Xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 90 - 92)

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

3.2.2. Xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng

động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

3.2.2.1 Xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Hoạt động thanh toán quốc tế với những đặc thù cơ bản chứa đựng trong nó 3 nhóm rủi ro chính:

+ Rủi ro tín nhiệm (credit/commercial risk): rủi ro liên quan đến khách hàng: vì một lý do khách quan hoặc chủ quan, khách hàng khơng hồn thành các nghĩa vụ đối ứng với ngân hàng.

+ Rủi ro mang yếu tố ngoại quốc (country risk): do liên quan đến nhiều quốc gia trong một giao dịch, bao gồm các rủi ro như hạn chế thanh toán, cấm vận...

+ Các rủi ro khác, bao gồm: rủi ro do quá trình tác nghiệp nghiệp vụ tại ngân hàng, rủi ro ngoại hối….

Để làm giảm thiểu và ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, ngân hàng cần xây dựng các biện pháp phòng ngừa, chủ yếu bao gồm:

+ Biết rõ khách hàng: cần tìm hiểu kỹ thông tin liên quan đến khách hàng, đối tác của khách hàng (nếu có thể) về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, tín nhiệm...

+ Thơng thạo thao tác và nguyên tắc tiến hành nghiệp vụ, thông hiểu luật pháp trong và ngồi nước liên quan đến nghiệp vụ thanh tốn quốc tế.

+ Phải chuẩn bị đầy đủ mọi văn bản pháp lý làm nền tảng cho các giao dịch để tránh những bất đồng, tranh cãi về pháp lý giữa ngân hàng - khách hàng, ngân hàng - ngân hàng sau này.

kê các dấu hiệu rủi ro và đưa ra các biện pháp khắc phục. Từ đó, LPB sớm nhận biết xu hướng của các rủi ro để có thể loại trừ.

Xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại LPB.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Nếu việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro là nhằm chặn trước những rủi ro có thể xảy đến thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ lại nhằm mục đích sớm phát hiện những sai sót mà ngân hàng đã phạm phải, từ đó sớm có biện pháp khắc phục một cách kịp thời, hiệu quả. Việc thực hiện các giao dịch thanh tốn quốc tế khơng vì thế mà chủ quan, chỉ dựa vào hoạt động hậu kiểm nhằm phát hiện sai lầm. Vì vậy, các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ này cần được tiến hành qua nhiều bước, cụ thể:

+ Tại phịng Thanh tốn quốc tế, các giao dịch cần được thực hiện bởi ít nhất 2 người (giao dịch viên và kiểm soát) nhằm ngăn ngừa ngay từ đầu những rủi ro có thể có (rủi ro đạo đức), đặc biệt, chỉ những cán bộ trực tiếp thực hiện mới có thể hiểu rõ nhất bản chất giao dịch. Sau mỗi ngày làm việc, mỗi cán bộ cần tự kiểm tra kiểm sốt lại cơng việc đã thực hiện trong ngày.

+ Tại phòng chức năng (Phòng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ): cơng tác kiểm tra cần được tiến hành định kỳ, đảm bảo nghiêm túc, tránh hiện tượng nể nang đồng nghiệp dẫn đến bao che các sai phạm.

+ Tại phòng hậu kiểm (Phịng Tài chính Kế tốn, nơi lưu giữ tồn bộ báo cáo và các chứng từ giao dịch trong ngày): việc kiểm tra, đối chiếu các chứng từ giao dịch với GL (sổ cái) và báo cáo của từng phân hệ cần được tiến hành kịp thời vào đầu ngày làm việc tiếp theo nhằm nhanh chóng phát hiện những sai sót do cán bộ, do lỗi chương trình tự động nhằm điều chỉnh kịp thời.

+ Thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra chéo giữa các chi nhánh đang thực hiện. Khảo sát tại các chi nhánh chưa triển khai nghiệp vụ TTQT nhằm phân tích ngun nhân và tìm giải pháp hỗ trợ chi nhánh. Kết hợp giữa cơ chế nghiệp vụ với biện pháp kiểm tra, giám sát và tăng cường đào tạo, tập huấn nhằm phát triển

nghiệp vụ một cách an toàn, hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)