Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 63)

Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động giúp ta có thể so sánh khả năng cho vay của

ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời để xác định hiệu quả của một đồng

vốn huy động được. Hay nói cách khác, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào công tác cấp tín dụng. Dư nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động của chi nhánh biến động như sau:

Năm 2005, dư nợ cho vay ngắn hạn gấp 1,51 lần vốn huy động. Điều này cho thấy

nguồn vốn huy động thấp không đủ để tài trợ cho hoạt động cho vay cụ thể là chỉ đáp ứng được có 66% nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân. Do đó chi nhánh phải sử

dụng nhiều đến nguồn vốn điều hòa. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho chi nhánh trong việc

mở rộng quy mô tín dụng, nhưng nó lại làm mất cân bằng trên bảng báo cáo tài chính thể hiện tính không bền vững, sử dụng vốn không đa dạng. Do đó ngân hàng cần có

chính sách hợp lý để cân bằng giữa nguồn vốn huy động và nguốn vốn cho vay.

Năm 2006, do Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Châu Đốc tách ra hoạt động độc lập nên đã làm cho dư nợ và vốn huy động của chi nhánh giảm xuống, nhưng tốc độ

giảm của dư nợ ngắn hạn chậm hơn tốc độ giảm của nguồn vốn huy động làm cho tỷ lệ này tăng cao hơn năm trước. Cụ thể là dư nợ ngắn hạn vẫn còn gấp nguồn vốn huy động

tới 1,53 lần. Tức ngoài vốn huy động, ngân hàng còn cần thêm 53 đồng nữa để đủ đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn của người dân.

Năm 2007, nhằm thu hút khách hàng trong việc gửi tiết kiệm, ngân hàng đã có nhiều chính sách khuyến mãi như tăng lãi suất tiền gửi, với chương trình dự thưởng đặc

biệt...Vì vậy vốn huy động tăng lên nhiều hơn so với dư nợ ngắn hạn, với tốc độ tăng là

37%, trong khi dư nợ ngắn hạn tăng lên chỉ có 21%. Vì vậy, dư nợ ngắn hạn chỉ còn gấp

1,35 lần vốn huy động. Tuy vậy vốn huy động đã tăng lên nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng

nhu cầu vay của người dân.

Nhìn chung, nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân để mở rộng sản xuất, để

phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng. Điều này làm cho nguồn vốn huy động được không đủ để đáp ứng cho các nhu cầu này. Điều này đòi hỏi ngân hàng càng

đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn, khai thác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi

trong dân, có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi

lớn. Ngoài ra cần phải thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân của những khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp

nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)