Kiến nghị đối với NHNN và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 70 - 71)

Từ những vấn đề nêu trên, để đạt được hiệu quả tín dụng cho ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, ngoài sự cố gắng của mỗi ngân hàng, cần có sự giúp đỡ từ phía nhà nước.

 Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường thông thoáng và an toàn cho hoạt động tín dụng.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp

luật bao gồm các nghị định, quyết định của thủ tướng chính phủ, quyết định và thông tư

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để có đủ khuôn khổ pháp lý cho việc

thực hiện tốt luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng, đảm bảo

cho hệ thống Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, năng động và an toàn. Đổi mới phương

lợi và cơ hội bình đẳng cho các đơn vị, các hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế

có dự án kinh doanh khả thi được vay vốn ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc ban hành bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng cần phải xem

xét kỹ lưỡng trước khi đưa vào thực hiện. Vì bất kỳ một sự thay đổi về chính sách kinh

tế tài chính đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nếu chính sách ban

hành không phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng thì thiệt hại không chỉ riêng

đối với ngân hàng mà hậu quả đối với nền kinh tế thật khó lường.

Một khi chính sách mới ban hành hoặc sửa đổi những chính sách trước thì nhất

thiết phải có những văn bản kèm theo để hướng dẫn việc thực hiện cụ thể cho từng

thành phần kinh tế có liên quan.

 Vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN): NHNN Việt Nam hiện nay chưa phát huy hết vai trò giám sát, nhận dạng và đưa ra được đánh giá độc lập về

chiến lược, chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục của các Ngân hàng

thương mại (NHTM), từ đó đảm bảo cho sự khoẻ mạnh của cả hệ thống NHTM. Thanh

tra NHNN hiện mới chỉ xem xét được các NHTM có làm đúng các quy chế, quy định

của NHNN hay không, đánh giá hoạt động tín dụng dựa trên tỷ lệ nợ quá hạn chứ không

phải trên mức độ rủi ro được dự báo của các giao dịch mà các ngân hàng đang tham gia

và cũng chỉ có kiến nghị hay can thiệp khi đã xảy ra các trường hợp rủi ro về tín dụng.

 Khẩn trương xúc tiến nhanh tiến độ cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, quyền sở hữu nhà ở cho các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn. Trước mắt nên có giải pháp tạm thời thay thế-tạo điều kiện cho nông dân có đủ điều kiện pháp lý về tài sản thế chấp để vay vốn.

 Đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh chỉ đạo bằng văn bản về việc tăng cường trách

nhiệm của Uỷ Ban Nhân Dân xã trong việc ký xác nhận, công chứng.

 Thực hiện tốt chương trình phòng chống lũ lụt hằng năm nhằm ngăn ngừa và giảm bớt thiệt hại do lũ gây ra. Hiện nay, nhờ thực hiện tốt việc chống lũ bằng cách đắp đê ở thượng nguồn-ngăn không cho lũ về mà nông dân ở một số huyện đã thực hiện được lúa 3 vụ/năm thay vì 2 vụ/năm như các năm trước.

 Thông tin chính xác về thời tiết và có biện pháp phòng tránh nhằm bớt thiệt hại cho người dân.

 Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.

 Nhà nước cần nâng cao vai trò điều tiết đối với nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)