Nguồn nhân lực ngành thuế

Một phần của tài liệu LV Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục Thuế tỉnh Thanh Hóa (Trang 34 - 39)

6. Kết cấu đề tài

1.2. Nguồn nhân lực ngành thuế

1.2.1. Cán bộ công chức

Định nghĩa về CBCC phụ thuộc vào đặc điểm của nền cơng vụ, chính trị, văn hóa – xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, tại mỗi quốc gia tùy vào giai đoạn phát triển mà thuật ngữ này cũng mang nội dung khác nhau.

1.2.1.1. Cán bộ

Quốc hội Việt Nam quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[10,tr5].

Từ định nghĩa trên, có thể thấy đặc điểm của một Cán bộ bao gồm: - Thứ nhất: Cán bộ phải là người Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam. - Thứ hai: Chức danh cán bộ là do bầu cử, phê chuẩn và bổ nhiệm giữ các chức vụ theo nhiệm kỳ tại các cơ quan, tổ chức trực thuộc xã, huyện, tỉnh và Trung ương.

Trong đó:

+ Bầu cử, bổ nhiệm: Người cán bộ phải giữ gìn đạo đức và phẩm chất

chính trị. Đồng thời trao dồi, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của chức danh đảm nhận.

Cán bộ được bổ nhiệm chức danh theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Nơi làm việc: Cán bộ là những người đảm nhận nhiệm vụ, chức danh

và làm việc tại cơ quan của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh. Thời gian công tác: Cán bộ đảm nhiệm công tác từ khi được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cho tới khi hết nhiệm kỳ hoặc xin thôi việc, từ chức hay bị bãi nhiệm.

+ Chế độ lao động: Cán bộ được biên chế và hưởng các khoản lương,

1.2.1.2. Công chức

Điều 2 Chương II Quy chế chung về công chức Nhà nước của Pháp năm 1994 xác định: "Công chức là người được bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên với thời gian làm việc trọn vẹn và được biên chế vào một ngạch trong thứ bậc của các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan ngoại biên hoặc các công sở Nhà nước"[ 15,tr7].

Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 của Quốc hội Việt Nam quy định rõ: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[ 10,tr5].

Nhìn chung, cơng chức có các đặc điểm sau đây:

- Chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm: Công chức tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Công chức phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình độ chun mơn, kỹ năng phù hợp với ngạch, chức danh, chức vụ công tác.

- Phạm vi hoạt động: Công chức đảm nhận nhiệm vụ và làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân, Công an nhân dân, bộ máy lãnh đạo quản lý của đơn vị sự

nghiệp công lập.

- Thời gian công tác: Theo quy định của Luật lao động Cơng chức đảm nhiệm vị trí cơng tác và hoạt động theo sự phân công của đơn vị cho tới khi nghỉ hưu.

- Chế độ lao động: Công chức được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Nguồn nhân lực ngành Thuế

Từ các khái niệm chung về cán bộ công chức, nguồn nhân lực ngành Thuế có thể được hiểu như sau: Nguồn nhân lực ngành Thuế hay còn gọi là cán bộ công chức Thuế là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn và bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ hoặc được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan Thuế tại Tổng Cục Thuế, Cục Thuế, Chi Cục Thuế và các đội Thuế xã phường trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách nhà nước.

Bên cạnh những đặc trưng chung của cán bộ công chức, nguồn nhân lực ngành Thuế có những đặc điểm riêng biệt sau:

- Nguồn nhân lực ngành Thuế là NNL có chất lượng cao đáp ứng những yêu cầu đa dạng về nhiệm vụ. Tính chất hoạt động của ngành Thuế khá phức tạp, đa dạng. Cơ quan Thuế là cơ quan quản lý nhà nước, vừa là cơ quan quản lý thuế, kiểm soát nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, vừa là cơ quan hỗ trợ đơn vị trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp Thuế. Công chức Thuế phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng đa dạng và cư xử, giao dịch văn minh, chun nghiệp. Vì để hồn thành tốt nhiệm vụ, cơng chức Thuế phải đáp ứng đầy đủ về trình độ, chuyên môn, am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ tổng hợp Thuế, kế toán Thuế, dự toán, kiểm tra thuế, thanh tra thuế…

Với những đặc thù công việc như trên, công chức mới nhận công tác tại cơ quan Thuế cấp cơ sở cần phải học việc trong khoảng thời gian từ 1-6 tháng để làm quen và tìm hiểu các phần hành nghiệp vụ của cơ quan Thuế nơi công tác. Khi đã nắm rõ các kiến thức cần thiết họ mới bắt đầu thực hiện được các cơng việc chun mơn. Để có thể đảm đương được cơng việc chuyên môn, nghiệp vụ được phân cơng cần ít nhất là 1-2 năm.

- Cán bộ công chức ngành Thuế được đảm bảo quyền lợi từ Nhà nước và tiền lương, phụ cấp từ Ngân sách Nhà nước. Vì vậy nguồn nhân lực ngành Thuế ln nhận thức cao về trách nhiệm của bản thân cũng như tư tưởng yên tâm công tác. Ngành Thuế luôn cố gắng phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ; ý thức trách nhiệm; thái độ làm việc; chấp hành nội quy, kỷ luật; tinh thần phục vụ đơn vị tốt, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình hiện đại hóa ngành Thuế và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thuế đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy ngành Thuế là một trong số ngành mũi nhọn tiên phong và đặc biệt được Nhà Nước đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hố ngành. Điều này nhằm đáp ứng các địi hỏi ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập và hiện đại hóa đất nước, bắt kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế giúp tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà Nước đồng thời tạo điều kiện cho đơn vị, thúc đẩy hợp tác kinh tế - xã hội.

Chính vì vậy,để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, thủ tục hành chính của ngành Thuế cần nhanh chóng được cải thiện và hiện đại hóa. Cụ thể là cơng tác thu nộp ngân sách và kê khai nộp và hoàn thuế bằng phương pháp điện tử. Tính đến thời điểm đầu tháng 03/2019 đã có gần 100% đơn vị thực hiện kê khai thuế điện tử qua mạng và trên 95% đơn vị đăng ký kê khai nộp thuế điện tử.

trước bạ ô tô, xe máy và kê khai, nộp thuế điện tử đối với khoản thu về đất đai, hoạt động cho thuê nhà của cá nhân và tiếp tục triển khai đến hoạt động kinh doanh của hộ, cá nhân cá thể, qua đó đã giảm thiểu thời gian chi phí cho đơn vị.

Vì vậy, cán bộ cơng chức Thuế khơng những phải vừa có chuyên nghiệp theo chuẩn mực ngành Thuế ngang tầm quốc tế, vừa có chuyên sâu trong từng lĩnh vực mà còn phải đảm bảo sử dụng thành thạo các chương trình, phần mềm ứng dụng trong khâu làm thủ tục và quản lý Thuế.

Một phần của tài liệu LV Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cục Thuế tỉnh Thanh Hóa (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w