Đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 71 - 75)

Để bứt phá khỏi nhiều bất cập trong công tác tín dụng về mọi mặt, phục vụ có

hiệu quả tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, thiết nghĩ ngành ngân hàng còn phải tiếp

tục phấn đấu cật lực hơn nữa. Sau đây là một số kiến nghị được đưa ra xuất phát từ đặc điểm hoạt động tại chi nhánh.

Về nguồn vốn huy động.

 Cần quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược, dự báo

khả năng nguồn vốn để chủ động trong đầu tư cho vay, tránh bị động lúng túng trước

biến động của thị trường.

 Chi nhánh phải tích cực huy động vốn trên địa bàn để tạo nguồn cho việc cho

vay, giảm dần số dư điều chuyển vốn từ Hội sở.

 Tăng cường công tác tiếp thị các sản phẩm nhằm thu hút nguồn tiền gửi tiết

kiệm trong dân cư. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: huy động tiết kiệm bằng VNĐ, vàng, USD dưới hình thức tiết kiệm có dự thưởng hoặc không dự thưởng. Quảng

cáo giới thiệu về ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng, đồng thời nghiên cứu về

những chiến lược của ngân hàng cạnh tranh. Nghiên cứu nhằm xác định rõ nhu cầu hiện

tại và thực tại của khách hàng từ đó đề ra chính sách khách hàng phù hợp. Bên cạnh

việc chú trọng đẩy mạnh công tác tiếp thị, nên tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch

của cán bộ ngân hàng, không ngừng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ và chất lượng phục vụ khách hàng.

 Phát hành kỳ phiếu có mục đích nhằm thu hút nguồn vốn để cho vay trung-dài hạn.

Công tác đào tạo cán bộ

 Đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng đủ sức

thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của việc hiện đại hoá và hội nhập trong hoạt động tín

dụng ngân hàng.

 Cần phải có những cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Chẳng hạn nếu sau khi

cho vay, cán bộ tín dụng thu được nợ và lãi có hiệu quả thì được hưởng hệ số lương và thưởng lương kinh doanh. Ngược lại, nếu để phát sinh nợ quá hạn, chỉ được hưởng một

mức lương kinh doanh tượng trưng. Còn xảy ra mất vốn, bất luận lý do gì đều phải bố

trí làm công việc khác, còn nếu do chủ quan để xảy ra mất vốn thì cán bộ tín dụng phải

bồi thường. Định kỳ phải luân chuyển cán bộ quản lý địa bàn để tránh tiêu cực.

 Hiện nay một số ngân hàng thương mại, nhất là NHTM nhà nước, tình trạng cán

bộ không chịu đi học để mở mang kiến thức vẫn còn nhiều. Có thể do tuổi cao, trình độ

hạn chế nên không thể tiếp tục theo học. Thế nhưng họ vẫn được bố trí vào những vị trí

công việc mà lẽ ra phải là những người có trình độ cao hơn. Vấn đề này, các NHTM nhà

nước, mặc dù đã có những quy định về trình độ để bố trí công việc nhưng cũng chỉ mới

dừng ở quy định, chưa kiểm tra, xử lý cương quyết. Xuất phát từ thực tế trên, tôi thấy

rằng: Để kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng cần cương quyết sắp xếp, bố trí lao động

một cách hợp lý. Những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu trình độ và công việc cần được chuyển sang làm nhiệm vụ khác.

Nâng cao chất lượng tín dụng.

Thủ tục vay áp dụng chung cho các hình thức cấp tín dụng khác nhau, cũng như

cho nhiều phương thức cho vay nên thực tế chỉ giống nhau ở những điểm cơ bản mà thôi. Còn đi sâu vào chi tiết thì các thủ tục phải khác nhau để phù hợp với yêu cầu và biện pháp đảm bảo an toàn vốn. Do đó những thủ tục này cần phải được hướng dẫn đầy đủ cụ thể.

Xây dựng cơ chế đảm bảo tiền vay, cùng với những chế tài nghiêm ngặt nhằm

nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu và nguy cơ mất khả năng

thanh toán của Ngân hàng.

 Rút ngắn thời gian nghiên cứu-xét duyệt hồ sơ và có thể trả lời khách hàng bằng

phiếu trả lời qua bưu điện hoặc đưa đến tận nhà nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi và thời gian đi lại của khách hàng đồng thời qua công tác này góp phần phục vụ tốt hơn

khách hàng của mình

 Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn và hiệu

quả của đồng vốn tín dụng nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý ngay. Thường xuyên theo dõi để giúp đỡ khách hàng tháo gỡ

những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

 Cần có một quy trình cho vay tiêu dùng cụ thể: So với các ngân hàng thương

mại cổ phần thì VietinBank đang thiếu những mô hình dịch vụ ngân hàng cá nhân cụ

thể. Cho vay tiêu dùng là một nhóm sản phẩm chung, trong đó có nhiều sản phẩm mà khách hàng cá nhân cần đến Ngân hàng như: cho vay trả góp tại chợ, cho vay trả góp mua động sản (ô tô, máy tính, thiết bị gia đình...), cho vay mua nhà ở, đất ở, cho vay du

học, cho vay phát hành thẻ tín dụng quốc tế...Ở mỗi đối tượng cho vay có đặc thù riêng nên các ngân hàng thương mại cổ phần đều có riêng qui trình, thủ tục hồ sơ, chính sách

lãi suất, phí dịch vụ, chính sách marketing khai thác thị trường... quảng bá trên hệ thống

tờ rơi, cẩm nang dịch vụ.

 Tăng tỷ trọng cho vay kinh tế tư nhân, tăng tỷ trọng cho vay các lĩnh vực ngành và các sản phẩm được đánh giá là có lợi thế so sánh và sức cạnh tranh cao trên cơ sở

phối hợp với các sở, ngành hữu trách để xác định rõ danh mục ngành, nghề, sản phẩm

cần ưu tiên đầu tư. Song song đó thực hiện tốt việc cung cấp thông tin, tư vấn giúp người dân và doanh nghiệp vay vốn xây dựng, hoàn thiện các dự án vay vốn có tính khả

thi và thực hiện đạt hiệu quả. Trong quá trình giám sát sau khi cho vay, giúp các doanh nghiệp vay vốn hoàn thiện quản trị, điều hành, thực hiện tiết kiệm, ngăn ngừa lãng phí vốn.

 Nhanh chóng ứng dụng công nghệ, thông tin để gia tăng tiện ích, tạo lợi thế

cạnh tranh trên thị trường, đồng thời kiến tạo các dịch vụ có thu phí. Những tiện ích

dịch vụ internet banking, home banking, phone banking mà khách hàng đang đòi hỏi

VietinBank tiếp tục nâng cấp, bổ sung là:

Dịch vụ gửi tin nhắn vào điện thoại di động thông tin kết quả giao dịch tài khoản,

thông tin số dư theo định kỳ, thông báo mời nhận tiền ...

Các tiện ích internet banking như: ra lệnh giao dịch tài khoản cá nhân, giao dịch

thẻ ATM, mở tài khoản cá nhân qua mạng.

Tích hợp chung tài khoản thẻ ATM với tài khoản tiền gửi cá nhân, tiền gửi tiết

kiệm, giúp khách hàng có thể giao dịch tại ATM 24h/24h.

 Tạo thêm nguồn vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn uỷ thác trong và ngoài

nước, các quỹ chuyên dùng... để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách. Ngoài việc hỗ trợ người nghèo bằng nguồn vốn cho vay ưu đãi, chúng ta cần chú trọng các biện pháp khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật phù hợp, đặc biệt là cần xây dựng mô hình liên kết sản xuất ở nông thôn. Trong mô hình này phải có người khá giả, biết tính toán làm ăn tham gia để từ đó cộng lực lại đất đai, về sức lao động, góp vốn, về khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất đặc biệt

là khả năng quản lý.

Tóm lại, chúng ta sử dụng nguồn lực tín dụng ngân hàng như một công cụ để thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời phát huy vai trò kiểm soát bằng đồng tiền của nó gắn

liền với hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các thành phần kinh tế. Và muốn đạt được tăng trưởng tín dụng đáp ứng tốt các nhu cầu vay vốn phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương, các ngân hàng trên địa bàn ra sức tạo lập nguồn vốn bằng nhiều biện pháp, trong điều kiện vốn huy động tại chỗ không đủ để cho vay. Ngoài việc cố gắng nâng

dần tỷ trọng vốn huy động tại chỗ gắn liền với kết quả phát triển kinh tế - xã hội, một

biện pháp thiết nghĩ hết sức quan trọng là đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa

nợ xấu, có như thế chi nhánh mới có điều kiện tranh thủ vốn điều hoà trong từng hệ

thống để chủ động nguồn vốn, đủ sức phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của người

TÀI LIỆU THAM KHẢO



PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN. 1998. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI. NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ.

PGS. TS. NGUYỄN THỊ MÙI. 2001. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH.

PTS. NGUYỄN NGỌC HÙNG. 1998. LÝ THUYẾT TIỀN TỆ NGÂN HÀNG. NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH.

TS. LÊ VĂN TƯ. 1997. TIỀN TỆ TÍN DỤNG VÀ NGÂN HÀNG. NHÀ XUẤT

BẢN THỐNG KÊ.

TS. NGUYỄN VĂN TIẾN. 2003. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)