6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương
1.2 Cơ sở lý luận về quỹ trợ vốn CEP:
Vào đầu thập niên 90, Liên đoàn Lao động Tp.HCM (LĐLĐ Tp.HCM) đã bắt đầu gắn kết các hoạt động xã hội với mục tiêu giảm nghèo và được triển khai rộng rãi trên tồn thành phố. Lúc đó, hoạt động ưu tiên là tạo việc làm cho cán bộ nhân viên và người lao động nghèo. Sau nhiều cuộc khảo sát được thực hiện để tìm kiếm và học tập từ những quốc gia đang có những mơ hình tạo công ăn việc làm cho người có thu nhập thấp, LĐLĐ Tp.HCM nhận thấy Ngân hàng Grameen của Bangladesh, ngân hàng “cam kết phục vụ người nghèo” đã có kinh nghiệm lâu năm và đã đạt được thành công quan trọng trong việc giảm nghèo ở những khu vực nơng thơn của Bangladesh. Do đó, quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo đã được thành lập vào tháng 7/1991 dựa trên mơ hình hoạt động của ngân hàng Grameen tại Bangladesh.
Trong giai đoạn đầu, hoạt động của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo đã áp dụng theo mơ hình của ngân hàng Grameen nhưng các phương pháp hoạt động đều dựa theo bối cảnh văn hóa, xã hội và tập quán của người nghèo Tp.HCM.
Ngân hàng Grameen là một tổ chức tài chính vi mơ với mục đích cung cấp tín dụng cho người nghèo mà khơng cần tài sản thế chấp, tạo cơ hội cho người nghèo tự tạo việc làm bằng các hoạt động tạo thu nhập, cải thiện nhà ở chứ không cho vay tiêu dùng.
Ngày 2/11/1991, Ủy ban nhân dân Tp.HCM ký quyết định chính thức thành lập “Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm”, gọi tắt là quỹ CEP. Mục đích của quỹ là xây dựng những mối quan hệ mật thiết với nhân dân lao động, để hỗ trợ những khoản vay nhỏ giúp họ phấn đấu làm ăn vươn lên, dần cải thiện được tình trạng nghèo túng.
Sự ra đời của quỹ CEP đã đáp ứng được rất nhiều nguồn vốn vay nhỏ giúp người lao động nghèo tự tạo việc làm để cải thiện thu nhập. Thời gian đã chứng minh sự vững bền của quỹ CEP với mục tiêu giảm nghèo.
Tuy quỹ trợ vốn CEP là một tổ chức tài chính vi mơ, hoạt động khơng vì lợi nhuận nhưng quỹ CEP phải tự cân đối thu chi để đảm bảo cho sự bền vững của tổ chức. Vì quỹ CEP khơng nhận được sự bao cấp của chính phủ như một số tổ chức tài chính vi mơ khác như điển hình là ngân hàng chính sách XH, địi hỏi quỹ trợ vốn CEP cần phải tăng cường các biện pháp kiểm sốt và ngăn ngừa các rủi ro có thể phát sinh
làm tổn hại đến uy tín và sự phát triển của quỹ. Vì khách hàng vay là người nghèo khơng có tài sản thế chấp thì đương nhiên ln tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán nợ vay.
1.3 Kinh nghiệm của một số tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và xu hướng phát triển của ngành tài chính vi mơ Việt Nam:
1.3.1 Ngân hàng Grameen:
Ngân hàng Grameen do giáo sư Muhammad Yunus sang lập năm 1976 tại Jobra, Bangladesh như là một dự án nghiên cứu hoạt động. Năm 1979, dự án này trở thành dự án thí điểm với sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng nhà nước Bangladesh. Đến 1983, ngân hàng Grameen được thành lập như một tổ chức tài chính độc lập.
Theo kinh nghiệm của ngân hàng Grameen, tín dụng vi mơ là một cơng cụ rất hiệu quả trong việc tạo quyền cho người nghèo, đặc biệt là phụ nữ; tạo cơ hội cho người nghèo thốt khỏi sự đói nghèo; là hệ thống dựa trên sự tin cậy và hợp tác của hai bên. Ngân hàng Grameen quyết tâm thực hiện tín dụng như là một nhân quyền. Vì sự nghèo đói ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn, nên chương trình xóa nghèo tập trung ưu tiên cho phụ nữ.
Ngân hàng Grameen hoạt động với các mục tiêu sau: + Mở rộng dịch vụ ngân hàng đến với người nghèo + Loại bỏ hình thức cho vay nặng lãi
+ Tạo cơ hội tự tạo việc làm cho những người thất nghiệp ở nông thôn Bangladesh.
+ Kết hợp những phụ nữ nghèo vào những mơ hình tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, nơi mà họ có thể hiểu và quản lý chính họ.
Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng Grameen:
• Đề xuất và giám sát vốn cho vay: các đề xuất vốn vay nên thực tế về
mục đích vay và mức vay, và khả năng đầu tư của người vay; kế hoạch và điều kiện hoàn trả vốn vay nên thuận tiện cho người vay; kiểm soát tiền và tài sản mà thành viên vay vốn sở hữu; trưởng cụm và nhân viên ngân hàng kiểm tra thường xuyên và hợp lý; các thành viên vay vốn thực hiện tốt nên được khuyến khích bằng cách cho vay mức cao hơn, nếu khơng thực hiện tốt thì có hình thức phạt.
• Phát triển và động viên nhân viên: tất cả nhân viên nên được huấn luyện cơ bản và huấn luyện được xem là một quy trình kiểm tra và bố trí nhân sự; đồng thời huấn luyện nâng cao kỹ năng của nhân viên; tăng cường khuyến khích nhân
viên
• Tiết kiệm: chương trình tiết kiệm nên được hoạch định theo hướng có lợi cho người thụ hưởng và chương trình; trọng tâm là tiết kiệm định kỳ; quan tâm các yếu tố liên quan đến tiết kiệm để thu hút người thực hiện tiết kiệm như lãi suất, phương pháp thanh tốn,…; có thể thu hút tiết kiệm từ những người khơng vay vốn.
• Giám sát: nên có sự minh bạch trong tất cả các hoạt động ở mọi cấp; cần có hệ thống kiểm tra hiệu quả và thường xuyên; kiểm tra nên được thực hiện hàng tuần, tháng, quý; kiểm tra không nên phức tạp ở các khâu như phát vay, hoàn trả, tham dự họp cụm, thu tiết kiệm,..; phải đảm bảo tất cả dữ liệu và thơng tin chính xác; các mẫu biểu thích hợp cho việc kiểm tra; kết quả kiểm tra phải được phổ biến và theo dõi; nên có phịng chức năng kiểm tốn độc lập và hiệu quả.
• Giải quyết vấn đề: cần xem xét đến các vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc hoàn trả vốn vay như người vay bị mất vốn, gia súc chết, đau bệnh, thiên tai,…; việc đề xuất vốn vay khơng thích hợp và gây ra hậu quả; những nhân viên không được khuyến khích và thiếu đạo đức có thể gây ra khó khăn; tính chất của vấn đề nên được kiểm tra kỹ càng và có giải pháp phù hợp, đồng thời những người có liên quan nên tham gia giải quyết vấn đề.
1.3.2 Ngân hàng Card:
Ngân hàng Card là một tổ chức tài chính vi mơ của Philippine, ngân hàng Card đã chuyển đổi từ tổ chức tài chính vi mơ sang ngân hàng vì các ngân hàng có thể tiếp cận các nguồn vốn cho vay, chiết khấu và những dich vụ, sản phẩm tài chính khác của chính phủ và của các tổ chức tài chính khác; tổ chức Card phái đáp ứng nhiều yêu cầu của nhà tài trợ, trong đó các nhà tài trợ lớn muốn làm việc với các tổ chức tài chính vi mơ chính thức; áp lực từ các mạng lưới cũng như hội đồng quản trị của Card để thực hiện mở rộng nhanh và huy động tiết kiệm.
+ Tổ chức vững mạnh cần duy trì sứ mệnh, tầm nhìn và văn hóa của tổ chức NGO trong cơ cấu ngân hàng chính thức;
+ Nếu cơ cấu NGO vẫn được duy trì trong khi bắt đầu thành lập ngân hàng, thì cần xác định cách thức chuyển đổi hoạt động tài chính vi mơ từ NGO sang cơ cấu ngân hàng chính thức tn thủ tiêu chuẩn kế tốn quốc tế (IAS) và các quy định luật pháp.
+ Cần áp dụng song song các chính sách nhân sự, đánh giá kết quả thực hiện, khen thưởng và phúc lợi của cả hai loại tổ chức ngân hàng và NGO để tránh sự so sánh và xung đột trong nhân viên ở mọi cấp của tổ chức.
+ Các nhân viên cần được huấn luyện đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết về ngân hàng.
+ Kiểm toán nội bộ cũng phải đóng vai trị chủ động trước, trong và sau khi chuyển đổi.
+ Các vấn đề về pháp lý phải được giải quyết với sự hỗ trợ của một chuyên gia ngân hàng và luật sư để đảm bảo sự tuân thủ các quy định về ngân hàng và luật pháp.
+ Việc chuyển dữ liệu phải được kiểm tra bởi nhân viên IT/MIS để đảm bảo việc truyền dữ liệu từ NGO sang ngân hàng được chính xác.
+ Ban Giám đốc nên được huấn luyện về quản lý rủi ro và quản trị để đảm bảo công tác quản lý ngân hàng hiệu quả.
1.3.3 Ngân hàng Acleda:
Ngân hàng Acleda trước đây là một tổ chức phi chính phủ của Campuchia, hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mơ được thành lập năm 1993. Đến năm 2000, Acleda được Ngân hàng quốc gia Campuchia cấp phép hoạt động và đến năm 2003 Acleda lại được cấp phép một lần nữa với tính chất như là một ngân hàng thương mại. Tài chính vi mơ ở Campuchia thuộc thành phần tư nhân, được xem là một ngành kinh doanh và không nhận được sự trợ cấp của chính phủ.
Bài học kinh nghiệm của ngân hàng Acleda: + Tập trung vào mục tiêu
+ Người nghèo và người có thu nhập thấp đều có thể giao dịch ngân hàng. + Có tầm nhìn rõ ràng
+ Có cơ cấu quản lý phù hợp
+ Có các hệ thống thơng tin quản lý thích hợp
Khi trở thành ngân hàng thương mại có lợi nhuận thì ngân hàng Acleda có thể thu hút vốn cổ phần, các khoản vay và tiền gởi; tăng tầm hoạt động đáng kể; phát triển cùng với khách hàng; cung cấp các loại dịch vụ tài chính; góp phần vào sự phát triển của tổ chức.
1.3.4 Xu hướng phát triển cho ngành tài chính vi mơ Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia mà người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, người lao động nghèo lại tập trung nhiều ở các vùng ngoại thành, vùng nông thôn. Nên việc ra đời của các tổ chức tài chính vi mơ là cơng cụ đắc lực giúp chính phủ cải thiện tình trạng xóa đói, giảm nghèo, tạo công bằng xã hội và phát triển đất nước.
Tuy các tổ chức tài chính vi mơ của Việt Nam ra đời và phát triển sau các tổ chức tài chính vi mơ khác trên thế giới nhưng các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam đã, đang và sẽ phát triển bền vững vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Sự ra đời của các tổ chức này là cứu cánh cho những khách hàng vay là người lao động nghèo, khơng có tài sản đảm bảo. Với nguồn vốn vay nhỏ giúp cho người lao động nghèo có thể cải thiện thu nhập bằng việc tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh như làm bánh tráng, bán vé số, làm nhang,…
Để tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vi mơ hoạt động thuận lợi, chính phủ và ngân hàng Nhà nước cũng đã từng bước củng cố các văn bản pháp lý và gia tăng trợ vốn giúp cho các tổ chức này hoạt động thuận lợi và phát triển bền vững.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Theo báo cáo Coso 1992 thì hệ thống kiểm sốt nội bộ gồm có năm bộ phận cấu thành là mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát. Các bộ phận này ln có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các bộ phận này đều hữu ích và quan trọng trong việc giúp cho tổ chức đạt được ba nhóm mục tiêu là mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo tài chính và mục tiêu tuân thủ. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm sốt nội bộ cịn có những hạn chế tiềm tàng làm cho hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có thể đảm bảo hợp lý chứ không thể đảm bảo tuyệt đối trong việc đạt được các mục tiêu trên.
Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng ln tiềm ẩn những rủi ro tín dụng khơng lường trước được nên việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ rủi ro tín dụng, tăng cường chất lượng giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại các tổ chức tín dụng giúp đảm bảo các tổ chức tín dụng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định; đảm bảo báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; bảo vệ tài sản của tổ chức và đảm bảo viêc thực hiện mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý cấp cao.
Để tiếp nối theo Coso 1992, đến năm 2004 Coso đã ban hành khuôn khổ hợp nhất về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (ERM- Enterprise Risk Management- Intergrated Framework), Coso 2004 có tầm nhìn rộng hơn về rủi ro giúp đánh giá và quản trị rủi ro hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI QUỸ TRỢ VỐN CEP
2.1 Các quy định của Nhà nước về ngành tài chính vi mơ:
Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình rất nghèo các khoản vay rất nhỏ (gọi là tín dụng vi mơ) nhằm mục đich giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ.
Ngành tài chính vi mơ Việt Nam phát triển từ đầu thập niên 90, với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (non governmental organization – NGO) và các cơ quan chính quyền địa phương. Thị trường tài chính vi mơ vẫn cịn rất lớn, sự cạnh tranh giữa các tổ chức thường xảy ra ở các khu vực đơ thị. Mục tiêu chính của ngành tài chính vi mơ là tăng cường năng lực cho các tổ chức thành viên để cung cấp tốt hơn các dịch vụ tiết kiệm – tín dụng cho người nghèo, trao đổi thông tin giữa các tổ chức thành viên với các cơ quan chính phủ và vận động tài trợ nước ngoài để mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tại Diễn đàn Tài chính vi mơ châu Á năm 2008 được khai mạc tại Hà Nội, thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia có thu nhập thấp với gần 70% dân số sống ở nông thơn. Việt Nam ln xác định xóa đói giảm nghèo làm mục tiêu dài hạn để góp phần tăng thu nhập, tạo công bằng xã hội và phát triển đất nước. Với nhận thức đó, hoạt động tài chính vi mơ được xem là công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu này.
Các quy định về tài chính vi mơ Việt Nam là một thách thức lớn đối với chính phủ. Việc thiếu khung pháp lý cụ thể cho ngành tài chính vi mơ sẽ làm cản trở năng lực của các tổ chức trong việc thu hút các nguồn lực của quốc gia và trên thế giới và cả việc thu hút tiền gởi tiết kiệm. Điều này làm cho các tổ chức tài chính vi mơ phải hoạt động dưới sự quản lý của một tổ chức NGO hay tổ chức đoàn thể. Các tổ chức vi mơ chính thức chủ yếu nhận hỗ trợ bởi các nguồn quỹ nhà nước.
Theo Nghị định 28/2005/ND-CP ngày 9/3/2005 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ tại Việt Nam được ban hành đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực tài chính vi mơ Việt Nam, cụ thể nghị định 28/2005/ND-CP quy định:
“ + Tổ chức tài chính quy mơ nhỏ là tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh
vực tài chính, ngân hàng với chức năng chủ yếu là sử dụng vốn tự có, vốn vay và nhận tiết kiệm để cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân thu nhập thấp.
+ Tiết kiệm bắt buộc là tiền gởi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân gởi tại tổ
chức tài chính quy mơ nhỏ để bảo đảm tiền vay đối với tổ chức tài chính quy mơ nhỏ. + Tiết kiệm tự nguyện là tiền tiết kiệm của cá nhân gởi tại tổ chức quy mô nhỏ