Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 92 - 94)

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ thanh toán quốc tế

- Một là, giáo dục tư tưởng. Mọi cán bộ thanh toán quốc tế tại LPB cần phải được quán triệt rõ để tồn tại và phát triển phải thay đổi tư duy và phong cách kinh doanh. Mỗi cán bộ phải chủ động trong công việc, tự học hỏi và nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy: chủ động tìm hiểu, thu hút khách hàng thay vì ngồi đợi khách hàng tìm đến với mình.

- Hai là, đào tạo chuyên môn.

+ Cần kết hợp đào tạo kiến thức nghiệp vụ thanh toán quốc tế của cán bộ thực hiện thanh toán quốc tế với việc nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực liên quan như vận tải, bảo hiểm, hải quan, thuế.., nâng cao khả năng ngoại ngữ và sự hiểu biết các thông lệ trong thương mại quốc tế. Với tư cách là Hội Sở chính LPB, khơng trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh mà chỉ quản lý chung, Hội Sở chính có điều kiện để tổng hợp những kiến thức và kinh nghiệm thực tế qua báo cáo của từng chi nhánh. Những kiến thức này cần được thường xuyên phổ biến rộng rãi thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn, hội thảo nghiệp vụ cho các chi nhánh. Việc xây dựng nội dung các lớp tập huấn, các hội thảo cần bám sát với nhu cầu thực tế. Ví dụ: thay vì tổ chức tập huấn về eUCP, e Commerce (liên quan đến thương mại điện tử, một khái niệm còn mới mẻ, chưa thể áp dụng trong tương lai gần ở Việt Nam), Hội Sở chính có thể tổ chức các chuyên đề, hội thảo về nội dung: nhận/chuyển tiền kiều hối cho lao động Việt Nam ở nước ngoài, những rủi ro trong thanh toán quốc tế liên quan đến một số “khu vực đỏ” trên thế giới (như Iraq, Nigieria, Nga...), liên quan đến một số mặt hàng nhạy cảm như xăng dầu, khí gas, phân bón, dây chuyền thiết bị...

+ Nâng cao năng lực chuyên môn của các chuyên viên khách hàng và chuyên viên thanh toán trong lĩnh vực TTQT, chú trọng đến chất lượng, đồng thời yêu cầu các chuyên viên hiểu biết sâu về thẩm định dự án, tín dụng và bảo lãnh quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn và trong cả nước

thông lệ mới ban hành của Phòng Thương mại Quốc tế. Tổ chức tập huấn và hội thi nghiệp vụ TTQT theo khu vực nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên mơn và trình độ quản lý nghiệp vụ TTQT

- Ba là, tuyển chọn và sử dụng cán bộ. Đối với cán bộ làm cơng tác thanh tốn quốc

tế, phải lựa chọn thí sinh tốt nghiệp những trường đại học đã được đào tạo những kiến thức cơ bản về ngoại thương, thông thạo ngoại ngữ, đồng thời cũng phải hiểu biết kiến thức cơ bản về ngân hàng. Bên cạnh đó, nên có chính sách đãi ngộ hợp lý giúp cán bộ gắn bó với cơng việc và ngân hàng.

- Bốn là, cải cách mơ hình quản lý tập trung chồng chéo. Việc phân ra ba khu vực xử lý nghiệp vụ TTQT cần phải được phân quyền một cách cụ thể và phân công công việc phụ trách một cách rõ ràng. Tuyển mới thêm nhân sự để đảm bảo số lượng nhân viên thực hiện nghiệp vụ và hỗ trợ chi nhánh kịp thời, đồng thời tránh việc nhập nhằng và dẫn đến bất đồng ý kiến trong quá trình giải quyết hồ sơ chi nhánh ảnh hưởng đến các nghiệp vụ khác có liên quan.

- Năm là, cần tạo ra một môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý.

LPB cần thực hiện sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, hiệu quả. Gắn kết đào tạo với việc bố trí và sử dụng đúng người, đúng việc, tạo động lực khuyến khích người lao động. Cần tạo điều kiện cho người lao động được cống hiến và hưởng thụ phù hợp với cống hiến của mình. Bên cạnh đó, LPB cần xây dựng định mức công việc cho từng cán bộ nghiệp vụ, trên cơ sở đó xây dựng chế độ tiền lương hợp lý và đó chính là động lực thúc đẩy người lao động. Thực hiện quy chế trả lương và thưởng hợp lý cho người lao động dựa trên năng lực và mức độ hồn thành cơng việc của họ - đây là một trong những động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn. Thực hiện một cơ chế tài chính thơng thống hơn nhằm thu hút và giữ được nhân tài. Nếu cần, có thể xem xét lại chế độ tiền lương, thưởng cho các cán bộ làm công tác TTQT giỏi, có trình độ chun mơn nghiệp vụ tốt. Thực hiện thưởng phạt nghiêm minh đối với các cá nhân và đơn vị làm công tác TTQT. Đây là cơ chế động lực nhằm khuyến khích những đơn vị, cá nhân làm tốt cơng tác phịng ngừa rủi ro, đảm bảo an tồn trong q trình hoạt động TTQT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP bưu diện liên việt (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)