Giới thiệu chi nhánh Ngân Hàng Công Thương An Giang

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 32)

Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở từng vùng, từng địa phương cũng như mở

rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã đặt chi nhánh ở hầu

hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngân Hàng Công Thương An Giang là một chi

nhánh trực thuộc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định

số 54/NH_TC ngày 14/1/1988 của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Ngân Hàng Công Thương An Giang có trụ sở chính tại 270 Lý Thái Tổ - Mỹ Long – Tp Long Xuyên – An Giang là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con

dấu riêng hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ theo quy chế tổ chức và hoạt động

của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Cùng với hệ thống các chi nhánh Ngân hàng Công thương trên mọi miền đất nước

từ khi thành lập đến nay, VietinBank An Giang đã có những bước phát triển vững chắc.

Phát huy mạnh mẽ tính chất kinh doanh đa dạng của một ngân hàng thương mại đa năng, không chỉ đáp ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế

biến công nghiệp tại các khu công nghiệp, đô thị, mà Chi nhánh còn rất chú trọng đến các chương trình cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp và vận tải. Thực tế hướng kinh doanh đa dạng này đã đạt được những kết quả khả quan. Trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh luôn tuân thủ theo tiêu chí: mở rộng doanh số hoạt động gắn liền với quản trị

có hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Không chỉ tập trung vốn tín dụng vào doanh nghiệp nhà nước, Chi nhánh đã mở

rộng tiếp cận đến tất cả các loại hình doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong tỉnh nếu có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả. Với sự thay đổi cơ cấu này, nguồn

vốn tín dụng của chi nhánh đã tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

và kinh tế hộ trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, chế biến gạo xuất khẩu. Chi nhánh đã đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, … không chỉ tại

thị xã, khu công nghiệp, khu kinh tế lớn mà nguồn vốn ngân hàng còn vươn đến tận

vùng sâu, vùng xa. Nguồn vốn tín dụng đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh

nghiệp ngoài quốc doanh và kinh tế hộ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đưa tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; Phát huy thế

mạnh một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh như cây lúa, con cá góp phần ổn định

nguồn nguyên liệu, đủ cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)