Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 26 - 31)

1.2. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế

Ngân hàng thương mại

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế có vai trị quan trọng trong việc đề ra giải pháp nâng cao chất lượng của nó. Nhìn chung, khi phân tích chất lượng dịch vụ thanh tốn quốc tế cần đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau:

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế trong nước

Môi trường kinh tế bao gồm trình độ phát triển của nền kinh tế, sự tham gia của mọi thành viên vào hoạt động của thị trường với trình độ phát triển nhất định của sức sản xuất. Hoạt động ngân hàng thương mại trong một nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Ngân hàng có thể tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng hoạt động trên phạm vi quốc tế, tạo khả năng cung

cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tốt hơn với chất lượng cao hơn.

Mơi trường chính trị

Sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của một nước phát triển trong đó có hoạt động thương mại quốc tế, từ đó nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu sẽ tăng theo. Mọi rủi ro về chính trị như chiến tranh, bạo động, đình cơng, cấm vận kinh tế…. đều ảnh hưởng đến thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.

Môi trường pháp lý

Hoạt động thanh tốn quốc tế của Ngân hàng thương mại khơng những chịu sự chi phối bởi các cơ chế, chính sách, luật pháp trong nước mà còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Một trong những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu là chính sách tỷ giá.

Ngân hàng nhà nước với vai trò quản lý vĩ mơ trong điều hành chính sách tiền tệ có thể sử dụng cơng cụ tỷ giá hối đối để khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu. Trong khi đó, việc thanh tốn từ những hoạt động này đều thực hiện qua các NHTM nên đã ảnh hưởng đến chất lượng TTQT của các ngân hàng.

Ngồi ra, chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT của NHTM. Thông qua quản lý ngoại hối, Nhà nước có thể kiểm sốt và hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi, điều này làm giảm khả năng thanh toán hàng nhập qua ngân hàng. Đồng thời, Nhà nước có thể sử dụng chính sách ngoại hối để hạn chế nguồn vốn đầu tư chảy ra nước ngoài hoặc thu hút các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước.

Về luật pháp quốc tế, mặc dù Phòng thương mại quốc tế đã ban hành một số quy tắc, chuẩn mực quốc tế áp dụng cho các nước khi thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế chúng vẫn còn những nhược điểm, sơ hở tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo, thiếu đạo đức kinh doanh lợi dụng gây nên những tổn thất cho các bên, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ TTQT của các NHTM.

Mơi trường tài chính quốc tế

Sự tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính đã gây vỡ nợ, phá sản một số doanh nghiệp hoặc Ngân hàng, sẽ tác động đến hoạt động đến hoạt động TTQT: tiền hàng trong thanh tốn xuất nhập khẩu hoặc vốn tín dụng không thu hồi được, nợ đọng…

Rủi ro trong thanh toán quốc tế

Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro phát sinh trong q trình thực hiện thanh tốn quốc tế, phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế như: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân hàng, các tổ chức, cá nhân trung gian…hoặc do những nhân tố khách quan gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị…

Phân loại rủi ro:

Để đánh giá được rủi ro và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, chúng ta có thể phân loại rủi ro thành 2 nhóm chính:

+ Rủi ro thương mại: đối với người xuất khẩu là khả năng chi trả của người nhập khẩu; đối với người nhập khẩu là sự vi phạm các điều khoản hợp đồng thương mại của người xuất khẩu (thời hạn gửi hàng, số lượng, chất lượng hàng hóa, giá cả, điều kiện vận chuyển, điều kiện và thời gian thanh tốn, nguồn gốc hàng hóa, bảo hiểm…)

+ Rủi ro thanh toán: đây là những bất ngờ gây tổn thất cho các bên tham gia thanh toán, đặc biệt là đối với các ngân hàng khi cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế. Rủi ro này bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối, rủi ro về tác nghiệp.

Năng lực kinh doanh của khách hàng

Đối với hoạt động thanh toán quốc tế, khách hàng của NHTM chủ yếu là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, khách hàng có quan hệ đối tác với thương nhân nước ngồi. Các khách hàng này cần có kiến thức về nghiệp vụ ngoại

thương, khả năng ngoại ngữ cũng như luật pháp nước ngoài, luật pháp quốc tế. Khi NHTM thu hút được các khách hàng có năng lực tài chính, kinh doanh tốt, sẽ tạo điều kiện để các giao dịch diễn ra thuận lợi, hạn chế những rủi ro trong TTQT cho cả ngân hàng và khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT của ngân hàng.

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan của ngân hàng bao gồm

Nguồn lực của ngân hàng

Nguồn lực của ngân hàng thương mại là quy mô về vốn, cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn nhân lực. Trong hoạt động thanh tốn quốc tế, một ngân hàng có quy mơ nhỏ, thiếu cả về vốn, nhân lực thì khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ có hạn, nếu có triển khai thì cũng khó đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như việc kiểm sốt rủi ro xảy ra. Vì thiếu vốn cho vay, ngân hàng sẽ không thể bảo đảm khả năng thanh toán đúng hạn của khách hàng, thiếu nhân lực giao dịch khơng thể thực hiện nhanh chóng với độ chính xác, an tồn cao. Mặt khác, vì quy mơ nhỏ nên việc đầu tư cho hạ tầng công nghệ thơng tin sẽ bị hạn chế, khơng có được các máy móc, thiết bị, chương trình hiện đại, tiên tiến, giúp việc thanh toán nhanh, hiệu quả hơn

Nguồn lực của ngân hàng thương mại là yếu tố ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động thanh tốn quốc tế mà cịn ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động khác của ngân hàng. Nếu ngân hàng thương mại khơng có nguồn lực mạnh thì khơng thể tiến hành tốt các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hay tín dụng ngoại tệ để hỗ trợ hoạt động thanh tốn quốc tế.

Uy tín của ngân hàng

Uy tín của ngân hàng thương mại được thể hiện qua kỹ thuật nghiệp vụ, khả năng thanh toán, thời gian thanh toán, phương tiện thanh toán, các sản phẩm dịch vụ mới và sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ.

Khi ngân hàng có uy tín tốt thì ngân hàng mới có khả năng mở rộng dịch vụ, đối tượng khách hàng, từ đó đẩy mạnh cơng tác thanh tốn quốc tế

Mạng lưới ngân hàng đại lý

Để quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh đối ngoại của mình trên lĩnh vực thanh tốn, bảo lãnh được nhanh chóng, an toàn và thuận lợi, các Ngân hàng trong nước phải có quan hệ với các Ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Mối quan hệ này phải dựa trên cơ sở hợp tác và tương trợ. Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ này ngày càng được mở rộng đồng thời uy tín của Ngân hàng trên thương trường quốc tế được nâng cao Trên cơ sở đó, các ngân hàng có thể tăng doanh thu nhờ thực hiện các dịch vụ ủy thác, mở rộng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế; đồng thời nhờ mạng lưới ngân hàng đại lý của mình các ngân hàng có thể hồn thiện việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giới thiệu thêm các sản phẩm dịch vụ của mình.

Hiệu quả mà hoạt động TTQT đem lại cịn được đánh giá thơng qua sự phát triển mạng lưới Ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ hối ngoại, nâng cao uy tín của Ngân hàng

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Nó ảnh hưởng ngay tới các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, đi kèm với chất lượng tương ứng. Một ngân hàng tập trung phát triển hoạt động tín dụng, khơng chú trọng đến dịch vụ (thanh toán quốc tế) thì tất nhiên mức độ đầu tư về công nghệ, con người, các dịch vụ có thể cung cấp sẽ kém hơn. Như vậy, chất lượng dịch vụ của ngân hàng này khơng thể bằng ngân hàng khác có chiến lược tập trung đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng.

Quá trình thực hiện và cung cấp dịch vụ

Đó là việc tổ chức bộ máy, các quy trình, quy định để thực hiện thanh toán quốc tế. Khi các bộ phận được bố trí khoa học,các cán bộ tại các bộ phận đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ thì quá trình cung ứng dịch vụ thanh tốn tới khách hàng sẽ nhanh chóng với đầy đủ thơng tin cần thiết. Đồng thời, các quy trình đối với từng nghiệp vụ cụ thể được xây dựng, ban hành sát với thực tế, phù hợp với nền tảng công nghệ thông tin, phân công, phân nhiệm rõ ràng, đảm bảo việc thanh tốn

nhanh chóng, chính xác, an tồn sẽ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng tốt.

Chính sách khách hàng

Các khách hàng mục tiêu và yêu cầu của họ phải được xác định rõ trong chính sách khách hàng. Từ đó, chất lượng dịch vụ cung cấp cho từng nhóm khách hàng sẽ khác nhau. Các khách hàng lớn, sử dụng dịch vụ thường xuyên, được xếp hạng tốt, sẽ có những ưu đãi nhất định, có phương thức chăm sóc riêng. Chất lượng đối với khách hàng này phải luôn đảm bảo ở mức cao nhất, vừa đảm bảo uy tín, vừa tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng

Các nghiệp vụ hỗ trợ khác

Các nghiệp vụ hỗ trợ như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh nhận hàng, tài trợ xuất nhập khẩu rõ ràng góp phần khơng nhỏ vào chất lượng thanh toán quốc tế của một NHTM. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi nhu cầu mua, bán ngoại tệ phục vụ cho việc nhập hàng, xuất hàng của mình được đáp ứng nhanh chóng với thủ tục nhanh gọn và tỷ giá chấp nhận được. Hoặc khi khách hàng đã ký được hợp đồng với đối tác nước ngồi nhưng chưa có đủ tiền thanh toán, thiếu vốn để sản xuất hàng, đối tác yêu cầu bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng mà nhận được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng thơng qua các nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)