2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
2.3.4.3. Quản lý bộ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng
Chỉ tiêu về giới hạn tín dụng
Giới hạn tín dụng nhằm cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo tăng trƣởng của từng chi nhánh cũng nhƣ toàn hệ thống an toàn, hiệu quả. Giới hạn tín dụng đƣợc xây dựng trên cơ sở kết quả hoạt động năm trƣớc và dự kiến giải ngân thu nợ cụ thể đến từng khách hàng trong năm, kết hợp với chất lƣợng tín dụng của từng chi nhánh để đảm bảo tăng trƣởng tín dụng an tồn, hợp lý.
Trên cơ sở giới hạn tín dụng của cả năm đƣợc phân giao cụ thể giới hạn tín dụng theo từng quý để đảm bảo thực hiện mục tiêu kế hoạch tăng trƣởng cuối năm và kiểm sốt tăng trƣởng tín dụng.
Chỉ tiêu về cơ cấu tín dụng
+ Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề
Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề đƣợc xây dựng đảm bảo phân tán rủi ro, tránh cho vay tập trung quá nhiều vào một số ngành, lĩnh vực, đảm bảo hoạt động tín dụng an tồn, hiệu quả và phát triển bền vững.
Căn cứ trên diễn biến kinh tế thế giới và trong nƣớc, tín hiệu thị trƣờng, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, BIDV đƣa ra các ngành nghề, lĩnh vực tiếp tục gia tăng thị phần và các lĩnh vực quản lý rủi ro để định hƣớng hoạt động tín dụng phù hợp theo từng thời kỳ.
Tăng trƣởng tín dụng đƣợc kiểm sốt theo cơ cấu tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn theo hƣớng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn nhằm cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung dài hạn và giảm thiểu rủi ro, tránh đầu tƣ tràn lan vào các dự án trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
+ Cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng
Việc xây dựng một nền khách hàng vững chắc, ƣu tiêu hƣớng vào thị trƣờng mới là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tránh tập trung đầu tƣ vốn quá nhiều vào một số khách hàng lớn, đảm bảo phân tán rủi ro và tăng trƣởng tín dụng an tồn, hiệu quả.
Bảng 2.9: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo khách hàng năm 2009-2012
Đối tƣợng khách hàng
Tỷ trọng trên tổng dƣ nợ 2009 2010 2011 2012
Doanh nghiệp Nhà nƣớc 52% 49,3% 39,2% 29,12%
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi 3% 3,9% 2,4% 2,67%
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác 45% 34,2% 44% 58,9%
Cá nhân - 10,1% 13,1% 17,11%
Cho vay khác - 2,5% 1,3% 0,4%
Nguồn: Báo cáo tín dụng của BIDV 2009-2012
BIDV đã thể hiện xu hƣớng chuyển dịch danh mục cung cấp tín dụng qua các năm thể hiện ở việc dịch chuyển dần tỷ trọng cho vay từ các doanh nghiệp quốc doanh sang ngồi quốc doanh. Có thể thấy tỷ trọng cho vay doanh nghiệp Nhà nƣớc liên tục giảm dần đáng kể qua các năm từ 52%/ tổng dƣ nợ năm 2009 xuống 39,2% năm 2011 và tiếp tục giảm chỉ còn 29,12% năm 2012.
Kết luận chƣơng 2
Trong chƣơng 2, tác giả đã đánh giá thực trạng hoạt động cho vay trong những năm gần đây và đƣa ra những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng tại BIDV. Đồng thời tác giả cũng phân tích thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
Để nâng cao chất lƣợng, nhất là nợ xấu đang có xu hƣớng tăng và tăng cƣờng khả năng nhận dạng, quản lý, theo dõi và phòng ngừa rủi ro tín dụng thì việc khắc phục những tồn tại trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng là cần thiết. Ở chƣơng 3, tác giả sẽ đƣa ra các giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV.
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM