Thế chấp tài sản.
Trong quan hệ tín dụng, thế chấp là người đi vayđem tài sản thuộc quyền sở hữu
hợp pháp của mình thế chấp cho ngân hàng cho vay để vay một số tiền nhất định và dùng tài sản đó để đảm bảo cho số nợ vay. Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực
hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc trả không hết nợ cho ngân hàng cho vay thì ngân hàng được
quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ.
Cấm cố tài sản.
Cầm cố là việc người đi vay chuyển giao tài sản cho ngân hàng cho vay nắm giữ để vay một số tiền nhất định và dùng tài sản đó để đảm bảo cho số nợ vay, khi đến hạn người đi vay không trả được cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản cầm cố
Bảo lãnh.
Bảo lãnh là việc một đơn vị hoặc cá nhân đứng ra bảo lãnh cho người vay vốn để người này đi vay một số tiền nhất định tại ngân hàng. Nếu khi đến hạn người đi vay
không trả hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì đơn vị hoặc cá nhân bảo lãnh sẽ đứng ra trả nợ thay. Thường có 4 phương pháp bảo lãnh đó là : bảo lãnh bằng tài sản, ký
quỹ bảo lãnh, bảo lãnh bằng năng lực chi trả và bảo lãnh bằng uy tín.
Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo nợ vay. Nếu khi đến hạn mà bên vay không thực hiện việc trả nợ thì ngân hàng cho vay sẽ xử lý tài sản hình thành bằng vốn vay để thu nợ. Theo hình thức này thì toàn bộ tài sản được hình thành từ vốn vay sẽ thuộc quyền chi phối, định đoạt của ngân hàng nếu bên đi vay chưa trả hết nợ cho ngân hàng.
Tín chấp.
Ngân hàng thường cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp có uy tín hoạt động
sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi, không có nợ nần dây dưa khi vay vốn ngân hàng dựa trên cơ sở xem xét kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp không phải thế chấp, cầm cố hay phải có bảo lãnh của
bên thứ ba.