Về phía chính phủ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 81 - 84)

6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương

3.1.1 Về phía chính phủ:

Để chính thức hóa lĩnh vực tài chính vi mơ, trong thời gian qua chính phủ có ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như:

+ Nghị định 28/2005/ND-CP và nghị định 165/2007/ND-CP của chính phủ; + Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;

Trong đó, Nghị định 28/2005/ND-CP của chính phủ được xem là công cụ đầu tiên mở cửa cho các tổ chức tài chính vi mơ có quy mơ lớn chuyển sang loại hình tổ chức tài chính vi mơ hoạt động theo giấy phép được cấp, với cơ cấu sở hữu chặt chẽ hơn rất nhiều. Theo đó, chỉ có các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam, quỹ từ thiện, quỹ xã hội và tổ chức phi chính phủ Việt Nam mới được phép thành lập các tổ chức tài chính vi mơ.

Việc tiếp cận các khoản vay thương mại của các tổ chức tài chính vi mơ sẽ hết sức khó khăn nếu khơng có một khung pháp lý rõ ràng. Hiện nay, các văn bản của chính phủ vẫn chưa đầy đủ để hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức (chưa có giấy phép hoạt động chính thức) nhằm tạo sự tin cậy khi thực hiện các quan hệ

pháp luật với các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Vì tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngồi nước ln muốn đầu tư vào các tổ chức tài chính vi mơ có tư cách pháp nhân rõ ràng để đảm bảo sự an toàn của vốn đầu tư.

Trong các văn bản của chính phủ ở trên, nghị định 28/2005/ND-CP và nghị định 165/2007/ND-CP có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ, nhưng hai văn bản này vẫn còn bất cập về quy định liên quan mức vốn pháp định. Các tổ chức tài chính vi mơ là những tổ chức hoạt động vì mục đích xã hội là xóa đói giảm nghèo, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận nên bản thân các tổ chức này có mức huy động vốn ban đầu rất khó đạt được mức huy động vốn theo như quy định của nghị định 28/2005/ND-CP và nghị định 165/2007/ND-CP. Cụ thể:

Trong nghị định 28/2005/ND-CP, quy định như sau:

“ Điều 3. Vốn pháp định:

- Đối với các tổ chức tài chính quy mơ nhỏ khơng được phép nhận tiết kiệm tự nguyện: 500.000.000 VND

- Đối với các tổ chức tài chính quy mơ nhỏ được phép nhận tiết kiệm tự

nguyện: 5.000.000.000 VND”

Sau đó, chính phủ đã sửa đổi nội dung quy định về vốn pháp định trong nghị định 28/2005/ND-CP bằng việc ban hành nghị định 165/2007/ND-CP vào ngày 15/11/2007, cụ thể quy định:

“Điều 3. Vốn pháp định:

Vốn pháp định của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ là 5.000.000.000 VND”

Nghị định 165/2007/ND-CP chỉ quy định là tổ chức tài chính vi mơ phải có mức vốn pháp định là 5 tỷ đồng, không phân biệt tổ chức tài chính vi mơ được phép nhận tiết kiệm tự nguyện hay không được phép nhận tiết kiệm tự nguyện. Mặc dù nghị định này đã sửa đổi, bổ sung nghị định 28/2005/ND-CP nhưng vẫn gây khó khăn trong việc huy động vốn ban đầu đạt 5 tỷ đồng của các tổ chức tài chính vi mơ.

Đồng thời, các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức được Chính phủ cơng nhận nhưng nó chưa được thể chế hóa và quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chức năng tài chính; các tổ chức này hiện chưa có văn bản quy định cụ thể việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động.

Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tài chính vi mơ chính thức và bán chính thức đã làm tăng áp lực cạnh tranh cho các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức. Điển hình là ngân hàng chính sách xã hội được xem là đối thủ cạnh tranh quan trọng của các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức. Ngân hàng này nhận được rất nhiều ưu đãi từ chính phủ do nó hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, được sự bảo trợ của chính phủ về khả năng thanh toán. Hoạt động của các ngân hàng này không dựa trên cơ sở thị trường (như lãi suất được hỗ trợ, đối tượng cho vay được xác định trước,...). Với lãi suất cho vay của ngân hàng chính sách xã hội thấp hơn lãi suất thị trường nên đây cũng là rủi ro tiềm ẩn cho các tổ chức tài chính vi mơ.

Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính vi mơ cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện một số nội dung sau:

+ Cần ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến việc quy định về mức vốn pháp định của các tổ chức tài chính vi mơ. Đối với các văn bản đã ban hành như nghị định 28/2005/ND-CP và nghị định 165/2007/ND-CP chưa phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của các tổ chức tài chính vi mơ thì cần ban hành thêm văn bản bổ sung, sửa đổi quy định về vốn pháp định. Điều này xuất phát từ thực tế là việc huy động vốn ban đầu 5 tỷ đồng là không dễ dàng.Trong khi các tổ chức tài chính vi mơ là các tổ chức phi lợi nhuận, đồng thời có một số tổ chức tài chính vi mơ khơng được phép nhận tiền gởi tiết kiệm bên ngoài như các ngân hàng thương mại để gia tăng dư nợ cho vay; và quy mơ của mỗi tổ chức tài chính vi mơ mỗi khác, không nơi nào giống nơi nào. Chẳng hạn như ngân hàng chính sách xã hội thuộc chính phủ, quỹ TYM thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, quỹ CEP thuộc Liên đoàn Lao động TP.HCM,…

+ Cần ban hành các quy định về lãi suất, khả năng thanh tốn,… để tạo ra sự cạnh tranh cơng bằng giữa các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức với các tổ chức tài chính vi mơ chính thức. Việc này nhằm giúp các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính cần thiết và phù hợp cho khách hàng có thu nhập thấp; việc điều chỉnh chính sách lãi suất phù hợp sẽ tạo ra sự công bằng giữa các tổ chức tài chính vi mơ. Vì rõ ràng là tổ chức nào cho vay với lãi suất thấp hơn thì đều thu hút được sự quan tâm của khách hàng hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 81 - 84)