở Việt Nam.
Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu ngầm định (Implicit Inflation Targeting). Trong tương lai, Việt Nam nên hướng tới áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu linh hoạt. Bài học kinh nghiệm về điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia cho thấy rằng, hai quốc gia này đã và đang áp dụng khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu linh hoạt trong việc điều hành CSTT của mình. Trong tiến trình điều hành CSTT, Thái Lan và Indonesia đã lựa chọn các khuôn khổ cho CSTT khác nhau. Nhưng, hai quốc gia này chỉ thực sự thành công trong điều hành CSTT kể từ khi áp dụng khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu. Điều giống nhau ở Thái Lan và Indonesia trong việc điều hành CSTT lạm phát mục tiêu đó là hai quốc
gia này đã xây dựng hành lang pháp lý khá vững chắc làm cơ sở cho việc điều hành chính sách. Thêm vào đó, khn khổ CSTT được cơng bố và có lộ trình thực hiện rõ ràng. Nếu như Thái Lan áp dụng khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu linh hoạt ngay từ thời điểm đầu chuyển đổi khuôn khổ CSTT theo mục tiêu tiền tệ sang lạm phát mục tiêu thì việc thực hiện CSTT lạm phát mục tiêu của Indonesia là quá trình thực hiện gián đoạn. Indonesia đã lựa chọn thời điểm áp dụng khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu vào năm 1999 (thời điểm sau khủng hoảng tài chính Châu Á), nhưng sau đó, do lạm phát cao đã buộc Indonesia phải quay trở lại điều hành CSTT theo mục tiêu tiền tệ. Sau đó, Indonesia đã thực hiện lộ trình áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu thận trọng hơn từ việc công bố áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu chính thức vào năm 2005 và chuyển sang áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu linh hoạt trước khủng hoảng 2008. Trong việc xây dựng khung lạm phát mục tiêu, Indonesia cũng đặt ra lộ trình với khung lạm phát giảm dần.
Tại Việt Nam, khuôn khổ điều hành CSTT còn chưa rõ ràng. Cho tới năm
2014, IMF [107], [158] vẫn phân loại khn khổ CSTT ở Việt Nam là thuộc nhóm các quốc gia neo tỷ giá chứ không phải là khối tiền mục tiêu hay lạm phát mục tiêu. Trên thực tế, mặc dù mục tiêu lạm phát được xác định là mục tiêu quan trọng của CSTT Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế điều hành, NHNN trong nhiều thời kỳ vẫn luôn