ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 86 - 87)

HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh

Năm 2012 - 2015 được dự báo sẽ tiếp tục là một giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam. Chủ trương của Chính phủ là tiếp tục kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh, xã hội, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý. Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ và linh hoạt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống, kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng.

Bám sát những chủ trương đó, trên nền tảng kết quả đã đạt được sau 3 năm hoạt động, LienVietPostBank đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh trong giai đoạn 2012 – 2015 như sau:

Thực hiện triệt để định hướng bán lẻ để trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Trong điều kiện nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức, định hướng bán lẻ là lựa chọn đúng đắn cho hướng đi của LPB.

Bán lẻ giúp cho Ngân hàng phân tán được rủi ro, phân khúc khách hàng, lựa chọn được các khách hàng có thể đem lại tỷ suất lợi nhuận cao trong điều kiện hạn chế tăng trưởng tín dụng của NHNN, đồng thời bán lẻ cũng giúp Ngân hàng tận dụng, phát huy được ưu thế trong việc sử dụng hệ thống mạng lưới bưu cục của VNPost để cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

Trên cơ sở bám sát định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống, LPB đã xây dựng định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2012 -2015 với những nét cơ bản như sau:

- Thứ nhất, ưu tiên phát triển các dịch vụ xuất phát từ nhu cầu và khả năng chấp nhận của doanh nghiệp, cá nhân và điều kiện sẵn có của LPB; khơng dàn trải đều các nguồn lực cho tất cả các dịch vụ mà phải xác định, lựa chọn các dịch vụ chiến lược có ưu thế nhất, đạt hiệu quả cao nhất để mở rộng.

- Thứ hai, việc mở rộng các dịch vụ về số lượng, nâng cao chất lượng thanh tốn quốc tế địi hỏi LPB phải đổi mới cơ chế, chính sách quản trị điều hành, đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là trình độ và năng lực của nhân viên giao dịch.

- Thứ ba: thực thi chính sách phí mềm dẻo, bám sát theo thực tế yêu cầu sức mua của thị trường từng giai đoạn trên nguyên tắc dịch vụ chất lượng cao thì phí cao hơn; cung cấp hệ thống các dịch vụ khép kín với giá trọn gói, có thể chấp nhận lỗ dịch vụ này để thu lãi ở dịch vụ khác lớn hơn hoặc lỗ trong ngắn hạn để thu lãi trong dài hạn.

- Thứ tư: phân loại khách hàng, chăm sóc, duy trì các khách hàng truyền thống, nhất là các khách hàng lớn; phát triển các khách hàng mới, chú trọng đến các khách hàng doanh nghiệp tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất...

- Thứ năm: phát triển Khối Thanh toán trở thành một bộ phận xử lý tập trung

các nghiệp vụ TTQT hiện đại và chuyên nghiệp. Doanh số TTQT mỗi năm đều tăng 100%, phí dịch vụ TTQT đóng góp 30% - 35% thu nhập của LPB.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)