Tình hình sử dụng các phương thức TTQT tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 46 - 54)

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

2.2.2. Tình hình sử dụng các phương thức TTQT tại Ngân hàng TMCP

Điện Liên Việt

2.2.2.1. Các phương thức thanh toán quốc tế đang áp dụng

Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế chủ yếu ở Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt bao gồm: chuyển tiền quốc tế đi/đến, thông báo và chiết khấu chứng từ hàng xuất, nhờ thu xuất/nhập khẩu, tín dụng chứng từ xuất/nhập khẩu. Dưới đây, chúng

ta sẽ xem xét cụ thể từng mặt nghiệp vụ.

Nghiệp vụ chuyển tiền

Bảng 2.3 : Doanh số nghiệp vụ chuyển tiền tại LPB qua các năm 2008 - 2011

(Đơn vị: triệu USD)

2008 2009 2010 2011

Năm

Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số C/ tiền đi 204 9.26 1436 37.26 1915 86.65 1933 95.06

C/tiền đến 53 7.71 457 15.76 645 30.63 1148 72.61

Nguồn: Báo cáo TTQT của Khối Thanh toán năm 2008-2011

Doanh số chuyển tiền từ nước ngoài về năm 2011 đạt xấp xỉ 72.61 triệu USD, gấp hơn 9 lần doanh số năm 2008; số món giao dịch đạt 1148 món, tăng hơn 20 lần so với năm 2008.

Lượng giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về (của doanh nghiệp và của các cá nhân chuyển tiền kiều hối) tăng đều qua các năm và trong những năm 2010-2011 tăng trưởng vượt bậc cho thấy sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp nói riêng và của địa phương nói chung.

Trong khi đó, doanh số và số lượng giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài tại LienVietPostBank liên tục tăng, đặc biệt tăng mạnh và duy trì từ năm 2010 đến năm 2011, thể hiện sự cố gắng của Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế.

Nghiệp vụ nhờ thu

Bảng 2.4: Doanh số nghiệp vụ nhờ thu tại LPB qua các năm 2008 - 2011

(Đơn vị: triệu USD)

2008 2009 2010 2011 Năm Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số Nhờ thu NK Thông báo 16 3.40 92 4.29 146 6.57 302 19.23 Thanh toán 12 2.31 91 4.25 132 5.73 290 16.08 Nhờ thu XK

2008 2009 2010 2011

Năm

Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số

Chiết khấu 0 0 9 0.29 25 0.42 35 2.64

Thanh toán 33 1.40 75 3.56 121 49.99 127 27.73

Nguồn: Báo cáo TTQT của Khối Thanh toán năm 2008-2011

Doanh số và số món giao dịch nhờ thu những năm đầu triển khai rất thấp, tuy nhiên những năm gần đây tăng liên tục. Doanh số thông báo nhờ thu nhập khẩu năm 2011 đã tăng hơn 5 lần, doanh số thanh toán tăng gấp 7 lần so với năm 2008. Doanh số thanh toán nhờ thu xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2010 là do những hợp đồng xuất khẩu gạo sang Philippines của Tổng Công ty lương thực Miền Nam (Vinafood II) xuất trình bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu qua LPB, tuy nhiên đã giảm nhẹ trong năm 2011. Sự giảm sút này do các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu chuyển sang các phương thức thanh tốn khác như TT, L/C. Nhờ thu trơn ít được sử dụng, chủ yếu là nhờ thu kèm chứng từ. Trong năm đầu thành lập, LienVietPostBank vẫn chưa xây dựng hồn chỉnh quy trình thủ tục TTQT, đặc biệt là quy định về chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức nhờ thu nên chưa phát sinh nghiệp vụ này trong năm 2008. Tuy nhiên, qua việc hoàn thiện dần các quy định và thủ tục thì tỷ lệ này đã tăng lên cả về lượng giao dịch và doanh số.

Doanh số nhờ thu xuất, nhập khẩu những năm gần đây có sự tăng trưởng rõ rệt, là kết quả của một quá trình thu hút, vận động khách hàng về giao dịch tại Ngân hàng. Đây cũng là một trong những nỗ lực nhằm đa dạng hóa các dịch vụ thanh tốn quốc tế thực hiện tại LienVietPostBank.

Nghiệp vụ tín dụng chứng từ

Đa số các giao dịch thanh toán quốc tế tại LienVietPostBank liên quan đến tín dụng chứng từ. Doanh số mở, thanh tốn L/C tuy có giảm nhẹ năm 2010 nhưng nhìn chung có sự tăng trưởng liên tục, đặc biệt nhảy vọt trong năm 2011, tăng hơn 8 lần so với năm 2008, số giao dịch tăng 4.5 lần, đạt mức 735.67 triệu USD. Điều này cho thấy sự nỗ lực phục vụ, tư vấn cho khách hàng, tập trung vào nghiệp vụ tín

dụng chứng từ, tạo thành thế mạnh của LienVietPostBank.

Doanh số mở L/C trả ngay trong năm 2011 tăng trưởng cao so với doanh số thanh toán L/C là do những giao dịch mở L/C vào đợt cuối năm 2011 (đáo hạn thanh toán vào năm 2012) của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC) được tài trợ bằng nguồn vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), xây dựng hệ thống lưới điện phục vụ cho đồng bào Khmer 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Đây là dự án với doanh số lớn lên tới hàng trăm triệu USD, là cơ hội rất tốt cho LienVietPostBank trong việc tận dụng được nguồn ngoại tệ to lớn đồng thời giúp nâng cao thương hiệu, uy tín trên thị trường tài chính trong nước và thế giới, vì cho đến thời điểm hiện tại LPB là ngân hàng TMCP duy nhất được chính phủ chỉ định trong việc tiếp cận các dự án ODA thông qua các giao dịch TTQT.

Mặc dù doanh số mở và thanh toán L/C nhập khẩu trả chậm của LPB tăng dần qua các năm cho thấy mức độ tín nhiệm của ngân hàng nước ngồi đối với LPB ít nhiều đã tăng lên, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ không cao. Nguyên nhân của sự hạn chế này là do mạng lưới quan hệ đại lý của LPB vẫn còn hạn hẹp, thương hiệu LPB trên trường thế giới còn mới mẻ và xa lạ nên năng lực tài chính và uy tín của LPB chưa được các ngân hàng trên thế giới đánh giá cao. Đa số các L/C trả chậm thời hạn dài từ 90 ngày trở lên đều phải được yêu cầu thông qua ngân hàng xác nhận. Điều này cho thấy LPB cần phải tăng cường đẩy mạnh mở rộng và phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý trên toàn cầu, khai thác các sản phẩm phái sinh và tài trợ xuất nhập khẩu với các ngân hàng nước ngoài để đưa vào áp dụng cho các đơn vị kinh doanh trong hệ thống.

Bảng 2.5: Doanh số nghiệp vụ tín dụng chứng từ (L/C) tại LPB qua các năm 2008 - 2011

(Đơn vị: triệu USD)

2008 2009 2010 2011 Năm Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số

2008 2009 2010 2011 Năm Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số L/C NK 185 89.34 723 257.13 597 219.69 839 735.67 Mở L/C trả ngay 98 36.20 305 109.45 267 88.76 361 402.15 Thanh toán trả ngay 60 24.85 314 102.25 270 93.02 392 263.71 Mở L/C trả chậm 12 12.99 40 24.08 31 16.91 40 43.82 Thanh toán trả chậm 15 15.30 64 21.35 29 21.00 46 25.99 L/C XK 34 1.23 158 4.94 216 10.14 438 42.14 Thông báo 0 0 41 1.53 43 4.53 65 10.77 Chiết khấu 11 0.26 44 1.23 64 1.61 141 11.10 Thanh toán 23 0.97 73 2.18 109 4.00 232 20.27

Nguồn: Báo cáo TTQT của Khối Thanh toán năm 2008-2011

Doanh số và giao dịch thông báo L/C xuất khẩu cũng tăng trưởng ấn tượng, từ con số 0 ban đầu của thời điểm năm 2008 do chưa được cấp phép hoạt động TTQT trực tiếp, vẫn phải thông qua VBA Láng Hạ, đã tăng trưởng đều đặn và ổn định qua các năm đạt mức số giao dịch thơng báo L/C là 65 món năm 2011 tương đương với doanh số thông báo L/C là 10.77 triệu USD. Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất dù trong giai đoạn đầu thành lập còn nhiều bất cập nhưng LPB vẫn cố gắng triển khai dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức L/C nhằm đa dạng sản phẩm cạnh tranh. Doanh số chiết khấu cũng như thanh tốn L/C xuất khẩu được duy trì và tăng trưởng ổn định là do mạng lưới chi nhánh được đẩy mạnh mở

rộng ở các địa bàn trọng điểm, các địa phương có thế mạnh về xuất khẩu đặc biệt là lĩnh vực thủy sản như Khánh Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Số giao dịch tăng nhiều, năm 2011 gấp 10 -12 lần so với năm 2008, tuy doanh số vẫn còn khiêm tốn nhưng đã chứng tỏ được định hướng đúng đắn của LPB trong việc triển khai các dịch vụ TTQT phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước là ưu tiên cho lĩnh vực xuất khẩu nhằm đem lại nguồn thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thương mại.

Nhờ những nỗ lực cả về nghiệp vụ, marketing,… đến nay hầu hết các khách hàng tại LPB có hoạt động xuất khẩu đã tin tưởng sử dụng nghiệp vụ L/C xuất khẩu (bao gồm thơng báo thư tín dụng, kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất, gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành ở nước ngoài, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, tra soát giao dịch…).

2.2.2.2. Cơ cấu khách hàng giao dịch thanh tốn quốc tế tại LPB

Tính đến hết năm 2011, LPB đang có khoảng hơn 600 khách hàng doanh nghiệp hoạt động thanh toán quốc tế thường xuyên, thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau: hàng điện tử, hàng may mặc, máy móc thiết bị, thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, xăng dầu, thủy sản, sắt thép, xây dựng, điện lực, thương mại…. Số lượng khách hàng cá nhân không đáng kể, vì đa phần chỉ tiến hành giao dịch đơn lẻ, giá trị giao dịch nhỏ, chủ yếu là chuyển tiền kiều hối.

+ Xét về quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, có hơn 500 khách hàng có quan hệ tín dụng với LPB (chiếm 85% tổng số khách hàng doanh nghiệp), khoảng 90 khách hàng chỉ có quan hệ tiền gửi với LPB (chiếm 15%). Những khách hàng có quan hệ tín dụng thường là khách hàng quen thuộc, uy tín, họ tiến hành giao dịch trọn gói tại LPB, từ vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, mua bán ngoại tệ, thanh toán trong nước và quốc tế...Trong khi đó, những khách hàng khơng có quan hệ tín dụng với LPB thường dùng vốn tự có để thực hiện các giao dịch thanh tốn quốc tế. Với đối tượng khách hàng này, LPB thu hút bằng chất lượng thanh toán quốc tế (mức phí, thái độ phục vụ, tốc độ xử lý giao dịch, thủ tục nhanh gọn....)

85% 15% KH CĨ QH TÍN DỤNG KH CHỈ CĨ QH TIỀN GỬI

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách hàng – xét theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng

+ Xét về thành phần kinh tế, trong số 600 khách hàng doanh nghiệp, có hơn 480 khách hàng là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân (chiếm 80% tổng số khách hàng), khoảng 100 khách hàng là doanh nghiệp nhà nước (chiếm 17%), 20 khách hàng là công ty liên doanh (chiếm 3%). Đây là một cơ cấu khách hàng tương đối tích cực phản ánh chính sách hoạt động của LPB trong việc đa dạng hóa cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa hướng hoạt động kinh doanh trong một thị trường tài chính đầy tính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

80% 17% 3% KH LÀ CÔNG TY TNHH, CTY CP, DNTN KH LÀ DN NHÀ NƯỚC KH LÀ CTY LIÊN DOANH

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách hàng – xét theo thành phần kinh tế

+ Xét về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, có khoảng hơn 100 doanh nghiệp (chiếm 17% tổng số khách hàng) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Có 140 doanh nghiệp (chiếm 23% tổng số khách hàng) hoạt động trong

lĩnh vực sản xuất (thủy sản, hóa chất, hàng may mặc, giầy da, đồ gỗ...) Đây chính là những khách hàng lớn, truyền thống của LPB, được cấp hạn mức tín dụng bao gồm hạn mức thanh tốn quốc tế. Cịn lại 360 doanh nghiệp (chiếm 60% tổng số khách hàng) thuộc lĩnh vực thương mại đơn thuần.

17% 23% 60% DN XD DN SX (THUỶ SẢN, HOÁ CHẤT, MAY MẶC, GIẦY DA, ĐỒ GỖ...) DN TM ĐƠN THUẦN

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu khách hàng – xét theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.2.3. Cơ cấu mặt hàng trong giao dịch thanh toán quốc tế tại LPB

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số nhập khẩu tại LPB là mặt hàng nguyên liệu phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản (30%), dược phẩm, thực phẩm (chiếm 28%), xăng dầu, hóa chất (15%), thép phục vụ nhu cầu xây dựng, sản xuất (9%), nguyên vật liệu cho ngành may mặc, giầy da (8%), còn lại là các mặt hàng máy móc thiết bị khác.... Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tương đối đa dạng, phản ánh nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa bàn, phản ánh cơ cấu khách hàng theo lĩnh vực hoạt động. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thực hiện tại LPB tập trung vào 2 mặt hàng chính sau: thủy hải sản (chiếm 70%), đồ gỗ (chiếm 20%) còn lại là các sản phẩm khác như clinker, gốm sứ, cao su thiên nhiên… (chiếm 10%).

30% 28% 15% 10% 9% 8% THỦY SẢN DƯỢC PHẨM, THỰC PHẨM

XĂNG DẦU, HỐ CHẤT

MÁY MĨC THIẾT BỊ

THÉP

MAY MẶC, GIẦY DA

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

70% 20% 10% THUỶ HẢI SẢN ĐỒ GỖ SẢN PHẨM KHÁC (CLINKER, GỐM SỨ, CAO SU THIÊN NHIÊN...

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)