Bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 36 - 40)

1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC NÂNG CAO

1.3.2. Bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam

Qua phân tích một số quốc gia về kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT, có thể tổng hợp và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như:

∗ Một là: Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hoạt động TTQT riêng

biệt với hệ thống quản trị tín dụng trực thuộc HĐQT, thành viên Hội đồng tín dụng khơng được là thành viên Hội đồng quản lý rủi ro.

- Xây dựng nhanh, hiệu quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ tốt cho công tác quản trị rủi ro hoạt động TQTT. Thực hiện các khuyến nghị của ủy ban Basel về giám sát NH.

- Xây dựng, đào tạo đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro hoạt động TTQT, tăng cường quản lý rủi ro đạo đức, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ trực tiếp làm cơng tác TTQT vì theo kinh nghiệm của KEB thì khơng có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn trong quản trị rủi ro.

∗ Hai là: Tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM

nhằm lành mạnh hóa tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống chịu rủi ro hoạt động TTQT. Từng NHTM phải xây dựng và thực hiện chiến lược

kinh doanh mới, nhất là chú trọng việc mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hóa cơng nghệ, hoạt động marketing, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến; cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tư duy kinh doanh mới; xây dựng, chuẩn hóa và văn bản hóa tồn bộ các quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp, xác định trách nhiệm rõ ràng, tuân thủ triệt để các quy trình và văn bản đã được xây dựng.

Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHTM trong kinh doanh, áp dụng đầy đủ hơn các quy chế và chuẩn mực quốc tế về an tồn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

∗ Ba là: Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế

như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình hoạt động TTQT hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, xây dựng và hoàn thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT để ngăn ngừa rủi ro.

∗ Bốn là: Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý (MIS) cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên NH (PIS), hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa. Chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro hoạt động TTQT. Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng để bắt kịp với trình độ cơng nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng sẽ làm tiết giảm được thời gian, lao động, phục vụ việc quản trị, điều hành, tác

nghiệp cũng như phục vụ khách hàng nhanh chóng thuận tiện hơn. Đồng thời với việc phát triển công nghệ ngân hàng là việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

∗ Năm là: Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và

thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các NH trên thế giới, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về vốn và công nghệ của các tổ chức tài chính quốc tế, phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các đối tác trên thế giới.

∗ Sáu là: Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ xuất khẩu. Tăng cường thu hút các nguồn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động TTQT của NHTM là hoạt động có vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh chung của NH. Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là cơ sở tạo lòng tin cho các DN XNK, tạo điều kiện cho q trình lưu thơng hàng hóa, tạo thêm sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hoạt động TTQT của NHTM là một hoạt động mang lại nguồn thu rất lớn cho NH, nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Chính vì vậy, để chiến thắng trong cạnh tranh, các NHTM cần phải am hiểu một cách tường tận về TTQT.

Do đó trong Chương 1 tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động TTQT, cụ thể là:

Làm rõ khái niệm, vai trò của TTQT, các phương thức TTQT chủ yếu, các quy chuẩn quốc tế liên quan đến hoạt động TTQT… Trình bày những khái niệm cơ bản về chất lượng dịch vụ TTQT của NHTM, những chỉ tiêu định tính và định lượng phản ánh chất lượng dịch vụ TTQT của NHTM. Chỉ ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ TTQT của NHTM. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam.

Trong xu thế các NHTM ngày càng đẩy mạnh tỷ trọng dịch vụ trong hoạt động, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là một yêu cầu tất yếu, đem lại hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, uy tín trên thị trường. Trên cơ sở lý thuyết các vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế, chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng, chúng ta sẽ xem xét thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)