Xác lập mục tiêu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 91 - 92)

6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương

3.2 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ CEP:

3.2.2 Xác lập mục tiêu:

Việc xác lập mục tiêu không phải là một nhân tố của kiểm soát nội bộ, nhưng xác lập mục tiêu là điều kiện tiên quyết để kiểm soát nội bộ có thể thực hiện được. Do đó, đơn vị cần chú trọng vào mục tiêu quan trọng nhất là “tăng cường giảm nghèo”, đây chính là sứ mạng mà đơn vị cam kết phải thực hiện trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức. Đơn vị đã thực hiện được mục tiêu này thông qua việc gia tăng số lượng khách hàng vay vốn, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước (năm 2008 là 107.867 người vay, năm 2009 là 134.141 người vay và năm 2010 có 164.400 người vay), và người đi vay chủ yếu là người nghèo. Tuy nhiên, đơn vị chưa thể đạt được hiệu quả cao mục tiêu này vì đơn vị gặp phải thách thức lớn là sự cạnh tranh từ các tổ chức tài chính vi mơ khác.

Vì vậy, đơn vị cần đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức để xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu trên. Từ đó, đơn vị sẽ xác định các nguồn lực cần ưu tiên.

Mục tiêu trên nên cụ thể hóa thành mục tiêu cho các bộ phận, cụ thể là: + Mục tiêu cho bộ phận tín dụng:

• Tăng cường cơng tác tiếp cận với khách hàng thu nhập thấp có nhu cầu vay vốn, thông qua mạng lưới cộng tác viên hoặc chính quyền địa phương. Đồng thời, tư vấn cho người nghèo về cách thức sử dụng tiền vay để sử dụng vốn có hiệu quả. Khi khách hàng được duyệt cho vay thì đơn vị cần phối hợp với chính quyền địa phương hoặc các tổ chức xã hội hỗ trợ cho khách hàng phương thức thực hiện các dự án đầu tư nhất là sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn như tư vấn về cách thức trồng cây, đào ao, mua con giống,…để giúp khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

• Tổ chức nghiên cứu thị trường để đánh giá lại nhu cầu vay vốn của người dân, mục đích sử dụng vốn vay, tính khả thi của phương án đầu tư, tình hình kinh tế xã hội tại các địa phương để điều chỉnh kế hoạch cho vay và lãi suất cho vay phù hợp.Chẳng hạn như cho vay tại huyện Cần Giờ chắc chắn phải khác với cho vay tại các quận trung tâm của TP.HCM vì mức thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người lao động ở mỗi địa phương mỗi khác nhau.

+ Mục tiêu cho bộ phận kế hoạch là nghiên cứu để mở rộng, phát triển thêm các sản phẩm cho vay đa dạng hơn nữa giúp thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

+ Mục tiêu cho bộ phận tài chính là điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp nhất để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.

* Ngoài việc chú trọng mục tiêu ”tăng cường giảm nghèo trên địa bàn Tp.HCM” thì đơn vị cũng nên chú trọng đến mục tiêu hoạt động, trong đó cần chú trọng mục tiêu hiệu quả, trong đó quan trọng nhất là kiểm soát hiệu quả “tỷ lệ nợ quá

hạn” . Mục đích là đơn vị phải trích lập đầy đủ, đúng quy định của ngân hàng nhà nước về dự phịng rủi ro nợ khó địi; đồng thời ln giám sát việc thanh tốn nợ của khách hàng để ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn.

Tuy nhiên, để kiểm soát nợ quá hạn hiệu quả hơn nữa thì đơn vị cần thực hiện các nhân tố đảm bảo kiểm soát hiệu quả tỷ lệ nợ quá hạn như:

+ Thường xuyên trao đổi thông tin với cộng tác viên và chính quyền địa phương để nắm tình hình thực hiện dự án kinh doanh của khách hàng, để đánh giá khả năng thanh tốn của khách hàng. Từ đó có thể khoanh vùng những khách hàng đang gặp khó khăn trong kinh doanh để lên kế hoạch thu hồi nợ thích hợp.

+ Liệt kê những khách hàng đã nợ quá hạn và lên kế hoạch đòi nợ;

+ Liên hệ với mạng lưới cộng tác viên và chính quyền địa phương để nhờ hỗ trợ đòi nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 91 - 92)