Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam đến năm 2015 (Trang 73 - 75)

2.4 Nghiên cứu định lƣợng qua khảo sát,phân tích bằng phần mềm SPSS

2.4.4 Phân tích hồi quy

Sau khi phân tích EFA, mơ hình được giải thuyết như sau:

H1: Nếu năng lực marketing của VCB tốt thì năng lực cạnh tranh càng cao. H2: Nếu năng lực tài chính của VCB tốt thì năng lực cạnh tranh càng cao. H3: Nếu sản phẩm, dịch vụ của VCB tốt thì năng lực cạnh tranh càng cao. H4: Nếu nhân viên VCB có tác phong chuyên nghiệp, hiểu nghiệp vụ và giao tiếp với khách hàng tốt thì năng lực cạnh tranh càng cao.

H5:Nếu uy tín, thương hiệu nổi tiếng thì làm tăng năng lực cạnh tranh của VCB. H6: Nếu cơng nghệ cao thì năng lực cạnh tranh của VCB càng cao.

Sử dụng phương pháp đưa các biến vào cùng một lúc (Enter) để phân tích, kết quả hồi quy thu được như sau:

Bảng 2.16: Hệ số xác định R-Square và Anova

Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1 .880a .662 .649 .673

a. Predictors: (Constant), NL công nghệ, Nguồn nhân lực, Marketing, NLCT về Sản phẩm, dịch vụ, Thương hiệu, NL tài chính

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 47.999 6 8.000 35.752 .000a

Residual 55.939 250 .224

a. Predictors: (Constant), NL công nghệ, Nguồn nhân lực, Marketing, NLCT về Sản phẩm, dịch vụ, Thương hiệu, NL tài chính

b. Dependent Variable: Năng lực cạnh tranh tổng thể của VCB

Hệ số xác định được điều chỉnh Adjusted R Square là 0,649 chứng tỏ mơ hình có sự phù hợp đến 64,9%. Mức độ quan trọng của các thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh của VCB được phản ánh qua bảng 2.21.

Kết quả cho thấy, các hệ số B đều khác 0 (p < 0,001) chứng tỏ các thành phần đều đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận và chưa có cơ sở để bác bỏ những giả thuyết này. Từ kết quả phân tích trên, ta có phương trình hồi quy như sau: NLCT = 4,016+0,13*NLTC+0,152*TH+0,091*SPDV+0,384*MAR+0,37*NNL+0,14*CN

Bảng 2.17: Hệ số hồi quy của phương trình

Từ phương trình hồi quy, có thể thấy năng lực marketing là yếu tố có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của VCB (hệ số B = 0,384). Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu năng lực marketing tăng lên 1 thì năng lực cạnh tổng thể tăng lên 38,4%. Các yếu tố khác như: nguồn nhân lực ảnh hưởng 0,37; thương hiệu ảnh hưởng 0,152; năng lực công nghệ ảnh hưởng 0,14; năng lực tài chính ảnh hưởng 0,13; Sản phẩm dịch vụ ảnh hưởng 0,091. Mơ hình hồi quy đã thể hiện yếu tố làm cho năng lực cạnh tranh ảnh hưởng nhiều nhất là năng lực

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 4.016 .030 136.090 .000 NL tài chính .130 .030 .204 4.402 .000 Thương hiệu .152 .030 .082 1.762 .001 NLCT về Sản phẩm, dịch vụ .091 .030 .002 .038 .002 Marketing .384 .030 .603 13.004 .000 Nguồn nhân lực .370 .030 .625 .682 .004 NL công nghệ .140 .030 .220 4.738 .000

marketing. Điều này cũng đúng trong giai đoạn hiện nay, khi mà môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì địi hỏi các ngân hàng phải năng động hơn trong phục vụ khách hàng, không ngồi yên một chỗ đợi khách hàng đến như trước mà phải tìm kiếm, đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn hợp lý để thu hút nhiều khách hàng hơn. Nhân tố tiếp theo cũng ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của VCB là nguồn nhân lực. Trong lĩnh vực ngân hàng, các sản phẩm, dịch vụ gần như không có nhiều khác biệt thì một nhân tố cũng góp phần khơng kém trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh là nhân tố con người, điều này thể hiện qua trình độ, tác phong phục vụ, thái độ phục vụ của nhân viên, cách thức truyền tải các sản phẩm dịch vụ của nhân viên đến với khách hàng. Thương hiệu, năng lực tài chính là niềm tin đối với khách hàng, những ngân hàng có thương hiệu mạnh, năng lực tài chính tốt sẽ giúp khách hàng vững tin hơn và giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó, với sự phát triển của thời đại cơng nghệ thông tin và con người ngày càng bận rộn hơn thì với những tiện ích của ngân hàng điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn.

Kết quả khảo sát thực tế về năng lực cạnh tranh của VCB đạt mức khá cao, có 59,5% ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của VCB là mạnh; 21% ý kiến cho rằng rất mạnh và 19,5% ý kiến cho là trung bình. Kết quả nghiên cứu này tương đối phù hợp với thực tế nhưng kết quả đo lường năng lực cạnh tranh của VCB chỉ ở quy mô nhỏ với mẫu khảo sát là 257 người nên chưa bao quát hết thực tế. Nếu muốn có kết quả chính xác hơn thì cần phải thực hiện trên quy mơ lớn hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam đến năm 2015 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)