Trước hết từng cán bộ tín dụng cần bám sát đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từng năm và từng giai đoạn để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả. Nâng cao năng
lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn do thẩm định yếu, thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Khi đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để có hướng đề xuất xử lý thích hợp. Nếu do nguyên nhân chủ quan, chúng ta
phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng dùng nguồn
vốn khác để trả nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Nếu khách hàng vẫn không trả nợ
thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp
luật trong thu hồi nợ xấu.
Nếu do nguyên nhân khách quan, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể để có những giải
pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn sản xuất
kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ ngân hàng, động viên khách hàng tự xử lý tài sản bảo đảm trả nợ hết không có phương án nào khác. Trường hợp xử lý tài sản quá khó khăn và đủ điều kiện thì đề nghị xử lý nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro.
Tóm lại, xử lý nợ xấu là công việc hết sức gian nan, mất nhiều thời gian, công sức đòi hỏi nhiều tâm huyết của cán bộ tín dụng nhưng theo tôi cách tốt nhất vẫn là kiên trì bám trụ, thường xuyên lui lới nhắc nhở, động viên, đánh vào tâm lý của người vay vốn:
“mưa dầm thấm đất”, vì vậy tôi tin rằng nếu như chúng ta tích cực, kiên trì bám trụ để
thu nợ sẽ đem lại kết quả nhất định.
4.4.4. Giải pháp để phát triển cho vay tín chấp.
Để phát triển cho vay tín chấp đối với CBCNV an toàn – hiệu quả, ngân hàng cho vay cần chú ý một số vấn đề sau đây:
Một là, phải thiếp lập được mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý thu
nhập của người vay (cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan nơi người vay công tác) trong
việc quản lý, khấu trừ các khoản thu nhập để trả nợ trong trường hợp cần thiết theo cam
Hai là, đối tượng khách hàng nào cũng có người tốt, kẻ xấu, do vậy ngân hàng cho vay cần phải thẩm định, lựa chọn khách hàng cho vay về phương diện sau:
-Thành tích hoạt động trong quá khứ và xu hướng tương lai của cơ quan, doanh
nghiệp nơi người vay làm việc. Uy tín, thiện chí của Ban lãnh đạo cơ quan trong việc đôn đốc, nhắc nhở người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.
-Uy tín, đạo đức, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình của bản thân người vay.
-Mục đích vay vốn rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với khả năng trả nợ từ thu nhập
của người vay. Đặc biệt, đối với những nhu cầu vay vốn để tiêu dùng cần loại trừ những
nhu cầu tiêu dùng theo kiểu “vung tay quá trán”, xa xỉ, không thiết thực.
-Số tiền cho vay phải được tính toán tương ứng với mức thu nhập từ cơ quan, số năm thâm niên công tác và thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Trong tình hình hiện nay, thu nhập của người lao động và chỉ số giá cả đều tăng hơn trước nên NHTM có thể xem xét, điều chỉnh quy định về mức cho vay tối đa là “12 lần thu nhập thương
xuyên hàng tháng của khách hàng nhưng không quá 100 triệu đồng/1người”.
-Thời hạn cho vay phải phù hợp với khả năng trả nợ, tuổi tác và thời gian còn
được làm việc của người vay theo quy định của Luật lao động; NHTM cần xét điều
chỉnh tăng thời gian cho vay từ 5 đến 7 năm (đối với nhu cầu vay để xây dựng, sữa
chữa, mua nhà, đất không vì mục đích kinh doanh bất động sản) thay vì 3 năm như quy định hiện nay để tạo điều kiện cho người vay trả nợ dễ dàng hơn.
Ba là, kết hợp phát triển dịch vụ ngân hàng khác như chi trả lương qua ATM; mở
rộng hơn đối tượng được sử dụng thẻ tín dụng; đẩy mạnh triển khai dịch vụ bảo hiểm tín
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN.
Sau 20 năm hoạt động, Ngân Hàng Công Thương An Giang đã góp phần không
nhỏ vào sự phát triển của tỉnh An Giang. Nhất là trong những năm qua, chi nhánh đã hoạt động hiệu quả. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng đã không ngừng vươn lên đổi
mới từ việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư cho đến việc mở rộng đầu tư tín
dụng, cung ứng nhiều dịch vụ khác…Song song đó, ngân hàng cũng đã làm tốt công tác
thu nợ và xử lý kịp thời những khoản nợ quá hạn; điều này thể hiện qua việc kinh doanh
có hiệu quả và lợi nhuận tăng đều hàng năm.
Với thế mạnh về mạng lưới khách hàng, VietinBank ngày càng phát triển hoạt động kinh doanh, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư chiến lược. Đặc biệt tiềm năng về nguồn
nhân lực nữ đã tạo thế mạnh tuyệt đối cho VietinBank trong lĩnh vực đàm phán thu hút khách hàng. Với câu định vị thương hiệu “ nâng giá trị cuộc sống” VietinBank An Giang đã thật sự đem lại niềm tin cho khách hàng. Từ nay thương hiệu mới càng cần
thêm niềm tin ấy để tiếp tục đem lại sự thịnh vượng cho khách hàng và cùng khách hàng phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.
Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chưa thật sự khai thác triệt để nguồn vốn huy động của
các tổ chức kinh tế và đa số người dân. Nên phần lớn vốn vẫn còn phụ thuộc vào Hội
sở. Vì thế ngân hàng nên quan tâm nhiều đến công tác huy động vốn tại địa phương, để
góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng ngày càng dồi dào và đủ lớn để đáp ứng nhu cầu các thành phần kinh tế, hộ sản xuất, tổ chức dân cư, doanh
nghiệp…Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn còn gặp một số trở ngại mà bản thân không thể tự
mình tháo gỡ được mà cần có sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tỉnh An Giang và Ngân
Hàng Công Thương Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những trở ngại đó được trình bày trong phần kiến nghị sau.
5.2. KIẾN NGHỊ.
5.2.1. Kiến nghị đối với NHNN và chính quyền địa phương.
Từ những vấn đề nêu trên, để đạt được hiệu quả tín dụng cho ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, ngoài sự cố gắng của mỗi ngân hàng, cần có sự giúp đỡ từ phía nhà nước.
Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường thông thoáng và an toàn cho hoạt động tín dụng.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp
luật bao gồm các nghị định, quyết định của thủ tướng chính phủ, quyết định và thông tư
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để có đủ khuôn khổ pháp lý cho việc
thực hiện tốt luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng, đảm bảo
cho hệ thống Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, năng động và an toàn. Đổi mới phương
lợi và cơ hội bình đẳng cho các đơn vị, các hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế
có dự án kinh doanh khả thi được vay vốn ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc ban hành bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng cần phải xem
xét kỹ lưỡng trước khi đưa vào thực hiện. Vì bất kỳ một sự thay đổi về chính sách kinh
tế tài chính đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nếu chính sách ban
hành không phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng thì thiệt hại không chỉ riêng
đối với ngân hàng mà hậu quả đối với nền kinh tế thật khó lường.
Một khi chính sách mới ban hành hoặc sửa đổi những chính sách trước thì nhất
thiết phải có những văn bản kèm theo để hướng dẫn việc thực hiện cụ thể cho từng
thành phần kinh tế có liên quan.
Vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN): NHNN Việt Nam hiện nay chưa phát huy hết vai trò giám sát, nhận dạng và đưa ra được đánh giá độc lập về
chiến lược, chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục của các Ngân hàng
thương mại (NHTM), từ đó đảm bảo cho sự khoẻ mạnh của cả hệ thống NHTM. Thanh
tra NHNN hiện mới chỉ xem xét được các NHTM có làm đúng các quy chế, quy định
của NHNN hay không, đánh giá hoạt động tín dụng dựa trên tỷ lệ nợ quá hạn chứ không
phải trên mức độ rủi ro được dự báo của các giao dịch mà các ngân hàng đang tham gia
và cũng chỉ có kiến nghị hay can thiệp khi đã xảy ra các trường hợp rủi ro về tín dụng.
Khẩn trương xúc tiến nhanh tiến độ cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, quyền sở hữu nhà ở cho các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn. Trước mắt nên có giải pháp tạm thời thay thế-tạo điều kiện cho nông dân có đủ điều kiện pháp lý về tài sản thế chấp để vay vốn.
Đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh chỉ đạo bằng văn bản về việc tăng cường trách
nhiệm của Uỷ Ban Nhân Dân xã trong việc ký xác nhận, công chứng.
Thực hiện tốt chương trình phòng chống lũ lụt hằng năm nhằm ngăn ngừa và giảm bớt thiệt hại do lũ gây ra. Hiện nay, nhờ thực hiện tốt việc chống lũ bằng cách đắp đê ở thượng nguồn-ngăn không cho lũ về mà nông dân ở một số huyện đã thực hiện được lúa 3 vụ/năm thay vì 2 vụ/năm như các năm trước.
Thông tin chính xác về thời tiết và có biện pháp phòng tránh nhằm bớt thiệt hại cho người dân.
Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Nhà nước cần nâng cao vai trò điều tiết đối với nông nghiệp nông thôn.
5.2.2. Đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
Để bứt phá khỏi nhiều bất cập trong công tác tín dụng về mọi mặt, phục vụ có
hiệu quả tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, thiết nghĩ ngành ngân hàng còn phải tiếp
tục phấn đấu cật lực hơn nữa. Sau đây là một số kiến nghị được đưa ra xuất phát từ đặc điểm hoạt động tại chi nhánh.
Về nguồn vốn huy động.
Cần quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược, dự báo
khả năng nguồn vốn để chủ động trong đầu tư cho vay, tránh bị động lúng túng trước
biến động của thị trường.
Chi nhánh phải tích cực huy động vốn trên địa bàn để tạo nguồn cho việc cho
vay, giảm dần số dư điều chuyển vốn từ Hội sở.
Tăng cường công tác tiếp thị các sản phẩm nhằm thu hút nguồn tiền gửi tiết
kiệm trong dân cư. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: huy động tiết kiệm bằng VNĐ, vàng, USD dưới hình thức tiết kiệm có dự thưởng hoặc không dự thưởng. Quảng
cáo giới thiệu về ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng, đồng thời nghiên cứu về
những chiến lược của ngân hàng cạnh tranh. Nghiên cứu nhằm xác định rõ nhu cầu hiện
tại và thực tại của khách hàng từ đó đề ra chính sách khách hàng phù hợp. Bên cạnh
việc chú trọng đẩy mạnh công tác tiếp thị, nên tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch
của cán bộ ngân hàng, không ngừng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ và chất lượng phục vụ khách hàng.
Phát hành kỳ phiếu có mục đích nhằm thu hút nguồn vốn để cho vay trung-dài hạn.
Công tác đào tạo cán bộ
Đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng đủ sức
thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của việc hiện đại hoá và hội nhập trong hoạt động tín
dụng ngân hàng.
Cần phải có những cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Chẳng hạn nếu sau khi
cho vay, cán bộ tín dụng thu được nợ và lãi có hiệu quả thì được hưởng hệ số lương và thưởng lương kinh doanh. Ngược lại, nếu để phát sinh nợ quá hạn, chỉ được hưởng một
mức lương kinh doanh tượng trưng. Còn xảy ra mất vốn, bất luận lý do gì đều phải bố
trí làm công việc khác, còn nếu do chủ quan để xảy ra mất vốn thì cán bộ tín dụng phải
bồi thường. Định kỳ phải luân chuyển cán bộ quản lý địa bàn để tránh tiêu cực.
Hiện nay một số ngân hàng thương mại, nhất là NHTM nhà nước, tình trạng cán
bộ không chịu đi học để mở mang kiến thức vẫn còn nhiều. Có thể do tuổi cao, trình độ
hạn chế nên không thể tiếp tục theo học. Thế nhưng họ vẫn được bố trí vào những vị trí
công việc mà lẽ ra phải là những người có trình độ cao hơn. Vấn đề này, các NHTM nhà
nước, mặc dù đã có những quy định về trình độ để bố trí công việc nhưng cũng chỉ mới
dừng ở quy định, chưa kiểm tra, xử lý cương quyết. Xuất phát từ thực tế trên, tôi thấy
rằng: Để kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng cần cương quyết sắp xếp, bố trí lao động
một cách hợp lý. Những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu trình độ và công việc cần được chuyển sang làm nhiệm vụ khác.
Nâng cao chất lượng tín dụng.
Thủ tục vay áp dụng chung cho các hình thức cấp tín dụng khác nhau, cũng như
cho nhiều phương thức cho vay nên thực tế chỉ giống nhau ở những điểm cơ bản mà thôi. Còn đi sâu vào chi tiết thì các thủ tục phải khác nhau để phù hợp với yêu cầu và biện pháp đảm bảo an toàn vốn. Do đó những thủ tục này cần phải được hướng dẫn đầy đủ cụ thể.
Xây dựng cơ chế đảm bảo tiền vay, cùng với những chế tài nghiêm ngặt nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu và nguy cơ mất khả năng
thanh toán của Ngân hàng.
Rút ngắn thời gian nghiên cứu-xét duyệt hồ sơ và có thể trả lời khách hàng bằng
phiếu trả lời qua bưu điện hoặc đưa đến tận nhà nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi và thời gian đi lại của khách hàng đồng thời qua công tác này góp phần phục vụ tốt hơn
khách hàng của mình
Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn và hiệu
quả của đồng vốn tín dụng nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý ngay. Thường xuyên theo dõi để giúp đỡ khách hàng tháo gỡ
những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Cần có một quy trình cho vay tiêu dùng cụ thể: So với các ngân hàng thương
mại cổ phần thì VietinBank đang thiếu những mô hình dịch vụ ngân hàng cá nhân cụ
thể. Cho vay tiêu dùng là một nhóm sản phẩm chung, trong đó có nhiều sản phẩm mà khách hàng cá nhân cần đến Ngân hàng như: cho vay trả góp tại chợ, cho vay trả góp mua động sản (ô tô, máy tính, thiết bị gia đình...), cho vay mua nhà ở, đất ở, cho vay du
học, cho vay phát hành thẻ tín dụng quốc tế...Ở mỗi đối tượng cho vay có đặc thù riêng nên các ngân hàng thương mại cổ phần đều có riêng qui trình, thủ tục hồ sơ, chính sách
lãi suất, phí dịch vụ, chính sách marketing khai thác thị trường... quảng bá trên hệ thống
tờ rơi, cẩm nang dịch vụ.
Tăng tỷ trọng cho vay kinh tế tư nhân, tăng tỷ trọng cho vay các lĩnh vực ngành và các sản phẩm được đánh giá là có lợi thế so sánh và sức cạnh tranh cao trên cơ sở