2.3.1
Rào cản gia nhập ngành hiện tại vẫn cịn lớn do từ cuối 2008 chính phủ đã tạm ngừng cấp phép cho ngân hàng mới và việc cấp phép cho ngân hàng 100% vốn nước ngồi vẫn cịn khá dè dặt.
Quy mô lớn của VCB cũng là một rào cản khá lớn khi các ngân hàng nhỏ gia nhập ngành. Hiện tại VCB vẫn đẩy mạnh việc mở rộng các chi nhánh của mình tại các thành phố lớn, chỉ trong năm 2011 đã có bảy chi nhánh và 18 phịng giao dịch mới đã được khánh thành. Điều này sẽ gây trở ngại cho các cơng ty có ý đồ gia nhập ngành do việc cạnh tranh với các ngân hàng có quy mơ và độ phủ lớn như Vietcombank là vơ cùng khó khăn.
2.3.2
Áp lực từ đối thủ với VCB hiện nay rất cao, không chỉ là các ngân hàng cùng quy mô như Vietinbank, BIDV mà các NHTM khác cũng đang trỗi dậy rất mạnh mẽ, đặc biệt là sự gia nhập của các NHNNg. Bên cạnh đó, các dịch vụ của VCB cũng chưa tạo được sự khác biệt, đây cũng gần như là tình trạng chung của ngành ngân hàng Việt Nam. Chính vì sự giống nhau về các sản phẩm và dịch vụ mà mức độ cạnh tranh đối với VCB nói riêng và trong ngành ngân hàng nói chung là rất cao.
Tính đến 31/12/2011, hệ thống các TCTD của Việt Nam gồm: 05 NHTMNN, 35 NHTM CP, 01 ngân hàng chính sách, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 04 ngân hàng liên doanh, 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 51 văn phịng đại diện ngân hàng nước ngồi, 18 cơng ty tài chính, 12 cơng ty cho th tài chính. Số lượng trên là khá nhiều so với quy mô của nền kinh tế Việt Nam.
Mặt dù, VCB và Vietinbank đã cổ phần hóa, BIDV đã chuyển đổi sang loại hình cơng ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ nhưng trong khuôn khổ luận văn này, để tiện cho việc phân tích nên tác giả vẫn xem Vietinbank, BIDV, VCB thuộc khối NHTMNN vì tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ khá lớn. Các ngân hàng như Agribank, Vietinbank, BIDV có quy mơ khá lớn, cùng là khối ngân hàng nhà nước, chịu sự chi phối và được nhiều hỗ trợ bởi Chính phủ, NHNN và là đối thủ cạnh tranh khá nặng ký với VCB.
Các NHTMCP như Sacombank, ACB, Eximbank, Techcombank, Quân đội, Đông Á, VIB,... Các ngân hàng này rất linh hoạt, chủ động trong các lĩnh vực hoạt động như hoạt động huy động vốn, cho vay, các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng, phi ngân hàng như bảo hiểm, kinh doanh địa ốc, sàn giao dịch vàng ... Các ngân hàng này đã và đang xây dựng mạng lưới chi nhánh rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, chia sẻ thị phần của VCB.
Các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài như: HSBC, Citibank, ANZ, Standard Chartered Bank, Deustche Bank ... là những ngân hàng có ưu thế vượt trội về năng lực tài chính, vốn tự có lớn, cơng nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên có trình độ cao, năng động, sáng tạo ... Những ngân hàng này là đối thủ cạnh tranh lới của VCB trên một sân chơi bình đẳng, có cùng một khn khổ pháp lý, khơng cịn phân biệt đối xử giữa các loại hình ngân hàng, các rào cản bị gỡ bỏ.
Bên cạnh đó, VCB cịn chịu sức ép cạnh tranh từ các đối thủ là công ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, cơng ty bảo hiểm ...
Sau đây là một số phân tích, so sánh năng lực cạnh tranh của VCB với các đối thủ cạnh tranh trong một số mảng chính:
Quy mô vốn
Các NHTMVN không ngừng nâng cao sức mạnh tài chính của mình. Quy mơ vốn điều lệ đã có sự tăng nhanh, mạnh để thực hiện lộ trình tăng vốn theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 và tăng năng lực tài chính để đảm bảo cạnh tranh trong q trình hội nhập, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.6: Tình hình tăng trưởng vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam
Đvt: tỷ đồng, triệu USD
Ngân hàng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tỷ VND Triệu USD8 Tỷ VND Triệu USD9 Tỷ VND Triệu USD Tỷ VND Triệu USD10 Agribank 10.464 596 11.020 596 11.650 630 20.709 1.095 BIDV 7.629 435 8.756 473 10.499 568 14.600 772 Vietinbank 7.608 434 7.717 417 11.252 608 15.173 803 VCB 4.429 252 12.100 654 12.100 654 17.588 930 ACB 2.630 150 6.355 344 7.814 422 9.377 496 SCB 1.970 112 2.180 118 3.635 196 4.185 221 Eximbank 2.800 160 7.220 390 8.800 476 10.560 559 Techcombank 2.521 144 3.642 197 5.400 292 6.932 367 DongABank 1.600 91 2.880 156 3.400 184 4.500 238
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM trên
Đồ thị 2.7: So sánh vốn chủ sở hữu của 10 NHTM Việt Nam năm 2010 và 2011 Trong năm 2011, vốn chủ sở hữu của VCB đứng thứ 2 trong hệ thống đạt 29.189 tỷ đồng. Theo sát VCB là BIDV và Vietinbank với 26.975 tỷ đồng và 25.268
8
Quy đổi tỷ giá bình quân năm 2007 là USD/VND = 17.550
9 Quy đổi tỷ giá bình quân giai đoạn năm 2008 – 2009 là USD/VND = 18.500
10 Quy đổi tỷ giá bình quân năm 2010 là USD/VND = 18.900
tỷ đồng. Agribank đứng thứ nhất về quy mô vốn chủ sở hữu với 38.734 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng so với cuối năm 2010 xếp theo thứ tự là: Vietinbank (42%), VCB (41,2%), Techcombank (38,6%), Agribank (31,3%), Quân đội (27,4%), ACB (26,2%), Eximbank (20,1%), Đông Á (13,4%), BIDV (11,4%), Sacombank (9%).
Đồ thị 2.8: Thị phần vốn chủ sở hữu của 10 NHTM Việt Nam năm 2010 và 2011 Tỷ lệ an toàn vốn CAR
Bảng 2.7: Tỷ lệ an toàn vốn CAR của một số NHTM Việt Nam
Ngân hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
VCB 9,3% 9,2% 8,9% 8,11% 9,00% Vietinbank 5,18% 11,62% - 8,06% 8,02% Agribank 4,97% 7,2% - 8,05% - BIDV 5,50% 11% 8,94% 7,55% 9,32% ACB 10,89% 16,19% - 9,73% 10,6% Tecombank 17,28% 14,30% 13,99% 14,11% Sacombank 11,82% 11,07% - 11,41% DongAbank 13,54% 14,36% - 14,21%
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM nêu trên
Về mức độ an toàn vốn, với sự gia tăng của vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của các NHTMNN đa số đạt trên mức tối thiểu 8% theo yêu cầu của Basel II, các NHTMCP lớn có tỷ lệ an tồn vốn khá cao.
Quy mô tổng tài sản
Quy mô tài sản cũng đánh giá phần nào năng lực tài chính của mỗi NHTM. Quy mô tài sản của nhóm các NHTMNN vẫn ở vị trí đứng đầu (chiếm tỷ trọng 42,2% trong hệ thống). Quy mơ tài sản của từng ngân hàng trong nhóm NHTMCP thấp hơn các NHTMNN, nhưng xét về tổng thể nhóm này đã gần như đuổi kịp nhóm các NHTMNN (chiếm tỷ trọng 42,17% trong hệ thống). Ngân hàng có tổng
tài sản lớn nhất là Agribank (đạt 521.788 tỷ đồng), tăng 13,27% so với cuối năm 2009. Tiếp đến là BIDV với tổng tài sản ước đạt 352.723 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 19%. Đứng thứ ba về quy mô tổng tài sản trong năm 2010 là Vietinbank với 350.725 tỷ đồng. VCB xếp ở vị trị trí thứ 4. Tiếp theo là các NHTMCP lần lượt theo thứ tự là ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank, Quân đội, Đông Á. Các NHNNg đã dần thâm nhập vào thị trường Việt Nam với thị phần khá đáng kể (11,2%). HSBC là 65.341 tỷ đồng, ANZ là 27.194 tỷ đồng, Citibank là 24.448 tỷ đồng. THỊ PHẦN TỔNG TÀI SẢN NĂM 2010 Agribank 13.3% BIDV 9.0% Vietinbank 8.9% VCB 7.8% ACB 5.4% Sacombank 3.5% Techcombank 3.3% Eximbank 3.2% Quân đội 2.5% Đông Á 1.4% HSBC 1.7% ANZ bank 0.7% Citibank 0.6% Các TCTD khác 38.7%
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2010
Đồ thị 2.9: Thị phần tổng tài sản của một số NHTM năm 2010
Đồ thị 2.10: So sánh tổng tài sản của 10 NHTM năm 2010 và 2011
Trong năm 2011, thị phần tổng tài sản của của VCB vẫn giữ vị trí thứ 4 trong tồn hệ thống mặc dù đã có sự cải thiện so với năm 2010 (tỷ trọng tổng tài sản của VCB so với toàn ngành tăng từ 7,3% lên 7,8%). Hai ngân hàng có mức gia tăng ấn
tượng về thị phần tổng tài sản là ACB (từ 4,8% lên 5,9%); Vietinbank (tăng từ 8,8% lên 9,8%). ACB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ấn tượng nhất (tăng 38,1% so với năm 2010.
Đồ thị 2.11: Thị phần tổng tài sản của 10 NHTM năm 2010 và 2011
Bên cạnh việc tăng quy mô ngân hàng 100% vốn hoặc Chi nhánh ở Việt Nam, các NHNNg đã mua cổ phần của các NHTMCP nhằm sử dụng hệ thống mạng lưới và nhân viên cùng cơ sở khách hàng sẵn có của các ngân hàng trong nước làm bàn đạp cho sự phát triển của mình tại Việt Nam. Đổi lại, các ngân hàng nội cũng được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật (công nghệ và quản trị) và đây cũng là cơ hội để các NHTMCP gia tăng tài sản của mình một cách nhanh chóng, đe dọa tiềm tàng đối với các NHTMNN trong đó có Vietcombank. Một số NHTMCP lớn được cổ đơng nước ngoài mua cổ phần làm đối tác chiến lược: ANZ mua 10% cổ phần của Sacombank; Standard Chartered mua 15,02% cổ phần của ACB; HSBC chiếm giữ 20% cổ phần tại Techcombank với mục đích để phát triển hệ thống ATM và tín dụng tiêu dùng; OCBC (Ngân hàng của Singapore nắm giữ 15% cổ phần của VP Bank; Sumitomo Mitsui mua cổ phần 15,13% của Ngân hàng Eximbank; Deutsche Bank mua 10% cổ phần của Habubank với mục đích nhằm phát triển dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam; Maybank mua 15% cổ phần của ABBank.
Chất lượng tài sản có
Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng là 2,51% (tăng so với tỷ lệ 2,0% năm 2009), trong đó tỷ lệ nợ xấu của khối NHTMNN tăng từ
2,1% lên 2,55%, khối NHTMCP tăng từ 1,3% lên 1,89%, khối ngân hàng liên doanh và nước ngoài tăng từ 1,0% lên 1,35%.
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của một số NHTM Việt Nam
Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Agribank 1,90% 2,50% 2,68% 2,95% 3,23% 6,70% BIDV 11,9% 4,80% 2,71% 2,82% 2,76% 2,30% Vietinbank 1,38% 1,02% 1,81% 0,61% 1,23% 1,00% VCB 2,65% 2,66% 4,61% 2,47% 3,00% 2,10% ACB 0,20% 0,08% 0,90% 0,40% 0,35% 1,10% Techcombank 3,10% 1,40% 2,52% 2,20% 2,71% 3,00% Sacombank 0,95% 0,39% 0,99% 0,88% 0,56% 0,60% Eximbank 0,80% 0,88% 4,71% 1,82% 1,38% 1,90%
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM nêu trên
Trong khối các NHTMNN thì Vietinbank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất tính đến cuối tháng 12/2010 là 1,23%, tiếp đến là BIDV với tỷ lệ nợ xấu là 2,76%, VCB đứng thứ ba với tỷ lệ nợ xấu 3,0% và đứng sau là Agribank với tỷ lệ nợ xấu là 3,23%. Khối các NHTMCP duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức khá thấp 1,89% tính đến cuối tháng 12/2010 và chiếm tỷ trọng dư nợ xấu trong toàn hệ thống là 26,2%. Trong đó ACB có tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,35%, tiếp đến là Sacombank với tỷ lệ 0,56%, Eximbank 1,38%, MB 1,93% và cao nhất là Techcombank 2,71%. Nhìn chung, trong nhóm NHTMCP lớn này các ngân hàng đều gia tăng tỷ lệ nợ xấu so với cuối năm 2009 chỉ trừ có Sacombank và ACB là có tỷ lệ nợ xấu giảm. Khối các ngân hàng liên doanh, nước ngồi có tỷ lệ nợ xấu khá nhỏ 1,35% và chiếm tỷ trọng 5% trong tổng dư nợ xấu toàn hệ thống.
Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của VCB là 2,1%, thấp hơn trung bình trung tồn ngành ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu của tồn ngành năm 2011 là 3,3%). Agribank có tỷ lệ nợ xấu là 6,7% - cao nhất hệ thống. Các NHTMCP như ACB, Sacombank, Eximbank … có tỷ lệ nợ xấu khá thấp, duy trì từ 0,5% đến 1,9%. Tuy nhiên, số liệu nợ xấu của các ngân hàng khơng được tính trên một mặt bằng: chỉ có 3/10 ngân hàng so sánh thực hiện theo điều 7 là Vietcombank, BIDV, Quân đội; các ngân hàng khác vẫn còn phân loại nợ xấu theo điều 6 của quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005.
Đồ thị 2.12: Tỷ lệ nợ xấu của 10 NHTM Việt Nam năm 2010 và 2011 Khả năng sinh lời
Trong ba nhóm ngân hàng, lợi nhuận trước thuế năm 2010 của nhóm NHTMNN dẫn đầu chiếm 51,1% trong hệ thống và tăng 40,6% so với năm 2009, nhóm NHTMCP chiếm 48,3% và tăng 28,6%, nhóm NHNNg chiếm 13% và tăng 33,3%.
Xét về thị phần, trong năm 2010 VCB vẫn tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu về lợi nhuận. Tuy nhiên, khoảng cách với các ngân hàng khác dần bị rút ngắn. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của VCB là 5.479 tỷ đồng, tăng 9,49% so với năm 2009; BIDV đạt lợi nhuận trước thuế là 4.626 tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2009; Vietinbank đạt lợi nhuận trước thuế là 4.598 tỷ đồng, tăng 36,3% so với năm 2009. Trong nhóm NHTMCP, ACB đạt 2.800 tỷ đồng, duy trì vị trí thứ 5.
Xét về cơ cấu thu nhập chi phí: (i) về cơ cấu thu nhập: VCB và 1 số NHTMNN khác vẫn có tỷ lệ thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng từ 60% trở lên. Riêng VCB chiếm tỷ trọng 65,5% năm 2007; 73,7% năm 2008 và 73% năm 2009. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011, tỷ lệ thu ròng từ dịch vụ của các ngân hàng, đặc biệt là các NHTMCP có xu hướng tăng dần thể hiện sự đa dạng hóa trong hoạt động. Năm 2009, BIDV thu nhập ròng từ dịch vụ là 832 tỷ đồng, VCB là 892 tỷ đồng, ACB là 572 tỷ đồng, Sacombank là 490 tỷ đồng, Vietinbank là 430 tỷ đồng, Agribank là 394 tỷ đồng; (ii) Về cơ cấu chi phí: Xét về tổng thể các
NHTMNN trong giai đoạn 2006 -2008, VCB được đánh giá là quản lý chi phí một cách hiệu quả với tỷ lệ chi phí quản lý/Tổng doanh thu bình qn là 25,89% thấp hơn mức bình quân của ACB và Sacombank và của các NHTMCP là khoảng 50%. Tuy nhiên, năm 2009 tỷ lệ này của VCB là 41,3% tăng lên 50,5% so với năm 2008.
Trong năm 2011, VCB đứng vị trí thứ 2 trong hệ thống về lợi nhuận, đạt 5.700 tỷ đồng. Vietinbank dẫn đầu hệ thống về chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế với con số ấn tượng là khoảng 8.000 tỷ đồng. ACB và Eximbank có lợi nhuận trước thuế ấn tượng trong khối NHTMCP: Eximbank đạt 3.900 tỷ đồng, ACB đạt 4.100 tỷ đồng.
Bảng 2.9: ROA, ROE của các NHTM Việt Nam năm 2009 và năm 2010
Năm 2009 2010
Ngân hàng ROA(%) ROE(%) ROA(%) ROE(%)
Vietinbank 0,86 12,86 1,78 21,13 BIDV 0,66 10,67 1,00 13,73 VCB 1,54 24,15 1,38 20,80 Agribank 0,64 14,36 1,23 17,00 Sacombank 1,48 14,27 1,28 13,21 Đông Á 1,30 13,23 0,98 12,67 Eximbank 1,73 8,20 1,54 11,81 ACB 1,09 18,38 1,09 20,10 Techcombank 1,99 24,72 1,29 18,81 Quân đội 1,55 13,60 1,42 17,37 Citi Bank 1,99 17,51 1,15 13,22 HSBC 1,96 22,46 1,58 21,51 Khối NHTMNN 0,82 11,44 1,28 16,56 Khối NHTMCP 1,28 11,78 1,15 12,34
Khối NH liên doanh, NHNNg 1,17 10,31 1,01 9,98
Toàn hệ thống ngân hàng 0,97 10,36 1,08 12,93
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM nêu trên
ROA tồn hệ thống đạt trung bình 1,09%. Trong năm 2010, cùng với sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận, ROA của nhóm NHTMNN tăng lên cao nhất, đạt 1,28% từ mức 0.82% của năm 2009. Nhóm NHTMCP có ROA đạt 1,15%, trong đó có những ngân hàng tăng mạnh là Eximbank và ngân hàng Quân đội, ngân hàng lớn nhất nhóm này là ACB duy trì mức 1,09% như năm 2009. Nhóm NHNNg cũng có ROA giảm nhẹ từ 1,17% năm 2009 xuống 1,01% năm 2010. ROE toàn hệ thống đạt
10,36%. Nhóm NHTMNN đạt cao nhất 16,7%, trong khi nhóm NHTMCP chỉ đạt 12,3% và NHNNg đạt xấp xỉ 10%.
2.3.2.2 Năng lực hoạt động
Hoạt động huy động vốn
Xét về thị phần thì trong năm 2010 VCB đứng vị trí thứ 4 về quy mơ vốn huy động trong hệ thống ngân hàng. Thị phần huy động vốn của các NHTMNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống ngân hàng nhờ có mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước và có lợi thế về uy tín, thương hiệu. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh từ phía các NHTMCP đang ngày càng lớn. Các NHTMCP đang tích cực mở rộng chi nhánh và các phòng giao dịch, triển khai các hoạt động khuyến mãi và đưa ra các sản