Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam đến năm 2015 (Trang 41 - 42)

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

2.2.2.2 Hoạt động tín dụng

TÍN DỤNG 141,621 176,814 208,086 97,631 112,793 15.53% 25.56% 44.12% 24.85% 17.69% - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2007 2008 2009 2010 2011 NĂM TỶ ĐỒ NG 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Tín dụng Tăng trưởng %

Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB qua các năm từ 2007 đến 2011

Đồ thị 2.6: Tình hình hoạt động tín dụng của VCB từ năm 2007 đến năm 2011 Trong năm 2007, cùng với sự thuận lợi của thị trường, định hướng hoạt động tín dụng là “Tăng cường cơng tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hướng đến chuẩn mực quốc tế” đã góp phần làm tăng trưởng tín dụng của VCB lên 44,12% so với năm 2006.

Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về kiểm sốt tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, VCB đã có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện thị trường đảm bảo hoạt động tín dụng an tồn, hiệu quả. Thông qua các biện pháp kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tồn hệ thống giảm từ 29% xuống 15%. Kết thúc tháng 12/2008, dư nợ tín dụng của VCB tăng 15,53% cao hơn so với kế hoạch đã điều chỉnh ở mức 15%.

Trong năm 2009, VCB luôn bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đảm bảo an tồn, hiệu quả. Trong giai đoan nửa đầu năm 2009, thực hiện chủ trương kích cầu, mở rộng tín dụng có hiệu quả góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, VCB đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối thiểu 22%. Sau khi NHNN có chỉ đạo về khống chế tăng trưởng, đưa ra mức trần là 25%, VCB đã kịp

thời điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp cho từng giai đoạn. Kết thúc năm 2009, tổng dư nợ cho vay của VCB đạt 141,6 ngàn tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 25,56%. Đến 31/12/2010, dư nợ của VCB đạt 176,8 ngàn tỷ đồng, tăng 24,85% so với năm 2009. Tính đến cuối năm 2011, dư nợ của VCB là 208.086 tỷ đồng, tăng 17,69% so với năm 2010.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của VCB từ năm 2007 đến 2011 khơng có nhiều thay đổi. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn có phần nhích lên đơi chút so với cho vay trung dài hạn nhưng không đáng kể. (Số liệu được trình bày ở phụ lục 5)

Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của VCB có thể thấy tỷ trọng cho vay DNNN khá cao, chiếm gần 50% vào những năm 2007, 2008 và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011. Đến cuối năm 2011, tỷ trọng cho vay DNNN là 33,15% trong tổng dư nợ cho vay. Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay cơng ty TNHH và cá nhân có xu hướng tăng lên, tỷ trọng cho công ty TNHH tăng từ 14,5% năm 2007 lên 18,09 năm 2011; tỷ trọng cho vay cá nhân tăng từ 9,6% năm 2007 lên 10,02% năm 2011. Điều này cho thấy chính sách phát triển của VCB trong những năm gần đây đã chú ý đến mảng bán lẻ nhiều hơn song song với việc củng cố và phát triển mảng bán bn. (Số liệu được trình bày ở phụ lục 6)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam đến năm 2015 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)