3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB đến năm 2015
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng tài sản có
VCB cần đề ra nhiều biện pháp nhằm kiểm sốt tín dụng, nâng cao hơn nữa chất lượng tài sản có như:
- Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm tra tín dụng. Cơng tác thẩm định rất quan trọng trong quy trình cấp tín dụng vì thế cần nâng cao năng lực thẩm định bằng các biện pháp như bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan, đào tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp về công tác thẩm định, khai thác tốt hệ thống thông tin và cập nhật thường xun để khơng bị lạc hậu, có cơ chế động viên khen thưởng phù hợp. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, cán bộ tín dụng theo hướng giỏi chun mơn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện tốt công việc. Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng, là cơ sở để hạn chế rủi ro.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm đảm bảo, nắm bắt theo dõi đúng tình hình sử dụng vốn của khách hàng để từ đó có biện pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn nói riêng và nợ xấu nói chung. Đặc biệt, cần chú ý đến tính khả thi của dự án, hạn chế tư tưởng quá coi trọng tài sản thế chấp nợ vay.
- Hồn thiện mơ hình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ. Bộ phận này cần phải được hoạt động độc lập với ban lãnh đạo để bảo đảm tính độc lập và khách quan trong công tác kiểm tra kiểm sốt, đồng thời hồn thiện phương pháp kiểm sốt và kiểm tra nội bộ theo chuẩn mực quốc tế. Công tác kiểm tra phải thực hiện thường xuyên hơn đối với các hoạt động tín dụng; các khoản vay có giá trị lớn cần phải thơng qua bộ phận kiểm sốt nội bộ, góp phần hạn chế rủi ro.
- Nghiên cứu và hồn thiện hơn quy định về trích lập dự phịng rủi ro tín dụng để phù hợp với thông lệ quốc tế.