Tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân Hàng Công Thương An Giang

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 44 - 48)

Không chỉ riêng VietinBank An Giang mà tất cả các Ngân Hàng Thương Mại

khác cũng vậy, cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp nỗi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh

doanh, quản lý và các chi phí khác. Khi tình hình kinh tế ngày càng phát triển thì doanh số cho vay của VietinBank An Giang ngày càng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng

trở nên đa dạng hơn. Song, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn

vốn cho vay. Điều này xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn, trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát. Sau đây là doanh số cho vay ngắn hạn của VietinBank An Giang xét theo địa bàn và cho vay ngắn

Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế.

Bảng 4.2.1: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế.

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 433.022 447.357 502.877 14.335 3 55.520 12 Cá nhân 269.399 212.879 561.398 -56.520 -21 348.519 164 Doanh số cho vay ngắn hạn 702.421 660.236 1.064.275 -42.185 -6 404.039 61

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank An Giang

Biểu đồ 4.2.1: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế

.0 200.000 400.000 600.000

2005 2006 2007

Doanh nghiệp Cá nhân Khác

Cho vay ngắn hạn là hoạt động phổ biến của một ngân hàng, nhằm bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường đến vay vốn tại ngân hàng chủ yếu là để thực hiện các nhu cầu thanh toán và dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa. Qua bảng số liệu 4.2.1, ta thấy ở VietinBank An Giang, các doanh nghiệp đến vay ngày càng nhiều hơn, cụ thể là doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngày càng tăng lên qua các năm. Từ 433.022 triệu đồng năm 2005 tăng lên 447.357 triệu đồng vào năm 2006, tương ứng mức tăng là 3%. Đến năm 2007 lại tiếp tục tăng lên 12% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô nên cần thêm nhiều

Triệu đồng

Cá nhân

vốn để trang trải cho hoạt động kinh doanh của mình. Tùy theo từng ngành nghề mà các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn lưu động nhiều hay ít. Nhưng dù cho các nhu cầu đó có

cao hay thấp thì doanh nghiệp vẫn sử dụng vốn lưu động với tư cách là các khoản vay ít

nhiều, thường xuyên theo cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Chính vì điều đó mà VietinBank An Giang là nơi cung cấp nguốn vốn cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động. Và họ chính là khách hàng sáng giá nhất, đem đến cho ngân hàng nguồn thu nhập

không nhỏ ngay trong hiện tại và cả tương lai. Khi mà nền kinh tế đang trong thời kỳ

hội nhập thì sẽ càng có nhiều các loại hình công ty, các doanh nghiệp và nhiều tổ chức

kinh tế khác nữa đua nhau hình thành. Và VietinBank An Giang lại là nơi cung ứng

vốn, như thế ngân hàng sẽ ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế tỉnh An Giang nói riêng.

Ngoài việc cho vay bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp VietinBank An Giang còn cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình cũng với mục đích kinh doanh, nhưng thường là nhỏ lẻ và một số ít là tiêu dùng. Năm 2006, doanh số cho vay đối với

các cá nhân, hộ gia đình giảm 56.520 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 21%, điều này do ảnh hưởng một phần của việc chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Châu Đốc tách ra hoạt động độc lập và một phần do sự cạnh tranh của các ngân hàng thương

mại cổ phần trong địa bàn tỉnh. Sang năm 2007, doanh số cho vay các cá nhân, hộ gia đình lại tăng lên vượt bậc, tăng hơn gấp đôi năm 2006, tới 348.519 triệu đồng, tương ứng tăng 164% so với năm 2006. Trong năm 2007 này, tình hình huy động vốn của

ngân hàng khả quan hơn doanh số cho vay cũng nhiều hơn. Mặt khác giá cả thị trường ngày càng tăng lên. Chẳng hạn như giá xăng dầu, giá thực phẩm, phân bón...đều tăng.

Vì vậy các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không đủ vốn để chống chọi với sự biến động giá cả đến chóng mặt thế này. Để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình thì họ cần có

sự trợ giúp vốn của ngân hàng. Còn các hộ nông dân, các hộ nuôi trồng thủy hải sản

cũng vậy, họ cũng cần có nguồn vốn ban đầu để trang trải cho việc mua giống, thuốc trừ

sâu, phân bón. Mà với giá cả như thế thì họ cũng không còn cách nào khác là phải nhờ

vào sự trợ giúp của ngân hàng.

Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn.

Địa bàn khác nhau thì doanh số cho vay khác nhau. Xét trên địa bàn tỉnh An Giang thì tình hình cho vay ở Thành Phố Long Xuyên và các huyện có sự khác nhau. Điều đó được thể hiện rõ nét hơn thông qua bảng số liệu 4.2.2.

Nhìn vào biểu đồ 4.2.2 ta thấy đường line thể hiện tỷ trọng doanh số cho vay ở

Thành Phố Long Xuyên nằm cao hơn so với các huyện khác. Điều này chứng tỏ nhu cầu

vay vốn ngắn hạn ở Long Xuyên nhiều hơn so với các huyện khác. Cụ thể là doanh số

cho vay ngắn hạn đã tăng lên đáng kể qua 3 năm. Từ 691.999 triệu đồng năm 2005,

doanh số cho vay ở Long Xuyên đã tăng lên 982.163 triệu đồng vào năm 2006, tức tăng 42%. Đến năm 2007 doanh số cho vay ở Long Xuyên lại tiếp tục tăng lên 654.749 triệu đồng, tương ứng với mức độ tăng là 66% so với năm 2006. Sở dĩ nhu cầu vay vốn ở địa

bàn Long Xuyên nhiều và ngày càng tăng như vậy là do Long Xuyên là một thành phố

sầm uất các doanh nghiệp và hàng loạt các công ty với nhiều ngành nghề kinh doanh đa

dạng. Do đó họ rất cần nguồn vốn kinh doanh để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động

của mình. Nguồn vốn vay này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn

hạn của VietinBank An Giang. Năm 2005 chiếm 68% trong tổng doanh số cho vay ngắn

hạn. Đến năm 2006 và năm 2007, con số này đã tăng lên đến 85%. Như vậy ngân hàng

tế...tập trung chủ yếu ở Thành Phố Long Xuyên. Họ là người đem đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất và góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh An Giang ngày càng phát triển.

Bảng 4.2.2: Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn.

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Long Xuyên 691.666 982.163 1.392.372 290.497 42 654.749 66 Các huyện khác 324.387 170.901 244.540 -153.486 -47 73.639 43 Tổng doanh số cho vay NH 1.016.053 1.153.064 1.636.912 137.011 14 483.848 42

Tỷ trọng doanh số cho vay theo địa bàn trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn (%)

Long Xuyên 68% 85% 85% 17% 25% 0 0 Các huyện khác 32% 15% 15% -17% -53% 0 0

Biểu đồ 4.2.2: Tỷ trọng doanh số cho vay theo địa bàn trên tổng doanh số cho vayNH 85% 15% 85% 68% 15% 32% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2006 2007

Long Xuyên Các huyện khác

Còn các phòng giao dịch ở huyện Chợ Mới, Châu Đốc, Thoại Sơn thì doanh số

cho vay chỉ chiếm 32% năm 2005, 15% năm 2006, và 15% năm 2007 trong tổng doanh

số cho vay ngắn hạn. Thật ra thì ở các huyện thị, tình hình kinh tế chưa thật sự phát

triển, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, một số ít là buôn bán nhỏ lẻ, nên họ chỉ

vay với số lượng ít, phù hợp với nhu cầu vốn của họ, số còn lại thì vay tiêu dùng. Vì vậy ở các huyện này doanh số cho vay của ngân hàng không nhiều. Năm 2006, doanh số cho

vay giảm 153.486 triệu đồng so với năm 2005 là do doanh số cho vay chủ yếu là ở

huyện Chợ Mới và Thoại Sơn, Phòng giao dich Châu Đốc đã không còn phụ thuộc Ngân Hàng Công Thương An Giang nữa. Nhưng năm 2007, hai phòng giao dich này đã

đem lại doanh số cho vay là 244.540 triệu đồng, tức tăng 43% so với năm 2006. Điều

này chứng tỏ sự cố gắng rất nhiều của cán bộ tín dụng trong công tác cho vay.

Tóm lại, huy động vốn được là một chuyện, nhưng sử dụng nguồn vốn đó như thế nào cho đạt hiệu quả nhất mới là vấn đề quan trọng. Cho vay chính là hoạt động mang

tính chất sống còn của các Ngân Hàng Thương Mại nói chung và Ngân Hàng Công

Thương An Giang nói riêng. Nó không chỉ là khoản sử dụng vốn lớn nhất của ngân

hàng mà còn là nguồn tạo ra thu nhập lớn nhất trong tất cả các tài sản có sinh lợi. Chẳng

những thế, công tác tín dụng của ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế của

tỉnh An Giang. Chẳng hạn như ngân hàng cho vay để hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng

nhà cửa, đường sá, cầu cống và những công trình kiến trúc khác, cũng như để mua máy

móc và thiết bị, đầu tư để làm gia tăng năng suất các nguồn của cải xã hội và tạo ra mức

sống cao hơn cho các cá nhân và các hộ gia đình.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)