Hoạt động ngân hàng đại lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam đến năm 2015 (Trang 46 - 50)

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

2.2.2.5 Hoạt động ngân hàng đại lý

Mạng lưới ngân hàng đại lý là một trong những thế mạnh nổi trội của VCB tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các hoạt động ngân hàng quốc tế của VCB so với các ngân hàng trong nước khác. Là ngân hàng chuyên doanh Việt Nam đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, VCB đã thiết lập một mạng lưới các ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, điều này mang lại lợi thế giúp VCB thực hiện các giao dịch ngân hàng quốc tế với các thị trường trên thế giới được nhanh chóng, an tồn và hiệu quả.

Hiện tại, VCB có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng tại 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và VCB luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

2.2.3 Năng lực cơng nghệ

VCB coi hạ tầng công nghệ thông tin là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. VCB đã và đang phát triển nền tảng cơng nghệ thơng tin hiện đại có khả năng hỗ trợ tối đa các hoạt động ngân hàng. Trung tâm cơng nghệ thơng tin thuộc Hội sở chính gồm 6 phịng chức năng độc lập với 60 cán bộ tin học tại Hội sở chính, gần 200 cán bộ tin học tại các chi nhánh. Hàng năm, VCB đầu tư khoảng 20 - 30 triệu USD cho phần cứng, các giải pháp cơng nghệ.

VCB có hệ thống hạ tầng cơng nghệ thông tin hiện đại và đồng nhất. Mạng lưới công nghệ của VCB được kết nối với nhau qua hệ thống mạng WAN, tập trung tại hai trung tâm miềm là Hà Nội (Hội sở chính) và Tp.Hồ Chí Minh (VCB Hồ Chí Minh). Hai trung tâm miền được kết nối với nhau thông qua hệ thống đường truyền tốc độ cao (2x34MB), vận hành theo phương thức phân tải và dự phòng. Các đường tải này do các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam cung cấp.

Hiện tại, ngồi hệ thống dự phịng công nghệ thông tin tại chỗ, VCB đã xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm dự phịng cơng nghệ thơng tin đặt tại địa chỉ

519 Kim Mã, Hà Nội. Với hệ thống dự phịng như trên, hệ thống cơng nghệ thơng tin của VCB được đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định trong trường hợp có sự cố đối với hệ thống chính kể cả sự cố có tính phi cơng nghệ như thiên tai, hỏa hoạn…

Các ứng dụng quan trọng và hệ thống cơ sở dữ liệu của VCB chủ yếu vận hành trên các máy chủ IBM thuộc dòng sản phẩm iSeries (model 570 và 830) và Pseries model 650. Các ứng dụng còn lại được vận hành trên các máy chủ IntelBase PC Server. Hệ thống ứng dụng của VCB được xây dựng trên hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, bao gồm: hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking), hệ thống thẻ (thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế), hệ thống tài trợ thương mại (Trade Finance), hệ thống kinh doanh vốn (Treasury), hệ thống chuyển tiền (Remittance), hệ thống thương mại điện tử (Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking).

Các dịch vụ của VCB bao gồm dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ phát triển trên nền tảng kỹ thuật, đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng đặc biệt là các dịch vụ thương mại điện tử và giao dịch trực tuyến. Vấn đề bảo mật công nghệ thông tin cũng được VCB thường xuyên giám sát, đánh giá và tư vấn bởi các đối tác là các chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực bảo mật để bảo đảm tính an tồn và liên tục của hệ thống.

2.2.4 Nguồn nhân lực

2.2.4.1 Năng lực quản trị điều hành

Bộ máy quản lý, điều hành của VCB gồm:

- Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý cao nhất của VCB. HĐQT quản lý VCB theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là năm năm, các thành viên của HĐQT có thể được bổ nhiệm lại. HĐQT có bảy thành viên, trong đó có Chủ tịch HĐQT, một thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, một thành viên HĐQT kiêm Trưởng Ban kiểm soát.

- Ban kiểm soát: thực thi chức năng kiểm soát/kiểm toán nội bộ theo quy định hiện hành và Điều lệ VCB. Ban kiểm sốt có sáu thành viên, trong đó có một

Trưởng ban, ba thành viên chuyên trách và hai thành viên kiêm nhiệm (một thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính giới thiệu, một thành viên do Thống đốc NHNN giới thiệu). Số lượng thành viên Ban kiểm soát do HĐQT quyết định.

- Tổng Giám đốc, Ban điều hành và bộ máy giúp việc. Tổng Giám đốc VCB là đại diện theo pháp luật của VCB, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, Kế tốn trưởng và bộ máy các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ.

Với cơ cấu tổ chức này, việc giám sát các hoạt động kinh doanh của VCB được tăng cường và giúp cho các mục tiêu đề ra của VCB được kiểm soát để đạt kết quả. Hơn nữa, các thành viên trong ban quản lý, điều hành VCB là những cán bộ đầy kinh nghiệm, có thời gian cống hiến cho VCB lâu, có trình độ cao (đa phần có bằng thạc sỹ trở lên, một số được đào tạo ở nước ngồi). Do đó, có thể nói năng lực quản trị điều hành của VCB là tốt và đang dần hoàn thiện để hội nhập cùng quốc tế.

2.2.4.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của VCB trong thời gian qua đã và đang không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự trong q trình cổ phần hóa và tiến tới thành một Tập đồn tài chính đa năng. Hàng năm, VCB tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chun ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để làm việc tốt trong mơi trường hội nhập. Ngồi ra, VCB còn chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảo sát trong và ngồi nước. Do đó, VCB đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình qn trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối tồn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.

Về số lượng lao động: Năm 2006, số lượng lao động của VCB là 7.277

người. Sau khi cổ phần hóa, số lượng lao động của VCB không ngừng tăng lên và đến cuối năm 2010 là 11.386 người, tăng 9,4% so với năm 2009. Với số lượng lao

động này, về cơ bản VCB đã đảm bảo được nguồn nhân lực ổn định tại các bộ phận, các chi nhánh của VCB.

Bảng 2.5: Số lượng và chất lượng lao động của VCB giai đoạn 2008 - 2010

Chỉ tiêu Người Năm 2008 Tỷ lệ Người Năm 2009 Tỷ lệ Người Năm 2010 Tỷ lệ

Số lượng lao động (người) 9.212 100% 10.401 100% 11.415 100%

Tiến sỹ (người) 19 0,2% 21 0,2% 25 0,2%

Thạc sỹ (người) 366 4% 551 5,3% 640 5,6%

Đại học (người) 6.972 75,7% 7.800 75% 8.618 75,5%

Cao đẳng (người) 411 4,5% 437 4,2% 433 3,8%

Trung cấp (người) 465 5% 562 5,4% 628 5,5%

Phổ thông trung học(người) 979 10,6% 1.030 9,9% 1.071 9,4%

Nguồn: Bản cáo bạch của VCB năm 2008 và phát hành thêm cổ phiếu năm 2010 Chất lượng nguồn nhân lực: Qua bảng số liệu trên có thể thấy phần lớn

nguồn nhân lực làm việc tại VCB đều đã qua đào tạo, có lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ đơng nhất, qua đó có thể nói VCB có nguồn nhân lực vững mạnh với trình độ chun mơn cao. Tính đến thời điểm 31/12/2010, số lao động thực tế sử dụng của VCB là 11.415 người, trong đó 75,5% có bằng đại học, 5,8% có bằng trên đại học. Chất lượng nhân viên được kiểm sốt từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc. Cán bộ sau khi tuyển dụng sẽ được bố trí theo nguyên tắc “đúng người, đúng vị trí”. Bên cạnh đó, VCB cũng ln chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ chun mơn cho nguồn nhân lực hiện có, tạo điều kiện để cán bộ nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng thông qua các chương trình, kế hoạch đào tạo trong và ngồi nước.

Đối với các mảng hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu, mang tính hệ thống như tín dụng, thanh tốn xuất nhập khẩu, thẻ, kho quỹ, ngoại ngữ … VCB thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trên toàn hệ thống đảm bảo nhất quán, chuẩn hóa trong hoạt động nghiệp vụ. Qua các khóa đào tạo này giúp cho VCB có được đội ngũ cán bộ có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của mơi trường kinh doanh hiện đại, có tính hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi: độ tuổi trung bình của VCB khá trẻ: 25,5% lao

động có độ tuổi dưới 25; 39% lao động có độ tuổi từ 26 đến 30. Tỷ lệ lao động trên 50 tuổi chỉ chiếm 2,9%, một tỷ lệ khá nhỏ. Đây cũng là điều kiện để VCB phát huy sức trẻ, hoạt động năng động hơn trong môi trường kinh doanh ngày một khó khăn.

Bên cạnh đó, VCB ln đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật lao động. Mức lương và thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao. Ngồi ra, VCB cịn có chính sách khen thưởng xứng đáng với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động và tăng doanh thu cho VCB.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam đến năm 2015 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)