MỘT SỐ CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ ĐỊNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 28 - 75)

2.4.1. Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn của ngân hàng. Chỉ số phân tích:

Chỉ số này cho biết được tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của ngân hàng, qua đó có thể nhận xét đúng đắn về mặt mạnh điểm yếu của ngân hàng để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp trong tương lai.

2.4.2. Phân tích tình hình huy động vốn:

Chỉ số phân tích:

Chỉ số này xác định kết cấu của nguồn vốn huy động để phát hiện mặt mạnh, điểm

yếu của ngân hàng trong kinh doanh. Nếu ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi trong kỳ hạn

cao thì ngân hàng sẽ có nhiều thuận tiện trong việc tạo ra lợi nhuận, ngược lại nếu ngân

hàng có tỷ lệ tiền gửi với lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn sẽ gặp nhiều khó khăn trong

việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn.

2.4.3. Phân tích quy mô, chất lượng, nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn.

Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn:. tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng

vốn và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Số dư từng loại vốn * 100

Tổng vốn

Tỷ trọng từng loại vốn =

Số dư từng loại tiền gửi * 100

Tổng số vốn huy động

Tỷ trọng từng lọai tiền gửi

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động : Chỉ tiêu này giúp so sánh khả năng cho vay

của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng

vốn huy động

Hệ số thu nợ: Hệ số này cho biết khả năng thu hồi các khoản nợ của ngân

hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: chỉ số này dùng để đánh giá chất lượng

công tác tín dụng. Nếu chỉ số này < 5% thì ngân hàng được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao. Nếu chỉ số này > 7% thì ngân hàng

được xem là yếu kém.

Tóm lại: Các khái niệm, quy trình về tín dụng, những phương thức cho vay ngắn

hạn cùng với những chỉ số tài chính được trình bày ở trên sẽ cho ta thấy rõ hơn quy mô

chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương An Giang. Nó chính là cơ

sở, là tiền đề để các chương sau phân tích được sâu sát hơn.

Dư nợ ngắn hạn Tổng nguồn vốn Tỷ lệ dư nợ NH trên tổng nguồn vốn = Dư nợ ngắn hạn Vốn huy động Tỷ lệ dư nợ NH trên Vốn huy động = Doanh số thu nợ ngắn hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn

Hệ số thu nợ ngắn hạn = Nợ quá hạn ngắn hạn Tổng dư nợ ngắn hạn Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ =

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG.



3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.

3.1.1. Giới thiệu về Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có tên giao dịch là Incombank ( Industrial and Commercial Bank Of Vietnam), viết tắt là ICBV là một trong bốn ngân hàng

Thương Mại Quốc Doanh được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của thủ tướng chính phủ. Về tổ chức bộ máy ngân hàng chuyển hệ thống ngân hàng 2 cấp: Ngân hàng nhà nước làm chức năng quản lý nhà nước về tiến tệ tín dụng và ngân hàng chuyên trực tiếp kinh doanh tiền tệ - tín dụng.

Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội. Khách

hàng chính của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là các tổ chức kinh tế kinh doanh

trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du

lịch, dịch vụ…và các khách hàng cá nhân tập trung ở các khu đông dân cư như thành

phố, thị xã với phương châm hoạt động “vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi

doanh nghiệp” Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự phát triển

của nền kinh tế đất nước và sự thành đạt của nhiều doanh nghiệp.

Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn

nhất của Việt Nam và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam. Trong 20 năm qua Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã tăng trưởng nhanh,

không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế, đạt được nhiều

thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động, góp phần không nhỏ trong việc thực thi có hiệu

quả chính sách tiền tệ Quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.

Trước những cơ hội và thách thức của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc

tế, Hội đồng quản trị, Ban Điều hành Ngân Hàng Công Thương Việt Nam quyết định

xây dựng tầm nhìn và diện mạo mới nhằm phát triển Ngân Hàng Công Thương Việt

Nam thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền

vững, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành

Ngân hàng thương mại lớn tại Châu Á.

Từ ngày 15/04/2008, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam chính thức ra mắt

Logo thương hiệu của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam gồm 2 phần: Các chữ

cái VietinBank và biểu tượng trái đất bao trùm đồng tiền cổ, thể hiện sự gắn kết hòa hợp giữa Trời và đất, Âm và Dương. Hình ảnh một ban mai tươi sáng với vầng dương đang lên và quĩ đạo chuyển động lớn dần, thể hiện sự vận động và tiếp nối giao hòa giữa Trời và Đất trong vũ trụ.

Câu định vị thương hiệu: “Nâng giá trị cuộc sống” nhấn mạnh tính hiệu quả, là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam thể hiện sự tận tâm của

VietinBank trong việc hỗ trợ và bảo đảm thành công cho khách hàng cũng như nỗ lực

góp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp giàu ý nghĩa.

Hệ thống nhận diện thương hiệu mới được xây dựng dựa trên các giá trị thương

hiệu của VietinBank, thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của các dịch vụ và sản phẩm mà VietinBank cung cấp, tạo nên sự khác biệt so với các ngân hàng khác trên thị trường nhưng vẫn gần gũi và thân thiện với mọi đối tượng khách hàng. VietinBank - với thông điệp “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại” khẳng định ba nét tính cách thương hiệu

của VietinBank, hàm ý chỉ sự nhất quán và vững vàng về tài chính và độ tin cậy cao, đồng thời bao hàm tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nhằm cung cấp những tiện

ích tối ưu cho khách hàng với mục tiêu luôn hướng về phía trước.

Ra mắt thương hiệu mới VietinBank còn mang một ý nghĩa lớn lao, năm 2008 Ngân Hàng Công Thương Việt Nam kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển. Cùng với

việc thay đổi thương hiệu, Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam quyết tâm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu ngày càng đa

dạng của Quý Khách hàng, để thương hiệu VietinBank ngày càng trở nên gần gũi, thân

thiện và thiết thực hơn với cuộc sống.

Tên pháp lý Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Tên đầy đủ (Tiếng Anh) Vietnam Bank for Industry and

Trade

Tên Thương hiệu (tên giao dịch quốc tế) VietinBank

Câu Định vị thương hiệu (Slogan) Nâng giá trị cuộc sống

3.1.2. Giới thiệu chi nhánh Ngân Hàng Công Thương An Giang.

Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở từng vùng, từng địa phương cũng như mở

rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã đặt chi nhánh ở hầu

hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngân Hàng Công Thương An Giang là một chi

nhánh trực thuộc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định

số 54/NH_TC ngày 14/1/1988 của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Ngân Hàng Công Thương An Giang có trụ sở chính tại 270 Lý Thái Tổ - Mỹ Long – Tp Long Xuyên – An Giang là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con

dấu riêng hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ theo quy chế tổ chức và hoạt động

của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Cùng với hệ thống các chi nhánh Ngân hàng Công thương trên mọi miền đất nước

từ khi thành lập đến nay, VietinBank An Giang đã có những bước phát triển vững chắc.

Phát huy mạnh mẽ tính chất kinh doanh đa dạng của một ngân hàng thương mại đa năng, không chỉ đáp ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế

biến công nghiệp tại các khu công nghiệp, đô thị, mà Chi nhánh còn rất chú trọng đến các chương trình cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp và vận tải. Thực tế hướng kinh doanh đa dạng này đã đạt được những kết quả khả quan. Trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh luôn tuân thủ theo tiêu chí: mở rộng doanh số hoạt động gắn liền với quản trị

có hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Không chỉ tập trung vốn tín dụng vào doanh nghiệp nhà nước, Chi nhánh đã mở

rộng tiếp cận đến tất cả các loại hình doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong tỉnh nếu có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả. Với sự thay đổi cơ cấu này, nguồn

vốn tín dụng của chi nhánh đã tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

và kinh tế hộ trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, chế biến gạo xuất khẩu. Chi nhánh đã đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, … không chỉ tại

thị xã, khu công nghiệp, khu kinh tế lớn mà nguồn vốn ngân hàng còn vươn đến tận

vùng sâu, vùng xa. Nguồn vốn tín dụng đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh

nghiệp ngoài quốc doanh và kinh tế hộ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đưa tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; Phát huy thế

mạnh một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh như cây lúa, con cá góp phần ổn định

nguồn nguyên liệu, đủ cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh.

3.1.3. Những nghiệp vụ của Ngân Hàng Công Thương An Giang.

Nghiệp vụ huy động vốn.

 Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của tất cả các tổ chức và dân cư trong tỉnh bằng VNĐ và ngoại tệ.

 Phát hành kỳ phiếu, các loại chứng chỉ tiền gửi và thực hiện các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Nghiệp vụ cho vay.

 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi

 Cho vay chiết khấu bộ chứng từ, thẻ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác theo quy định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền cho tất cả các khách hàng

trong và ngoài nước.

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC PHÒNG BAN.

Để có thể đứng vững trước một thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt,

VietinBank An Giang đã xây dựng cho mình một cơ cấu quản lý hài hòa để có thể phát

huy tối đa các nguồn lực và lợi thế của mình nhằm hoạt động có hiệu quả. Ngoài trụ sở đặt tại 270 Lý Thái Tổ, Thành Phố Long Xuyên, An Giang, còn có các đơn vị trực thuộc ở các huyện thị thuộc tỉnh An Giang :

 Phòng giao dịch Thành Phố Long Xuyên đặt tại 20-22 Ngô Gia Tự, Thành phố

Long Xuyên, An Giang.

 Phòng giao dịch chi nhánh Ngân Hàng Công Thương huyện Thoại Sơn, đặt tại đường số 2, thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.

 Phòng giao dịch chi nhánh Ngân Hàng Công Thương huyện Chợ Mới, đặt tại 56

Nguyễn Huệ, Chợ Mới, An Giang.

Sơ đồ 3.2.1: Sơ đồ tổ chức chi nhánh Ngân Hàng Công Thương An Giang

Ban Giám Đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng nhân Phòng kế toán giao dịch Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng quản rủi ro Phòng thông tin điện toán Phòng giao dịch TP.Long Xuyên Phòng giao dịch Chợ Mới Phòng giao dịch

3.2.1. Ban giám đốc.

Ban giám đốc có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cấp

trên giao. Được quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỹ luật…cán bộ, công nhân viên của đơn vị. Cũng như việc xử lý hoặc

kiến nghị với các cấp có thẩm quyền, xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chế độ

tiền tệ, tín dụng thanh toán của chi nhánh.

Đại diện chi nhánh kí kết các hợp đồng với khách hàng. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể lãnh đạo trong phong trào thi đua và bảo đảm quyền lợi của cán bộ công nhân

viên trong chi nhánh theo chế độ quy định.

Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máy chi nhánh theo sự

phân công ủy quyền của tổng giám đốc.

3.2.2. Phòng tổ chức hành chính.

Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Thực hiện quy định của nhà nước và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có liên

quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi

nhánh…

3.2.3. Phòng khách hàng doanh nghiệp.

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, để

khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ.

Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng

phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân Hàng Công Thương Việt

Nam.

Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ các doanh nghiệp.

Thực hiện tiếp thu hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng về các sản

phẩm dịch vụ của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, tín dụng, đầu tư chuyển tiền,

thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ…

Thẩm định xác định quản lý các giới hạn tín dụng cho khách hàng có nhu cầu giao

dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam…

3.2.4. Phòng khách hàng cá nhân.

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai

thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ.

Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân Hàng Công Thương Việt

Nam.

Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và báo cáo sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân.

Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo quy định của ngân hàng nhà nước và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam..

Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng về các sản

phẩm dịch vụ của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Tín dụng, đầu tư, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…làm đầu mối bán các sản phẩm

dịch vụ cho khách hàng là cá nhân.

3.2.5. Phòng kế toán giao dịch.

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán như: thu tiền, chi tiền

theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các

khoản chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của chi nhánh. Hạch toán chuyển

khoản giữa chi nhánh với khách hàng, giữa chi nhánh với ngân hàng khác, phát hành séc theo yêu cầu của khách hàng, làm thanh toán dịch vụ điện tử qua mạng vi tính.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thương An Giang " doc (Trang 28 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)