Nâng cao năng lực cạnh tranh về thương hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam đến năm 2015 (Trang 84 - 86)

3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB đến năm 2015

3.2.2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh về thương hiệu

Thương hiệu của ngân hàng khẳng định vị thế của nó trên thị trường. Vị thế của ngân hàng được thể hiện qua thị phần sản phẩm so với sản phẩm cùng loại, uy tín thương hiệu sản phẩm đối với khách hàng, sự hoàn hảo của các dịch vụ và được đo bằng thị phần của các sản phẩm dịch vụ đó trên thị trường. Thương hiệu là một tài sản vơ hình và có tính quyết định sống cịn của ngân hàng. Nó tạo nên uy tín và sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Hơn nữa, có thể nói hiện nay cơng tác quảng bá thương hiệu là một trong những khâu chưa được VCB quan tâm đúng mức. Quảng bá thương hiệu có tác động rất lớn đến thói quen, sở thích và hành vi của khách hàng.

Do đó, VCB cần phải quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động xúc tiến và quảng bá thương hiệu của mình trong và ngồi nước.

Công tác truyền thông phải gắn liền với việc giới thiệu, thơng tin về các dịch vụ, tiện ích và mức độ an toàn trong giao dịch với ngân hàng. Đồng thời, VCB cần lựa chọn phương thức quảng bá hỗn hợp như:

- Quảng cáo trên truyền hình: quảng cáo trên truyền hình là hình thức quảng cáo tạo được mức độ nhận biết sản phẩm, dịch vụ cao nhất. Đây cũng là kênh quảng cáo tốn khá nhiều chi phí nhất. Trong thời gian vừa qua, VCB có quảng cáo trên truyền hình bằng cách tài trợ cho các gameshow của đài truyền hình như: thẻ MTV Master card trong gameshow “Kim tự tháp” nhưng hiện nay gameshow này không xuất hiện nữa. Thời gian vừa qua, biểu tượng VCB xuất hiện trên truyền hình cịn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới VCB cần đầu tư thêm vào quảng cáo trên truyền hình.

- Quảng cáo trên báo: hình thức này xét về mức độ hiệu quả chỉ xếp sau truyền hình, nhưng chi phí quảng cáo lại rẻ hơn rất nhiều và công chúng ngày càng sử dụng phương tiện này nhiều hơn. VCB có xuất hiện trên một số tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng nhưng mật độ cịn thưa thớt, cịn các báo phổ thơng như Tuổi Trẻ, Thanh Niên … thì hầu như khơng xuất hiện. Lượng độc giả của các báo phổ thông rất lớn, nếu xuất hiện thường xuyên trên các báo này cũng sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng.

- Quảng cáo bằng biển ngồi trời: đây là hình thức quảng cáo mang tính chất cơng cộng, khơng có độc giả riêng, có ưu điểm là khả năng tồn tại lâu và gây được sự chú ý của người xem vì biển quảng cáo thường được đặt ở trung tâm, những nơi có nhiều người lưu thơng.

- Quảng cáo qua internet, website. Với sự phát triển của khoa học cơng nghệ hình thức quảng cáo này thì cũng được nhiều người quan tâm hơn. VCB có thể gửi email đến khách hàng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm của VCB, quảng cáo tại trang web: www.vietcombank.com.vn, và liên kết với nhiều trang web giải trí, trang web báo điện tử, trên facebook…

- Ngoài ra, VCB cần quảng bá hình ảnh thông qua xây dựng văn hóa VCB như: ngày truyền thống, bài hát, văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam đến năm 2015 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)