Ngân hàng Grameen:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 42 - 43)

6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương

1.3 Kinh nghiệm của một số tổ chức tài chính vi mơ trên thế giới và xu hướng phát

1.3.1 Ngân hàng Grameen:

Ngân hàng Grameen do giáo sư Muhammad Yunus sang lập năm 1976 tại Jobra, Bangladesh như là một dự án nghiên cứu hoạt động. Năm 1979, dự án này trở thành dự án thí điểm với sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng nhà nước Bangladesh. Đến 1983, ngân hàng Grameen được thành lập như một tổ chức tài chính độc lập.

Theo kinh nghiệm của ngân hàng Grameen, tín dụng vi mơ là một cơng cụ rất hiệu quả trong việc tạo quyền cho người nghèo, đặc biệt là phụ nữ; tạo cơ hội cho người nghèo thoát khỏi sự đói nghèo; là hệ thống dựa trên sự tin cậy và hợp tác của hai bên. Ngân hàng Grameen quyết tâm thực hiện tín dụng như là một nhân quyền. Vì sự nghèo đói ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn, nên chương trình xóa nghèo tập trung ưu tiên cho phụ nữ.

Ngân hàng Grameen hoạt động với các mục tiêu sau: + Mở rộng dịch vụ ngân hàng đến với người nghèo + Loại bỏ hình thức cho vay nặng lãi

+ Tạo cơ hội tự tạo việc làm cho những người thất nghiệp ở nông thôn Bangladesh.

+ Kết hợp những phụ nữ nghèo vào những mơ hình tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, nơi mà họ có thể hiểu và quản lý chính họ.

Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng Grameen:

Đề xuất và giám sát vốn cho vay: các đề xuất vốn vay nên thực tế về

mục đích vay và mức vay, và khả năng đầu tư của người vay; kế hoạch và điều kiện hoàn trả vốn vay nên thuận tiện cho người vay; kiểm soát tiền và tài sản mà thành viên vay vốn sở hữu; trưởng cụm và nhân viên ngân hàng kiểm tra thường xuyên và hợp lý; các thành viên vay vốn thực hiện tốt nên được khuyến khích bằng cách cho vay mức cao hơn, nếu khơng thực hiện tốt thì có hình thức phạt.

Phát triển và động viên nhân viên: tất cả nhân viên nên được huấn luyện cơ bản và huấn luyện được xem là một quy trình kiểm tra và bố trí nhân sự; đồng thời huấn luyện nâng cao kỹ năng của nhân viên; tăng cường khuyến khích nhân

viên

Tiết kiệm: chương trình tiết kiệm nên được hoạch định theo hướng có lợi cho người thụ hưởng và chương trình; trọng tâm là tiết kiệm định kỳ; quan tâm các yếu tố liên quan đến tiết kiệm để thu hút người thực hiện tiết kiệm như lãi suất, phương pháp thanh tốn,…; có thể thu hút tiết kiệm từ những người khơng vay vốn.

Giám sát: nên có sự minh bạch trong tất cả các hoạt động ở mọi cấp; cần có hệ thống kiểm tra hiệu quả và thường xuyên; kiểm tra nên được thực hiện hàng tuần, tháng, quý; kiểm tra không nên phức tạp ở các khâu như phát vay, hoàn trả, tham dự họp cụm, thu tiết kiệm,..; phải đảm bảo tất cả dữ liệu và thơng tin chính xác; các mẫu biểu thích hợp cho việc kiểm tra; kết quả kiểm tra phải được phổ biến và theo dõi; nên có phịng chức năng kiểm tốn độc lập và hiệu quả.

Giải quyết vấn đề: cần xem xét đến các vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc hoàn trả vốn vay như người vay bị mất vốn, gia súc chết, đau bệnh, thiên tai,…; việc đề xuất vốn vay khơng thích hợp và gây ra hậu quả; những nhân viên khơng được khuyến khích và thiếu đạo đức có thể gây ra khó khăn; tính chất của vấn đề nên được kiểm tra kỹ càng và có giải pháp phù hợp, đồng thời những người có liên quan nên tham gia giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)