MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 64 - 66)

Trong những năm qua hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và Ngân hàng

Công thương nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, bằng nhiều chế tài tín dụng

thích hợp, cụ thể hơn đã làm cho diện mạo của công tác đầu tư, cho vay thêm phần sinh động và hiệu quả. Mặc dù vậy, trong quá trình vận hành vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét và trao đổi.

Như chúng ta đã biết, tín dụng ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm, không

rập khuôn, không máy móc, nhưng cũng cần phải đảm bảo tính nguyên tắc cho nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể theo đúng pháp luật và cơ chế hiện hành. Tín dụng là cho vay, là đầu tư vào những phương án, dự án cụ thể nhằm đem lại hiệu quả kinh tế

cho chủ phương án, dự án... đồng thời đem lại hiệu quả về mặt xã hội. Đó là mong muốn của người cho vay, cũng như người đi vay, nhưng làm thế nào để đạt được mục đích đó, quả thật là một vấn đề không hề đơn giản. Qua thực tế hoạt động kinh doanh tín dụng tại VietinBank AnGiang, bản thân tôi nhận thấy rằng để hoạt động kinh doanh

ngân hàng có hiệu quả, chúng ta cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng tín dụng, coi đây là vấn đề sống còn trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Nhưng để làm được điều đó, rất cần nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể.

Một là: Trước hết phải đổi mới về nhận thức, về tầm nhìn, coi đây là một tiêu chí bắt buộc, yêu cầu phải làm ngay và làm thường xuyên. Mỗi cán bộ công nhân viên nhất

là những người trực tiếp làm công tác tín dụng trong Ngân hàng Công thương phải nhận

thức được mục tiêu và định hướng kinh doanh của Ngân hàng Công thương mình như

thế nào? để rồi tư duy và vận hành một cách đúng đắn. Phải đánh giá được khách hàng của mình là ai? Hoạt động sản xuất kinh doanh của họ ra sao? để có hướng đầu tư thích

hợp. Phải nhận thức được nhiệm vụ của mình đang làm để có chiến lược thực hiện và có những tham mưu chính xác cho Ban lãnh đạo.

Hai là: Vấn đề con người. Cần xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có trình độ, năng lực

chuyên môn, có kinh nghiệm và có hiểu biết về kiến thức pháp luật. Thường xuyên quan

tâm đến công tác đào tạo lại cán bộ tín dụng.

Ba là: Thực hiện tốt các chính sách tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt

Nam. Mở rộng tín dụng một cách thận trọng, đảm bảo phát triển bền vững và hiệu quả, đầu tư những dự án trọng điểm trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của địa phương để mở rộng đầu tư vốn đến mọi thành phần kinh tế. Sàng lọc, chọn lựa khách hàng, chỉ đầu tư đối với những khách hàng đủ điều kiện tín dụng, những phương án, dự án có tính

khả thi cao, hạn chế và giảm đầu tư đối với những món vay không có tài sản bảo đảm.

Thực hiện tốt các tỷ lệ an toàn và phát triển bền vững, cấp tín dụng và đầu tư phù hợp.

Thực hiện tốt công tác tư vấn cho khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, đúng quy trình cho vay.

Bốn là: Thường xuyên phân tích khách hàng, trong đó cần chú ý đến: + Phân tích tư cách, năng lực pháp lý.

+ Phân tích năng lực điều hành, quản lý.

+ Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phân tích tình hình tài chính.

Việc phân tích này nhằm đánh giá một cách chính xác, khách quan, toàn diện về

khách hàng của mình, để từ đó có chính sách đầu tư hợp lý.

Năm là: Cần nắm bắt thông tin nhanh nhạy, kịp thời, thông tin cần được cập nhật

hàng ngày, nhất là các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, thông tin về ngành hàng, về giá cả thị trường...

Sáu là: Rà soát, lập kế hoạch trong việc thu hồi nợ quá hạn, cần xử lý nghiêm túc và quyết liệt đối với nợ quá hạn. Hạn chế việc gia hạn nợ khi thấy việc gia hạn không đem lại hiệu quả.

Tiếp tục xử lý nợ tồn đọng nhằm làm lành mạnh hoá tình hình tài chính. Đây cũng

là một trong những biện pháp rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Cần rà soát, phân tích từng khoản nợ, từng tài sản bảo đảm, trên cơ sở đó đưa ra các phương pháp, biện pháp xử lý thích hợp, nó được thể hiện thông qua các quy trình quy

định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, cũng như của Ngân hàng Công thương Việt

Nam.

Bảy là: Đổi mới về phương pháp giao tiếp, tiếp cận. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Thực hiện tốt phương châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, được thể

hiện bằng: Tác phong khiêm tốn, thân thiện, cởi mở, vui vẻ và dứt khoát. Mỗi cán bộ

công nhân viên đều là những tuyên truyền viên tích cực giới thiệu các sản phẩm về

Tám là: Cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên (CBCNV) – Một hướng đi cần được chú trọng. Cho vay tín chấp đối với CBCNV tuy không phải là một

nghiệp vụ mới mẻ nhưng đặc biệt phù hợp trong giai đoạn hiện nay và xu hướng, điều

kiện phát triển tốt trong tương lai. Đây là một trong những đối tượng khách hàng tiềm năng của các ngân hàng bán lẻ nhằm đa dạng hóa danh mục đối tượng khách hàng, phân tán rủi ro, phát triển các dịch vụ ngân hàng khác đi kèm với nghiệp vụ cho vay.

Trong gian đoạn hiện nay sở dĩ Ngân hàng cần quan tâm tăng trưởng tín dụng đối

với đối tượng khách hàng CBCNV là do:

 Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, tổng sản phẩm trong nước GDP liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp “ăn nên làm ra”, sản phẩm hàng hóa – dịch vụ phong phú, đa dạng; thu nhập quốc dân, thu nhập

bình quân đầu người ngày càng tăng nên đương nhiên thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của bộ phận CBCNV cũng gia tăng. Tuy nhiên, giữa thu nhập và nhu cầu chi tiêu của họ thường có độ lệch về thời gian nên phát sinh nhu cầu vay vốn ngân hàng. Nghĩa là, quy

mô tăng trưởng tín dụng đối với CBCNV đồng biến với tốc độ phát triển của nền kinh

tế.

 Đa số CBCNV đều có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu pháp

luật nên dễ dàng tiếp cận với hồ sơ, thủ tục và các công nghệ ngân hàng hiện đại.

 Khi người vay không trả nợ được, việc xử lý thu hồi nợ tương đối dễ dàng hơn các đối tượng khách hàng tư nhân, cá thể khác bằng cách quản lý và trích các khoản thu

nợ hoặc tác động uy tín, lòng tự trọng của họ. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)