Kiểm soát nội bộ tiếp cận theo quan điểm quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 37)

6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương

1.1.7 Kiểm soát nội bộ trong ngân hàng tiếp cận theo quan điểm quản trị

1.1.7.2 Kiểm soát nội bộ tiếp cận theo quan điểm quản trị rủi ro

phân tích rủi ro và báo cáo.

1.1.7.2 Kiểm soát nội bộ tiếp cận theo quan điểm quản trị rủi ro hoạt động: động:

Khi hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển thì ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro mới và phức tạp hơn mà nhà quản trị cũng như hệ thống KSNB tại ngân hàng không thể lường trước được. Do đó, địi hỏi phải có sự tìm hiểu, đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý rủi ro kịp thời để giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra.

Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro hiện nay mà doanh nghiệp đang gánh chịu và sử dụng các công cụ hiện nay để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự mong muốn.

Năm 2004, Ủy ban Coso đã ban hành khuôn khổ hợp nhất về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (ERM- Enterprise Risk Management-Intergrated Framework), lúc này quản trị rủi ro đã được định nghĩa như sau: “Quản trị rủi ro là một quá trình thực

hiện bởi Hội đồng quản trị, nhà quản lý và các nhân viên khác, áp dụng trong việc

thiết lập các chiến lược cho doanh nghiệp, được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và việc quản trị rủi ro, cung cấp sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt mục tiêu của tổ chức”

ERM giúp cho việc tạo ra giá trị bằng cách hỗ trợ nhà quản lý: + Giải quyết các sự kiện tiềm tàng trong tương lai.

+ Ứng phó sao cho giảm tổn thất và tăng cường kết quả.

Mục đích của việc quản trị rủi ro theo báo cáo COSO 2004 không chỉ nhằm giảm thiểu rủi ro mà còn giúp quản trị rủi ro toàn doanh nghiệp một cách hữu hiệu hơn. Nói cách khác, ERM giúp nhà quản lý và Hội đồng quản trị ra quyết định tốt hơn trên cơ sở hiểu biết đầy đủ hơn về các rủi ro có liên quan.

Theo ERM, Hội đồng quản trị có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát phương thức quản trị rủi ro doanh nghiệp mà nhà quản lý đã xây dựng nên.Vai trị đó thể hiện ở chỗ thiết lập chính sách quản trị rủi ro (thông qua việc thiết lập chiến lược, hình thành những mục tiêu ở cấp cao, và phê chuẩn việc phân bổ nguồn lực cho các

bộ phận). Trong thực tế, Hội đồng quản trị thường tập trung vào quản trị rủi ro hơn là giám sát rủi ro với mục đích bảo vệ cho quyền lợi của các cổ đông.

Thông thường, bốn lĩnh vực mà Hội đồng quản trị tham gia là:

+ Nắm rõ triết lý rủi ro của doanh nghiệp và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được nhằm mang lại lợi ích cho các bên có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

+ Hiểu được cách mà nhà quản lý quản trị rủi ro cho doanh nghiệp.

+ Xem xét danh mục rủi ro và so sánh chúng với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được cho toàn doanh nghiệp.

+ Hội đồng quản trị phải được báo cáo về những rủi ro quan trọng nhất và xem xét cách thức nhà quản lý đối phó với những rủi ro này.

Quản trị rủi ro theo báo cáo Coso 2004 bao gồm 8 bộ phận sau:

1.7.2.1 Môi trường quản lý:

+ Thiết lập một quan điểm về quản trị rủi ro, trong đó thừa nhận rằng những sự kiện mong đợi và không mong đợi đều có thể xảy ra.

+ Thiết lập văn hóa rủi ro trong đơn vị.

+ Xem xét mọi khía cạnh có thể ảnh hưởng đến văn hóa rủi ro của doanh nghiệp.

1.7.2.2 Thiết lập mục tiêu:

+ Sử dụng chiến lược tiếp cận rủi ro trong quá trình xác định mục tiêu của đơn vị.

+ Xây dựng mức độ rủi ro chấp nhận được trên tổng thể và trong từng mục tiêu của đơn vị.

1.7.2.3 Nhận dạng sự kiện:

+ Phân biệt rủi ro và cơ hội

+ Nhận diện các tình huống xấu có thể xảy ra bên trong hoặc bên ngoài ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị.

+ Nhận diện sự liên kết giữa các nhân tố và mối quan hệ tương tác giữa các rủi ro.

1.7.2.4 Đánh giá rủi ro:

+ Nhằm xác định mức độ mà một sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu.

+ Đánh giá rủi ro được tiến hành trên hai phương diện: khả năng xảy ra và ảnh hưởng.

+ Sử dụng cả định tính và định lượng

+ Xem xét cả những rủi ro sắp tới và rủi ro còn lại.

1.7.2.5 Đối phó rủi ro:

+ Chọn lựa cách thức đối phó với rủi ro: tránh né rủi ro, giảm rủi ro, chấp nhận rủi ro và chia sẻ rủi ro.

+ Xem xét các lựa chọn trong mức độ rủi ro chấp nhận được trên tổng thể, trong mối quan hệ lợi ích – chi phí, trong mối quan hệ toàn diện mọi hoạt động của đơn vị.

1.7.2.6 Các hoạt động kiểm soát:

+ Bao gồm các chính sách và thủ tục trợ giúp cho việc đối phó rủi ro và thực hiện các chỉ đạo khác của đơn vị. Các hoạt động kiểm soát có thể phân loại tùy vào mục tiêu của đơn vị như: chiến lược, hoạt động, báo cáo và tuân thủ.

Các thủ tục kiểm soát chủ yếu bao gồm:

• Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị;

• Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính tốn;

• Kiểm tra chương trình ứng dụng và mơi trường tin học;

• Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế tốn chi tiết;

• Kiểm tra và phê duyệt các chứng từ kế toán, tài liệu kế toán;

• Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngồi;

• So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán;

• Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và tài liệu kế tốn;

• Phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch.

Khi xem xét các thủ tục kiểm sốt phải xem các thủ tục này có được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc cơ bản như: chế độ thủ trưởng, nguyên tắc phân công, phân nhiệm, nguyên tắc tách biệt về trách nhiệm, nguyên tắc phân cấp, ủy quyền,…

+ Các hoạt động kiểm soát được thực hiện ở mức độ toàn bộ đơn vị và trong phạm vi từng chức năng.

+ Các hoạt động kiểm soát bao gồm việc kiểm soát hệ thống xử lý thơng tin như:

• Ủy quyền tiếp cận tài liệu của đơn vị để giúp dữ liệu kế toán và tài liệu của đơn vị tránh bị phá hủy hoặc sửa đổi.

• Bảo vệ cơ sở dữ liệu và tài liệu của công ty bằng việc nên lập bản sao lưu dự phòng để tránh mất mát, phá hủy, hư hỏng.

• Sử dụng các phần mềm diệt virus để bảo vệ hệ thống máy tính.

1.7.2.7 Thơng tin và truyền thơng:

+ Quá trình ghi nhận, truyền đạt thông tin bao gồm cả hình thức và trình tự, nhằm giúp mọi cá nhân trong đơn vị hoàn thành trách nhiệm của mình.

Thơng tin cần gắn với quản trị rủi ro, có thể so sánh được với mức rủi ro có thể chấp nhận, phát triển hệ thống thơng tin tích hợp để giúp cho thơng tin có thể phục vụ cho q trình quản trị các rủi ro liên quan đến đơn vị.

Để làm tăng chất lượng thơng tin thì đơn vị cần một chương trình quản lý dữ liệu phù hợp bao gồm các yêu cầu về thông tin, việc truyền tải thông tin.

+ Truyền thông được hiểu theo một nghĩa rộng là: truyền thơng bên trong - bên ngồi, truyền thông cấp trên - cấp dưới.

Truyền thông bên trong - bên ngồi là việc truyền thơng giữa nội bộ đơn vị với người bên ngoài đơn vị giúp những người bên ngồi nắm được tình hình hoạt động của đơn vị như các nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan quản lý…

Truyền thông cấp trên – cấp dưới giúp cho cấp trên nắm được thông tin về các hoạt động đang diễn ra tại đơn vị thông qua báo cáo của cấp dưới để đưa ra các quyết định quản trị kịp thời, cịn cấp dưới sẽ nắm được các thơng tin cần thiết, các yêu cầu, mệnh lệnh của cấp trên để thực hiện công việc của mình. Mỗi cá nhân trong đơn vị cần hiểu rõ vai trị của mình trong hệ thống kiểm sốt nội bộ cũng như hoạt động của cá nhân có tác động tới công việc của người khác như thế nào.

1.7.2.8 Giám sát:

Giám sát sự hoạt động hữu hiệu của các yếu tố khác của quản trị rủi ro thông qua: các hoạt động giám sát thường xuyên; các chương trình đánh giá định kỳ hoặc phối hợp cả hai.

1.2 Cơ sở lý luận về quỹ trợ vốn CEP:

Vào đầu thập niên 90, Liên đoàn Lao động Tp.HCM (LĐLĐ Tp.HCM) đã bắt đầu gắn kết các hoạt động xã hội với mục tiêu giảm nghèo và được triển khai rộng rãi trên tồn thành phố. Lúc đó, hoạt động ưu tiên là tạo việc làm cho cán bộ nhân viên và người lao động nghèo. Sau nhiều cuộc khảo sát được thực hiện để tìm kiếm và học tập từ những quốc gia đang có những mơ hình tạo cơng ăn việc làm cho người có thu nhập thấp, LĐLĐ Tp.HCM nhận thấy Ngân hàng Grameen của Bangladesh, ngân hàng “cam kết phục vụ người nghèo” đã có kinh nghiệm lâu năm và đã đạt được thành công quan trọng trong việc giảm nghèo ở những khu vực nông thôn của Bangladesh. Do đó, quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo đã được thành lập vào tháng 7/1991 dựa trên mơ hình hoạt động của ngân hàng Grameen tại Bangladesh.

Trong giai đoạn đầu, hoạt động của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo đã áp dụng theo mơ hình của ngân hàng Grameen nhưng các phương pháp hoạt động đều dựa theo bối cảnh văn hóa, xã hội và tập quán của người nghèo Tp.HCM.

Ngân hàng Grameen là một tổ chức tài chính vi mơ với mục đích cung cấp tín dụng cho người nghèo mà không cần tài sản thế chấp, tạo cơ hội cho người nghèo tự tạo việc làm bằng các hoạt động tạo thu nhập, cải thiện nhà ở chứ không cho vay tiêu dùng.

Ngày 2/11/1991, Ủy ban nhân dân Tp.HCM ký quyết định chính thức thành lập “Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm”, gọi tắt là quỹ CEP. Mục đích của quỹ là xây dựng những mối quan hệ mật thiết với nhân dân lao động, để hỗ trợ những khoản vay nhỏ giúp họ phấn đấu làm ăn vươn lên, dần cải thiện được tình trạng nghèo túng.

Sự ra đời của quỹ CEP đã đáp ứng được rất nhiều nguồn vốn vay nhỏ giúp người lao động nghèo tự tạo việc làm để cải thiện thu nhập. Thời gian đã chứng minh sự vững bền của quỹ CEP với mục tiêu giảm nghèo.

Tuy quỹ trợ vốn CEP là một tổ chức tài chính vi mơ, hoạt động khơng vì lợi nhuận nhưng quỹ CEP phải tự cân đối thu chi để đảm bảo cho sự bền vững của tổ chức. Vì quỹ CEP khơng nhận được sự bao cấp của chính phủ như một số tổ chức tài chính vi mơ khác như điển hình là ngân hàng chính sách XH, địi hỏi quỹ trợ vốn CEP cần phải tăng cường các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa các rủi ro có thể phát sinh

làm tổn hại đến uy tín và sự phát triển của quỹ. Vì khách hàng vay là người nghèo khơng có tài sản thế chấp thì đương nhiên ln tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán nợ vay.

1.3 Kinh nghiệm của một số tổ chức tài chính vi mơ trên thế giới và xu hướng phát triển của ngành tài chính vi mơ Việt Nam:

1.3.1 Ngân hàng Grameen:

Ngân hàng Grameen do giáo sư Muhammad Yunus sang lập năm 1976 tại Jobra, Bangladesh như là một dự án nghiên cứu hoạt động. Năm 1979, dự án này trở thành dự án thí điểm với sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng nhà nước Bangladesh. Đến 1983, ngân hàng Grameen được thành lập như một tổ chức tài chính độc lập.

Theo kinh nghiệm của ngân hàng Grameen, tín dụng vi mơ là một công cụ rất hiệu quả trong việc tạo quyền cho người nghèo, đặc biệt là phụ nữ; tạo cơ hội cho người nghèo thốt khỏi sự đói nghèo; là hệ thống dựa trên sự tin cậy và hợp tác của hai bên. Ngân hàng Grameen quyết tâm thực hiện tín dụng như là một nhân quyền. Vì sự nghèo đói ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn, nên chương trình xóa nghèo tập trung ưu tiên cho phụ nữ.

Ngân hàng Grameen hoạt động với các mục tiêu sau: + Mở rộng dịch vụ ngân hàng đến với người nghèo + Loại bỏ hình thức cho vay nặng lãi

+ Tạo cơ hội tự tạo việc làm cho những người thất nghiệp ở nông thôn Bangladesh.

+ Kết hợp những phụ nữ nghèo vào những mơ hình tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, nơi mà họ có thể hiểu và quản lý chính họ.

Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng Grameen:

Đề xuất và giám sát vốn cho vay: các đề xuất vốn vay nên thực tế về

mục đích vay và mức vay, và khả năng đầu tư của người vay; kế hoạch và điều kiện hoàn trả vốn vay nên thuận tiện cho người vay; kiểm soát tiền và tài sản mà thành viên vay vốn sở hữu; trưởng cụm và nhân viên ngân hàng kiểm tra thường xuyên và hợp lý; các thành viên vay vốn thực hiện tốt nên được khuyến khích bằng cách cho vay mức cao hơn, nếu không thực hiện tốt thì có hình thức phạt.

Phát triển và động viên nhân viên: tất cả nhân viên nên được huấn luyện cơ bản và huấn luyện được xem là một quy trình kiểm tra và bố trí nhân sự; đồng thời huấn luyện nâng cao kỹ năng của nhân viên; tăng cường khuyến khích nhân

viên

Tiết kiệm: chương trình tiết kiệm nên được hoạch định theo hướng có lợi cho người thụ hưởng và chương trình; trọng tâm là tiết kiệm định kỳ; quan tâm các yếu tố liên quan đến tiết kiệm để thu hút người thực hiện tiết kiệm như lãi suất, phương pháp thanh tốn,…; có thể thu hút tiết kiệm từ những người không vay vốn.

Giám sát: nên có sự minh bạch trong tất cả các hoạt động ở mọi cấp; cần có hệ thống kiểm tra hiệu quả và thường xuyên; kiểm tra nên được thực hiện hàng tuần, tháng, quý; kiểm tra không nên phức tạp ở các khâu như phát vay, hoàn trả, tham dự họp cụm, thu tiết kiệm,..; phải đảm bảo tất cả dữ liệu và thơng tin chính xác; các mẫu biểu thích hợp cho việc kiểm tra; kết quả kiểm tra phải được phổ biến và theo dõi; nên có phịng chức năng kiểm tốn độc lập và hiệu quả.

Giải quyết vấn đề: cần xem xét đến các vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc hoàn trả vốn vay như người vay bị mất vốn, gia súc chết, đau bệnh, thiên tai,…; việc đề xuất vốn vay khơng thích hợp và gây ra hậu quả; những nhân viên khơng được khuyến khích và thiếu đạo đức có thể gây ra khó khăn; tính chất của vấn đề nên được kiểm tra kỹ càng và có giải pháp phù hợp, đồng thời những người có liên quan nên tham gia giải quyết vấn đề.

1.3.2 Ngân hàng Card:

Ngân hàng Card là một tổ chức tài chính vi mơ của Philippine, ngân hàng Card đã chuyển đổi từ tổ chức tài chính vi mơ sang ngân hàng vì các ngân hàng có thể tiếp cận các nguồn vốn cho vay, chiết khấu và những dich vụ, sản phẩm tài chính khác của chính phủ và của các tổ chức tài chính khác; tổ chức Card phái đáp ứng nhiều yêu cầu của nhà tài trợ, trong đó các nhà tài trợ lớn muốn làm việc với các tổ chức tài chính vi mơ chính thức; áp lực từ các mạng lưới cũng như hội đồng quản trị của Card để thực hiện mở rộng nhanh và huy động tiết kiệm.

+ Tổ chức vững mạnh cần duy trì sứ mệnh, tầm nhìn và văn hóa của tổ chức NGO trong cơ cấu ngân hàng chính thức;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 37)