Từ phân tích và so sánh về thực trạng năng lực cạnh tranh của VCB trong giai đoạn 2007 - 2010 với một số ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể đưa ra nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của VCB như sau:
2.5.1 Điểm mạnh
- VCB là ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh so với các ngân hàng trong nước, là ngân hàng có quy mơ vốn cũng như tài sản lớn, là ngân hàng có thương hiệu mạnh, được các tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới đánh giá cao.
- Hoạt động kinh doanh của VCB không ngừng tăng trưởng với lợi nhuận tăng trưởng ổn định. Có cơ sở khách hàng khá lớn, chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn, dịch vụ. Lượng khách hàng sẵn có lớn (nắm giữ khoảng 30% thị phần thẻ, một thị trường tiềm năng hứa hẹn sự phát triển mạnh trong tương lai).
- VCB áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, thường đi đầu trong các sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại.
- Là ngân hàng có bề dày lịch sử với hơn 48 năm xây dựng và trưởng thành, am hiểu về thị trường trong nước, có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, có sự hỗ trợ từ Chính phủ và NHNN.
2.5.2 Điểm yếu
- Cơ chế hoạt động của VCB chưa linh hoạt do tỷ lệ vốn Nhà nước còn chiếm khá lớn nên VCB mặc dù đã cổ phần hóa nhưng vẫn được xem là Ngân hàng thương mại Nhà nước. Cơ chế quản trị doanh nghiệp theo mơ hình nhà nước chưa giải phóng được năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Cho vay doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng cho vay tiêu dùng và tín dụng cá nhân thấp. Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng vẫn chưa theo kịp các NHTMCP trong việc đáp ứng nhu cầu thay đổi rất nhanh của môi trường.
- Hiện nay, phần lớn nguồn thu của VCB vẫn là mảng bán buôn (kinh doanh trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và cho vay các doanh nghiệp lớn); còn mảng dịch vụ bán lẻ chưa phát triển mạnh, đây là mảng dịch vụ có tiềm năng và quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
- VCB là ngân hàng có kinh nghiệm và thị phần lớn về dịch vụ thẻ, song hệ thống máy ATM của VCB vẫn thường gây nhiều phiền toái cho khách hàng về tình trạng máy như bị lỗi đường truyền, bị hỏng, hết tiền …Tình trạng vào các ngày cao điểm như ngày lễ, tết, kỳ lương…khách hàng xếp hàng chờ đợi rút tiền tại máy ATM khơng phải là hiếm gặp.
- Hình ảnh VCB trong cơng chúng cịn mờ nhạt, đặc biệt qua các kênh báo chí, ti vi, internet. Chính sách marketing, xây dựng thương hiệu chưa được chú trọng.
2.5.3 Cơ hội
- Theo chuyên gia phân tích của tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s, thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm năng để khai thác và tốc độ tăng trưởng của ngân hàng bán lẻ dự kiến có thể đạt 30 – 40%/năm. Thị trường Việt Nam co 60% dân số trong độ tuổi lao động, đồng thời tầng lớp trung lưu và cư dân đơ thị tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 22% dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng. Với đối tượng chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ thì dịch vụ ngân hàng bán lẻ có nhiều cơ hội để phát triển.
- Đề án không dùng tiền mặt được ban hành theo Quyết định 2453/QĐ-TTg cũng đặt ra mục tiêu đến cuối 2015: tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tuện thanh toán ở mức thấp hơn 11%, nâng tỷ trọng người dân có tài khoản tại Ngân hàng lên mức 30 – 40% dân số, tồn thị trường có 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ với số lượng giao dịch đạt 200 triệu giao dịch/năm.
- Quá trình hội nhập quốc tế dẫn đến việc nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường hàng hóa quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngồi cũng có nhiều cơ hội thâm nhập và xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam nên các luồng vốn chu chuyển thông qua hệ thống tài chính ngân hàng cũng gia tăng. Do đó, nhu cầu về các dịch vụ về tài chính, ngân hàng không ngừng tăng lên, đặc biệt là các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng.
- Giám sát tình hình thực hiện kinh doanh, cũng như quản trị tài chính của VCB được thực hiện bởi các cổ đông và hội đồng cổ đông, ban lãnh đạo VCB. Do đó, việc giám sát được thực hiện chặt chẽ hơn.
2.5.4 Thách thức
- Thách thức từ sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đang hoạt động như Agribank, Vietinbank, BIDV, ACB, SCB, Eximbank … đang ngày càng gia tăng và phát triển thị phần trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Sự có mặt của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài vốn rất mạnh về giao dịch ngoại hối, tài trợ thương mại cũng là một thách thức lớn đối với VCB như HSBC, Standard Chattered, ANZ…
- Các khách hàng lớn của VCB như EVN, một số công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản … đã thành lập cơng ty tài chính hoặc tham gia cổ đông lớn của các NHTMCP mới. Như vậy có thể thấy trong tương lai VCB sẽ khó duy trì được danh mục khách hàng cũng như vị trí của mình.
- VCB là NHTMNN đầu tiên cổ phần hóa, nằm trong chương trình thí điểm cổ phần hóa của Chính phủ nên gặp khơng ít khó khăn do chưa có tiền lệ trước đó. Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục suy giảm kể từ khi VCB cổ phần hóa và lên sàn HOSE. Việc niêm yết đồng nghĩa với yêu cầu minh bạch thông tin, đồng thời là sức ép phải tạo ra lợi nhuận từ phía cổ đơng.
- Sau cổ phần hóa, VCB phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng khác. Cuộc cạnh tranh này sẽ không dễ dàng đối với VCB khi phải chuyển cả một hệ thống lớn từ cách thức quản trị, điều hành của một Ngân hàng nhà nước sang hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường, giữ vững được thị phần. Cơ cấu cổ đông và nhân sự chưa thực sự mang tính thị trường.
- Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh tốn của người dân.
2.6 Đánh giá vị thế, khả năng cạnh tranh của VCB trong hệ thống NHTMVN
Từ kết quả phân tích ở các phần trên có thể đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của VCB trong thời gian qua như sau:
2.6.1 Kết quả đạt được
- Trong nhiều năm liên tiếp, VCB đã được các tổ chức có uy tín trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
- Với ưu thế là ngân hàng có truyền thống, uy tín về cung cấp các sản phẩm thanh tốn quốc tế, thẻ, có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới, VCB nắm giữ thị phần lớn trong lĩnh vực này.
- Tính đến cuối năm 2011, VCB đứng thứ hai trong hệ thống về quy mô vốn chủ sở hữu và đứng thứ tư trong hệ thống trên các mặt là thị phần Tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng.
- VCB là một trong những ngân hàng giữ vai trò chủ đạo và chiếm thị phần lớn trong hệ thống ngân hàng.
- VCB có năng lực tài chính khá cao.
- VCB là ngân hàng áp dụng công nghệ tiên tiến, đi đầu về hoạt động thẻ.
2.6.2 Những tồn tại, hạn chế
- Năm 2010, về quy mô tổng tài sản và huy động vốn, VCB đã tụt từ hạng 3 xuống hạng 4; về mạng lưới đã bị đẩy xuống thứ 5; thị phần thanh toán xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng của VCB bị giảm sút trong những năm 2007 - 2011, thị phần doanh số thẻ tuy vẫn giữ vị trí số 1 nhưng cũng bị sụt giảm mạnh. Thị phần một số mảng hoạt động chủ yếu của VCB thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.18: Thị phần của Vietcombank trong hệ thống NHTM Việt Nam
Đơn vị tính: %
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 30/09/2010
1 Huy động vốn 12,7 11,8 9,3 8,8
2 Tín dụng 9,1 8,7 8,0 7,8
3 Thanh toán xuất khẩu 29,3 26,8 22 22,8
4 Thanh toán nhập khẩu 20 19,5 19,1 17,8
5 Doanh số thanh toán thẻ 57,6 59,7 53,0 52,0
6 Số máy ATM 24,0 17,8 16,0 15,0
Nguồn: Bản cáo bạch phát hành cổ phiếu để tăng vố năm 2010 của VCB
- Quy mô lợi nhuận tuy vẫn lớn nhất nhưng khoảng cách dường như đã khơng cịn đáng kể (doanh thu ròng, hay lợi nhuận trước dự phịng và chi lương thậm chí đã thấp hơn một vài ngân hàng khác).
2.6.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Trong những năm gần đây, chính sách phát triển của VCB thiên về chất lượng, hiệu quả, an toàn hoạt động, lợi nhuận và bền vững hơn là chạy theo số lượng. Do đó, VCB khơng chạy đua về tăng trưởng tín dụng mà ưu tiên quản lý tốt chất lượng tín dụng, cũng như ưu tiên về phát triển và chăm sóc khách hàng sử dụng thẻ (doanh số thanh toán thẻ) hơn là số lượng thẻ phát hành ra mà không sử dụng.
- VCB chưa chú trọng nhiều đến công tác quảng bá thương hiệu, cơng tác marketing cịn mỏng, chưa bài bản từ hội sở đến chi nhánh, vẫn còn tư tưởng đợi khách hàng đến mà chưa chủ đọng tìm kiếm khách hàng.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên cịn ít.
- Tuy đã cổ phần hóa nhưng VCB chưa có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức, hoạt động chưa thật sự năng động như ACB, Sacombank, Eximbank …
- Bên cạnh đó, do sự phát triển mạnh mẽ của các NHTMCP khác nên thị phần các mảng hoạt động của VCB có xu hướng giảm dần.
Nhìn lại ở thời điểm này, VCB khơng cịn nhiều lợi thế. Những lợi thế về tài chính, về mạng lưới, về cơng nghệ, về vị thế tiên phong,…đang dần bị san phẳng. Sự khác biệt tạo nên lợi thế là ở yếu tố thương hiệu, con người, giá vốn rẻ và uy tín quốc tế. Đây chính là những yếu tố cần triệt để khai thác để biến thành lợi thế cạnh tranh, tạo nên sự bứt phá để giữ vững vị thế VCB đã tạo dựng và xác lập nên.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của VCB trong vị thế so sánh với một số ngân hàng khác trong hệ thống NHTMVN như: Agribank, Vietinbank, BIDV, ACB, Sacombank, Eximbank …
Bên cạnh đó, luận văn khảo sát và phân tích năng lực cạnh tranh của VCB bằng phần mềm SPSS, phân tích SWOT và đánh giá vị thế của VCB trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích trong chương 2, luận văn đã rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân hạn chế của VCB để từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB trong chương 3.
CHƢƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
3.1 Định hƣớng phát triển của VCB đến năm 2015
3.1.1 Mục tiêu phát triển của VCB đến năm 2015
Trên cơ sở đánh giá môi trường kinh doanh cùng với kinh nghiệm hoạt động trải qua hơn 48 năm, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Từ đó, Vietcombank đã xác định tầm nhìn và chiến lược kinh doanh là: “Xây dựng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng đa năng, trở thành một trong 70 định chế Tài chính hàng đầu Châu Á vào năm 2015 - 2020”.
Trên cơ sở đó, trong thời gian tới Vietcombank tập trung phát triển các mục tiêu cụ thể sau:
- Dịch vụ tài chính ngân hàng – mảng hoạt động kinh doanh chính của Vietcombank. Củng cố và duy trì vị thế dẫn đầu lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và truyền thống này với các mảng dịch vụ như ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, tài trợ, đầu tư dự án …; đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực như ngân hàng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể nhân…
- Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng bền vững là mục tiêu xuyên suốt.
- Đảm bảo quản trị và duy trì các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an tồn một cách minh bạch, cơng khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng hiện đại.
- Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài; ứng dụng hệ thống khuyến khích, đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động phù hợp; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có năng lực chun mơn cao vừa có đạo đức nghề nghiệp.
3.1.2 Các định hướng phát triển của VCB đến năm 2015
- VCB định hướng phát triển với một số chỉ tiêu cơ bản đến 2015 như sau: + Vốn chủ sở hữu đạt mức từ 2,5 – 3 tỷ USD;
+ Tổng tài sản tăng trung bình 15 -20%/năm;
+ Tỷ lệ trung bình hàng năm ROE là trên 15%; + Tỷ lệ trung bình hàng năm ROA là 1,2%;
+ Chỉ số CAR từ 10 – 12%.
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB đến năm 2015
3.2.1 Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính
VCB là ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, các ngân hàng ngày càng cạnh tranh quyết liệt, các ngân hàng trong nước không ngừng tăng vốn các ngân hàng nước ngồi với kinh nghiệm, cơng nghệ và năng lực tài chính mạnh là những đối thủ cạnh tranh rất nặng ký với VCB. Do đó, VCB cần phải có những giải pháp để nâng cao năng lực tài chính như:
3.2.1.1 Tăng vốn điều lệ và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn
- Tăng vốn từ bên trong :
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của VCB liên tục có tốc độ tăng trưởng cao. Đây cũng là một nhân tố quan trọng để VCB thực hiện việc tăng vốn điều lệ. Nguồn vốn bổ sung tốt nhất chính là lợi nhuận giữ lại. VCB là ngân hàng mạnh, lợi nhuận luôn tăng cao qua các năm, đặc biệt năm 2010 đạt 4.221 tỷ đồng, đây là nguồn vốn bổ sung rất lớn cho VCB.
Ưu điểm của phương pháp này là: khơng tốn kém chi phí, khơng pha lỗng cổ phiếu, khơng phải hồn trả, giúp ngân hàng khơng phụ thuộc vào thị trường vốn.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp tăng vốn nội bộ, VCB cần chú ý đến phản ứng của cổ đơng vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông. Hiện nay, phần lớn những người nắm giữ cổ phiếu không phải là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nếu phân chia cổ tức thấp sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cổ đông, ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu và uy tín của ngân hàng. Do đó, VCB cần xem xét thực hiện việc chia cổ tức bằng tiền mặt một phần còn lại là chia bằng cổ phiếu sẽ được các cổ đơng ủng hộ. Đây là một hình thức quan trọng trong việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng.
- Tăng vốn từ bên ngoài:
Các nguồn vốn từ bên ngồi có thể giúp VCB gia tăng vốn bao gồm: phát hành thêm cổ phiếu, tăng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông chiến lược, và phát hành trái phiếu chuyển đổi.
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng tài sản có
VCB cần đề ra nhiều biện pháp nhằm kiểm sốt tín dụng, nâng cao hơn nữa